Trách nhiệm của chủ nguồn thải

Một phần của tài liệu đề tài: trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 47)

5. Cơ cấu đề tài

2.2. Trách nhiệm của chủ nguồn thải

Đối với tổ chức, cá nhân: Điều 66, 68 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định, các cá nhân, tổ chức trong hoạt động của mình mà làm phát sinh chất thải thì phải có những trách nhiệm sau:

- Áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu phát sinh chất thải: Các biện pháp

giảm thiểu việc phát sinh chất thải rất đa dạng, từ việc áp dụng các biện pháp khoa

học kĩ thuật, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu; sử dụng các vật liệu bao bì

đóng gói cho tới các biện pháp quản lý; áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất… Các biện pháp giảm thiểu chất thải

có ý nghĩa đặt biệt quan trọng trong hoạt động quản lý chất thải bởi nó loại trừ được

nguyên nhân làm phát sinh chất thải. Phải giảm thiểu và phân loại chất thải nguy hại

tại nguồn, Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng như các văn bản pháp luật khác về

quản lý chất thải chưa đưa được khái nhiệm thế nào là giảm thiểu, phân loại chất

thải tại nguồn. Thực tế hiện nay chưa có một hướng dẫn cụ thể thế nào là phân loại

chất thải tại nguồn đối với chất thải rắn, hoặc CTNH. Pháp luật chỉ quy định tổ

chức, cá nhân có phát sinh chất thải phải có trách nhiệm phân loại tại nguồn, còn

23

http://doc.edu.vn/tai-lieu/viet-nam-voi-viec-thuc-thi-cong-uoc-basel-ve-kiem-soat-chat-thai-xuyen-bien- gioi-va-viec-tieu-huy-chung-38306/

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 35 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang cách thức phân loại như thế nào thì mỗi chủ thể phát sinh chất thải tự hiểu, tự làm và tự chịu trách nhiệm. 24

- Có biện pháp thu gom đến mức tối đa chất thải mà mình tạo ra: Trong trường hợp không thể loại trừ việc phát sinh chất thải, người sản sinh chất thải có

trách nhiệm thu gom chất thải, không được để chất thải thoát ra ngoài môi trường.

Khả năng thực hiện biện pháp thu gom phụ thuộc vào dạng tồn tại của chất thải.

Thực hiện biện pháp thu gom chất thải là điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ tiếp

theo của người sản sinh chất thải.

- Phân loại chất thải tại nguồn: Việc phân loại chất thải từ nguồn nhằm mục đích tránh tình trạng lây nhiễm các chất độc hại từ chất thải này sang chất thải khác

và phục vụ cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải. Có nhiều tiêu chí khác nhau

để tổ chức việc phân loại chất thải, phân loại giữa chất thải độc hại và chất thải không độc hại, phân loại chất thải có thể hay không tái chế, tái sử dụng… Quá trình phân loại chất thải để tái chế, tái sử dụng nhằm mục đích giảm lượng chất thải phải

xử lý tiêu hủy.

- Có trách nhiệm xử lý chất thải: Trách nhiệm xử lý chất thải là trách nhiệm

của người sản sinh ra chất thải. Người sản sinh ra chất thải có thể tự mình thực hiện

các biện pháp xử lý như chôn lấp, đốt… hoặc phải chi trả chi phí để xử lý. Trong trường hợp người sản sinh ra chất thải không có thiết bị xử lý thì phải có hợp đồng

với một đơn vị có chức năng quản lý chất thải để thu gom và xử lý triệt để; và phải

trả chi phí quản lý và xử lý chất thải. Việc áp dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, không được làm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phải sử dụng phương tiện, công nghệ thích hợp

nhằm tránh ô nhiễm môi trường.25

Theo quy định của pháp luật tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTNH hoặc bên tiếp nhận quản lý CTNH phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan

chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh (khoản 1, Điều 70 Luật Bảo vệ môi

2005). Ngoài việc đăng ký thì chủ nguồn thải CTNH tại các cơ sở sản xuất, kinh

doanh có trách nhiệm sau:

24

Điều 25 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT về Quản lý CTNH

25

http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-den-bao-ve-moi-truong-bang-phap-luat- trong-linh-vuc-quan-ly-chat-thai-39380/

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 36 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang - Đóng gói CTNH theo chúng loại trong các bao bì thích hợp, đáp ứng các

yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu phải rõ ràng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Lưu giữ an toàn các CTNH trong khu vực sản xuất, kinh doanh trước khi

chuyển giao CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tiêu hủy việc lưu trữ CTNH phải đảm bảo an toàn các yêu cầu sau đây:

+ Đáp ứng các yêu cầu về quản lý CTNH do cơ quan quản lý Nhà nước về

bảo vệ môi trường quy định (rào cản, biển báo và các biện pháp bảo đảm khác) tại các khu lưu giữ

+ Không để lẫn với các chất thải không nguy hại (kể cả chất thải rắn, lỏng)

và cách ly với các CTNH khác

+ Có phương án phòng chống sự cố, bảo đảm an toàn khu vực lưu giữ.

Việc đóng gói CTNH thường được thực hiện bởi chủ nguồn thải. Có thể tận

dụng bao bì chứa nguyên liệu (mà nguyên liệu này sau khi dùng trong quá trình sản

xuất sẽ trở thành chất thải) để làm thùng chứa, tuy nhiên dù dùng bao bì mới hay

bao bì tận dụng thì khi đóng gói các CTNH phải thỏa mãn các quy định: CTNH cần

phải đóng gói bằng bao bì có chất lượng tốt, bao bì phải được đóng kín và ngăn

ngừa rò rỉ khi vận chuyển, không được để CTNH dính bên ngoài bao bì.

+ Bao bì mới, bao bì tái sử dụng hay bao bì đã được sửa chữa phục hồi đều

phải thảo mãn các yêu cầu thử nghiệm về tính năng (tính ăn mòn, tính chịu ma

sát…) và về các chi tiết kỹ thuật (áp suất, nhiệt độ…) của bao bì được phép sử

dụng.

+ Bao bì tiếp xúc trực tiếp với CTNH phải bền không tương tác hóa học hay tác động khác chất đó.

+ Bản chất và độ dày của lớp bao bì ngoài phải thích hợp sao cho ma sát trong khi vận chuyển không gây ra nhiệt có thể làm thay đối tính ổn định hóa học

của chất chứa bên trong….

+ Bên cạnh đó việc lưu trữ, tồn trữ một lượng lớn và nhiều loại CTNH là một

việc làm cần thiết tại các nhà máy quản lý CTNH hay đôi khi ngay tại nơi phát sinh

CTNH. Trong quá trình lưu trữ, các vấn đề cần quan tâm là phân khu lưu trữ và các

điều kiện thích hợp liên quan đến kho lưu trữ.26

Theo Điều 67 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định chủ các cơ sở sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ còn phải chịu trách nhiệm thu hồi các sản phảm hết hạn sử

26

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 37 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang

dụng hoặc thải bỏ như: Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ. Pin, ắc quy. Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghệ. Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân hủy trong tự nhiện. Sản phẩm thuốc, hóa chất sử dụng trong

công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thuốc chữa bệnh cho người. Phương tiện giao thông. Săm, lốp. Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ nguồn thải phải làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hiện nay có

hai văn bản đang có hiệu lực pháp luật cùng điều chỉnh đó là Quyết Định

155/1999/QĐ-TTg về quy chế quản lý chất thải và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT

về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ban hành sau nên quy

định về trách nhiệm quản lý chất thải cho các đối tượng rất chi tiết và đầy đủ, trong khi đó Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành đã lâu, các quy định về quản lý chất

thải không đầy đủ và chi tiết như Thông tư 12/2011/NĐ-CP của Bộ Tài nguyên và

Môi trường. Nhưng vì lý do gì đó, đến nay quyết định này vẫn còn hiệu lực pháp

luật. Trong khi đó theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quyết định

của Thủ tướng có hiệu lực cao hơn so với Thông tư của Bộ trưởng. Nhưng như đã

phân tích nó lại không phù hợp bằng Thông tư, vì vậy, gây ra khó khăn cho cơ quan

quản lý cũng như doanh nghiệp là đối tượng bị điều chỉnh của hai văn bản này.

Đăng ký sổ chủ nguồn thải tức là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặcđiều hành

cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH phải đăng kí để được cấp giấy phép hành nghề quản lý CTNH thực hiện vận chuyển và xử lý CTNH theo quy

định của thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong

đó Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu,

phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH. Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải không áp dụng đối với chất thải phóng xạ;

chất thảiở thểhơi và khí; nước thải phát sinh nội bộ trong khuôn viên củacơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được xử

lý tại công trình xử lý nước thải củacơ sở hoặc khu đó. Ngoài ra có một số trường

hợp mà Chủ nguồn thải CTNH phảiđăng ký cấp lại Sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải

CTNH được quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Các

bước thực hiệnđăng ký sổ chủ nguồn thải: Xác định chủng loại, khốilượng nguyên liệu sản xuất. Xác định nguồn và khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình sản

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 38 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang Xác định mã đăng ký của các loại chất thải. Lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải

CTNH cho cơ sở. Trình nộp Sở tài nguyên và Môi trường.27

Chủ nguồn thải phải có trách nhiệm Cam kết bảo vệ môi trường (Điều 24

Luật Bảo vệ môi trường 2005)

Cam kết bảo vệ môi trường gồm các nội dung chính sau: Địa điểm thực hiện;

loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu sử dụng; các loại

chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nếu chủ nguồn thải thuộc đối tượng quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi

trường 2005 thì phải Đánh giá tác động môi trường:  Dự án công trình quan trọng quốc gia;

 Dự án có sử dụng một phần diện tích mà có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lich sử - văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

 Dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng

ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

 Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ

cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;

 Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;

 Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất; tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;

 Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đến môi trường.

Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trong đó có nhóm các dự án về xây dựng; sản

xuất vật liệu xây dựng; về giao thông; năng lượng, phóng xạ; điện tử, viễn thông;

một số dự án liên quan đến thủy lợi, sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý chất thải…

Các chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư của mình. Báo cáo ĐTM phải liệt kê, mô tả chi tiết các

hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ

vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. Đồng thời, đánh giá chung

27

http://yume.vn/thaonguyenxanh_web/article/tu-van-dang-ky-so-chu-nguon-thai-chat-thai-nguy- hai.35DFDFD9.html

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 39 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường; đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự

nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan….

Nội dung báo cáo ĐTM gồm: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng,

thủy văn. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh

tế - xã hội. Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm. Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án. Đánh giá

hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội,

lịch sử, văn hóa, ... khu vực dự án và vùng lân cận dự án; xác định các nguồn gây ô

nhiễm của dự án như: Khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại

chất thải phát sinh trong quá trình quy hoạch, giải phóng mặt bằng, giai đoạn xây

dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh. Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực

thực hiện dự án. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án; giai đoạn hoạt động của dự án. Đề xuất các biện pháp giảm

thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự

cố môi trường. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và

xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Tham vấn ý kiến Ủy ban nhân dân, Ủy

ban Mật trận tổ quốc Việt Nam và cộng đồng dân cứ nơi thực hiện dự án. Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường. Đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường

Hoàn tất bản báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền

tổ chức cho thẩm định và xem xét phê duyệt báo cáo theo quy định.28

Các quy định về ĐTM có một vị trí tương đối quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam và ngày càng được quan tâm hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ sự nhìn nhận về vai trò của ĐTM như một công cụ quan trọng để thực hiện

công tác quản lý đối với môi trường. Trước hết, với việc phân hoá các cấp độ thực

hiện ĐTM theo tính chất của dự án, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đảm bảo sự phân

hoá về trách nhiệm cũng như thể hiện đúng tính chất, mức độ yêu cầu đối với các

Một phần của tài liệu đề tài: trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)