Trách nhiệm của các cơ quan khác

Một phần của tài liệu đề tài: trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

5. Cơ cấu đề tài

2.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan khác

Ngoài trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền như trên thì bên cạnh đó

còn có trách nhiệm có một số cơ quan khác liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu

bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền của

Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp

với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực

hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên

quan đối với sản xuất, nhập khẩu sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,

chất thải trong nông nghiệp.

Bộ Công thương: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về

bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực

công nghiệp, trong đó có chất thải công nghiệp (CTNH), việc tạm nhập tái xuất,

chuyển khẩu chất thải.

Bộ Y tế có trách nhiệm: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 32 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang hoạt động mai táng.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm: Huy động lực lượng ứng phó,

khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong đó có quản lý chất thải, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm

quyền quản lý. Cục cảnh sát môi trường được thành lập để giúp Tổng Cục trưởng

Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp

luật khác về môi trường, trong đó có quản lý CTNH.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc

vận chuyển xuyên biên giới bất hợp pháp đối với phế liệu, chất thải.

Các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm

thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ môi trường 2005 và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực

hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình22.

Việt Nam tham gia Công ước Basel 1989 về Kiểm soát chất thải xuyên biên

giới và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi là Công ước Basel) ngày 13/3/1995; Công

ước Có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11/6/1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có

những nổ lực nhất định để thực thi Công ước Basel nhằm hạn chế những ảnh hưởng

tiêu cực của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường, đặt biệt là chất thải độc hại nguy hiểm. Kể từ khi tham gia Công ước Basel 1989 Việt Nam đã xây dựng

những quy định thích hợp để quản lý chất thải, đặt biệt là CTNH. Các quy định này

đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện

quản lý chất thải. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản sinh ra chất thải, lưu giữ,

vận chuyển, xử lý chất thải và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc

giám sát các hoạt động này được quy định tương đối rõ ràng trong văn bản pháp

luật, đặt biệt là đối với CTNH.

Để tăng cường khả năng xử lý các vấn đề môi trường nói chung và kiểm soát

việc vận chuyển CTNH xuyên biên giới theo Công ước Basel 1989 nói riêng, ngoài

Cơ quan hải quan từ năm 2007, nhà nước ta đã bổ sung thêm lực lượng cảnh sát môi trường (thuộc Bộ Công an) có thẩm quyền kiểm tra xử lý những vi phạm về môi trường nói chung. Do đặc thù là lực lượng vũ trang nhân dân nên chủ thể này có

22

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 33 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang những ưu thế như: Có khả năng dùng quyền lực để cưỡng chế thi hành, có trang bị

vũ khí, công cụ hỗ trợ, có nghiệp vụ nghiên cứu, tạm nhập tái xuất CTNH trái

phép…

Mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng vì những lý do khác nhau

nên hoạt động quả lý CTNH ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục

nhằm đáp ứng những đòi hỏi từ viêc thực thi Công ước Basel. Cụ thể:

Thứ nhất: Việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu “phế liệu” chưa chặt chẽ.

Tính thiếu chặt chẽ trong hoạt động kiểm soát hành vi nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được biểu hiện thông qua sự bất cập trong quy định của pháp

luật và thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, thiếu thống nhất của các cơ quan quản

lý nhà nước.

Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Quyết định số 03/2004/QĐ- BTNMT ngày 02/4/2004 về việc ban hành quy định về Bảo vệ môi trường đối với

phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chưa thể hiện rõ nguyên tắc phòng ngừa trong quá trình kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu. Các văn bản này chỉ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Sở Tài nguyên và

Môi trường trước 05 ngày trước khi tiến hành bốc dỡ, vận chuyển phế liệu nhập

khẩu về kho, bãi tập kết. Như vậy, hoạt động kiểm soát về môi trường chỉ được thực

hiện khi phế liệu (mà bản chất là chất thải) đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Pháp

luật cũng đã quy định trường hợp phế liệu nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu thì phải tái xuất hoặc tiêu hủy, nhưng trên thực tế khó có thể thực hiện được. Hoạt động

kiểm soát thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện đầy đủ

trách nhiệm cũng như sự phối hợp thích đáng và có hiệu quả trong việc thực thi các quy định của pháp luật.

Thứ hai: Chưa bảo đảm việc thu gom và xử lý chất thải phù hợp với môi trường.

Một trong những trách nhiệm của thành viên Công ước Basel là xây dựng

những quy định thích hợp để đảm bảo thu gom và xử lý chất thải phù hợp với môi trường. Thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, Việt Nam đã xây dựng cơ

sở pháp lý cho việc thực thi nghĩa vụ này. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các quy định này còn chưa đáp ứng như cầu thực tế và mục tiêu của Công ước Basel đề ra.

Từ những khó khăn thực tế trên cho thấy chúng ta cần xây dựng cơ chế phối

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

GVHD: ThS. Kim Oanh Na 34 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang đó cần xác định rõ chức năng của từng cơ quan (cơ quan hải quan, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường) trong hoạt động kiểm soát hoạt động nhập khẩu “phế liệu,

nguyên liệu thứ phẩm”, những nội dung quản lý cần có sự phối hợp giữa các cơ

quan, thời gian phải thực hiện và đặt biệt là trách nhiệm pháp lý khi các cơ quan này

vi phạm nghĩa vụ phối hợp trong hoạt động quản lý. Bên cạnh đó cần tăng cường năng lực quản lý chất thải của cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân. Về phía cơ quan nhà nước cần tăng mức đầu tư kết hợp với xã hội hóa công tác thu gom và xử

lý chất thải nhằm đảm bảo việc quản lý chất thải một cách tốt nhất, đảm bảo mục

tiêu 100% chất thải sản sinh được thu gom và xử lý phù hợp với môi trường. Cần có

các biện pháp khuyến khích tổ chức, cá nhân giảm thiểu việc sản sinh chất thải, thu

gom triệt để chất thải. Đối với doanh nghiệp, nhà nước cần có những chính sách

khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng phương pháp “sản xuất sạch hơn”. Để đạt

mục tiêu nêu trên Nhà nước cần tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo

vệ môi trường song song với việc áp dụng các biện pháp hành chính23

Một phần của tài liệu đề tài: trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)