Các tiêu chuẩ nơ bản tham gia vào hệ thống nhượng quyền phở 24

Một phần của tài liệu nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại việt nam (Trang 31 - 37)

III. Hoạt động nhượng quyền thương mại của Phở 24

2.1.Các tiêu chuẩ nơ bản tham gia vào hệ thống nhượng quyền phở 24

2. Hoạt động nhượng quyền thương mại của phở 24

2.1.Các tiêu chuẩ nơ bản tham gia vào hệ thống nhượng quyền phở 24

Nhằm đảm bảo lâu bền sự thống nhất, khi chọn đối tác nhƣợng quyền, Phở 24 dựa vào 5 tiêu chí sau:

- Có niềm đam mê lớn đối với thƣơng hiệu Phở 24, ý tƣởng kinh doanh, và chính sản phẩm.

- Có một bản lý lịch về kinh doanh và quản lý ấn tƣợng.

- Có đủ khả năng tài chính và hiểu biết về ngành kinh doanh lƣơng thực thực phẩm.

- Có kiến thức sâu về địa phƣơng và khả năng tìm ra những vị trí tốt.

- Có cam kết chắc chắn trong việc phát triển thƣơng hiệu Phở 24 đi đến thành công.

2.2. Cá bước cần làm trở thành chủ cửa hàng franchise phở 24

- Bƣớc 1: Tiếp xúc trực tiếp với văn ph ng công ty Phở 24 hoặc thông qua email hẹn phỏng vấn

- Bƣớc 2: Ký thỏa thuận giữ bí mật thông tin (Confidentiality agreement) và điền vào hồ sơ đăng ký mua franchise Phở 24

- Bƣớc 3: Điền đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại cho công ty Phở 24

- Bƣớc 4: Công ty Phở 24 tiến hành kiểm tra và xác minh các thông tin cung cấp bởi ngƣời mua franchise

- Bƣớc 5: Công ty Phở 24 mời đối tác muốn mua franchise đến văn ph ng để thảo luận chi tiết triển khai cửa hàng, trong đó có 3 phần quan trọng: địa điểm kinh doanh, thiết kế cửa hàng và kế hoạch kinh doanh.

- Bƣớc 6: Ký hợp đồng franchise

- Bƣớc 7: Công ty Phở 24 duyệt đồng ý mặt bằng kinh doanh

- Bƣớc 8: Ngƣời mua franchise nộp bản vẽ chi tiết của mặt bằng kinh doanh - Bƣớc 9: Xây dựng, sửa chữa mặt bằng theo tiêu chuẩn đồng nhất của Phở 24 - Bƣớc 10: Huấn luyện, đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên cửa hàng

- Bƣớc 11: Khai trƣơng cửa hàng franchise

2.3. Chi phí Franchise.

Để đƣợc cấp quyền sử dụng thƣơng hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thƣơng hiệu Phở 24 một khoản phí nhƣợng quyền ban đầu (phí hành chính chuyển giao công thức kinh doanh, đào tạo) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chi phí hàng tháng này là chi phí duy trì sử dụng thƣơng hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ chƣơng trình huấn luyện, sự hỗ trợ ban đầu, khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới... từ phía chủ thƣơng hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhƣợng quyền kinh doanh. Mức phí do các bên thỏa thuận.

3 loại chi phí trong franchise của Phở 24:

(1)Phí nhượng quyền hiện nay: (Franchisee chỉ phải nộp phí này cho Franchisor 1 lần duy nhất)

- Trong nƣớc: 20.000USD/cửa hàng - Nƣớc ngoài: 25.000USD/cửa hàng

(2) Mức đầu tư cho một cửa hàng Phở 24 đủ chuẩn tại Việt Nam vào khoảng 80.000USD (mức đầu tƣ ban đầu bên Franchisee bỏ ra) bao gồm phí nhƣợng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất, mua sắm trang thiết bị.

2.4. Nguyên tắc kinh doanh của Phở 24:

Không phải mua đứt bán đoạn mà phải đồng hành cùng đối tác trong suốt 5 năm trời. Vì thế tiêu chuẩn của Phở 24 chọn lựa đối tác là phải có sự đam mê tuyệt đối với mô hình kinh doanh, có khả năng, kinh nghiệm quản trị, điều hành và phải có đủ vốn đầu tƣ.

2.5. Những hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu Phở 24 cho bên nhận nhượng quyền

- Hỗ trợ việc đánh giá, tuyển chọn và xây dựng mặt bằng.

- Tƣ vấn về thiết kế, mua trang thiết bị và đồ dùng, thỏa thuận với nhà cung cấp… - Cung cấp huấn luyện cho đội ngũ nhân viên chủ chốt: Phở 24 đƣa ra những chƣơng trình huấn luyện cho bên đƣợc nhƣợng quyền không chỉ ở giai đoạn đầu mà còn trong quá trình kinh doanh. Chƣơng trình huấn luyện bao gồm hết những mặt quan trọng của kinh doanh nhƣ là phƣơng thức nấu ăn, kiểm soát chất lƣợng, quản lý cửa hàng…

Chƣơng trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dƣới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay tại cửa hàng phở đang hoạt động. Phía đối tác mua franchise đƣợc yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, một nhân viên bếp và một đại diện chủ đến trung tâm để đƣợc huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trƣớc và sau ngày khai trƣơng ít nhất 3 ngày.

- Cung cấp danh sách các trang thiết bị, nhà cung cấp và những vật dụng khác cần thiết cho việc kinh doanh.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trang thiết bị và dich vụ để tăng doanh số và sự cạnh tranh.

- Chia s tài liệu tiếp thị, khuyến mãi và các hoạt động khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6. Một số bước khi Phở 24 xuất khẩu thương hiệu r nước ngoài:

- Mở một cửa hàng thử nghiệm trƣớc, sau đó ký hợp đồng khai thác độc quyền thƣơng hiệu và mô hình kinh doanh cho đối tác có uy tín và khả năng.

- Luôn cân nhắc yếu tố văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phƣơng mà điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp nhất.

- Rất chú trọng đến chất lƣợng và uy tín khi xuất khẩu thƣơng hiệu ra nƣớc ngoài. Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trƣớc nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trƣờng, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho thƣơng hiệu; đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thƣơng hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thƣơng hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thƣơng hiệu là không thể sao chép đƣợc. Mạng lƣới tiếp thị và quảng cáo phủ khắp đất nƣớc cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh đƣợc.

3. Kết quả đạt được

Dù ra đời từ năm 2000 nhƣng trải qua một quá trình nghiên cứu và phát triển hƣơng vị phở cho phù hợp với mọi ngƣời dân, đến tháng 6/2003, Phở 24 mới mở cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh và trở thành ngƣời đi tiên phong trong lĩnh vực đồ ăn nhanh tại Việt Nam với dịch vụ chuyên nghiệp. Đến tháng 12/2004, Phở 24 Bắc tiến với cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Tạp chí The Guide đã bình chọn Phở 24 là “Thƣơng hiệu Phở đáng tin cậy nhất Việt Nam năm 2004”.

Đánh dấu cửa hạng nhƣợng quyền đầu tiên của Phở 24 là tại quận 7, TP. Hồ Chí Minh vào tháng 1/2005, tiếp sau đó là một loạt các cửa hàng nhƣợng quyền tại các tỉnh, thành phố khác trong nƣớc nhƣ ở Đà N ng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dƣơng… Cũng trong năm này, Phở 24 đã tiến hành nhƣợng quyền thƣơng mại lần đầu tiên ra nƣớc ngoài, đó là cửa hàng tại thủ đô Jakarta, Indonesia, đánh dấu một bƣớc tiến vƣợt bậc của hệ thống này trên phạm vi quốc tế. Năm 2006, tại Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu (Singapore), Phở 24 đã lọt vào chung khảo “Giải thƣởng quốc tế về nhƣợng quyền” do Hiệp hội nhƣợng quyền châu Á – FLA (Franchising & Licensing Asia) tổ chức cùng với 7 thƣơng hiệu hàng đầu thế giới. Đến tháng 11/2008 đã có 5 cửa hàng nhƣợng quyền của Phở 24 tại Jakarta.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có tổng 73 cửa hàng Phở 24 trong và ngoài nƣớc nhƣ Indonesia, Philippine, Campuchia, Hàn Quốc, Úc…. Tổng số nhân viên tham gia vào chuỗi cửa hàng Phở 24 đã lên đến con số hơn 1500 nhân viên.

KẾT LUẬN

Sự tăng trƣởng kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Để có tăng trƣởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tƣ. Do vậy, nguồn vốn đầu tƣ là bài toán luôn đƣợc ƣu tiên nhƣng không dễ trong giải quyết đối với các quốc gia đang phát triển. Sự thất thoát trong đầu tƣ sẽ làm chậm quá trình phát triển và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế trong tƣơng lai. Vì thế, cũng không là quá đề cao kinh doanh nhƣợng quyền khi mô hình này đƣợc đánh giá là có thể giải quyết tốt vấn đề về nguồn vốn và rủi ro đầu tƣ.

Ngành thực phẩm là một trong những ngành có nhiều thế mạnh để thực hiện kinh doanh nhƣợng quyền và bằng chứng là ở các quốc gia có hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền phát triển thì ngành thực phẩm chiếm từ 20–40% tổng số hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền. Hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền cũng đƣợc thế giới biết đến nhiều thông qua các thƣơng hiệu nhƣợng quyền toàn cầu trong ngành thực phẩm nhƣ McDonald’s, KFC, Subway, Pizza Hut, Jollibee…

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển kinh doanh nhƣợng quyền ngành thực phẩm đã đƣợc nêu trong đề tài nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa đạt đƣợc sự phát triển đúng mức. Trong những năm qua, không thể phủ nhận sự phát triển cũng nhƣ những thành tựu của hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền ngành thực phẩm tại Việt Nam nhƣng đó chỉ là một vài bƣớc chấm phá trong một bức tranh nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Ts. Lý Quí Trung có nói: “Hoạt động kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam chỉ như một đứa trẻ chập chững lên ba”.

Trƣớc những thực trạng, những điểm yếu và hạn chế nhƣ đã phân tích, thì các kiến nghị và các giải pháp khác nhau đƣợc đƣa ra nhằm hạn chế những nhƣợc điểm và góp phần làm cho hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền trong ngành thực phẩm phát triển đúng tầm của nó.

Danh sách nhóm

1. Nguyễn Thị Minh Anh 0851010039 2. Trần Thị Mỹ Anh 0851010034 3. Trần Thị Thanh Hà 0851010038 4. Nguyễn Thị Hà Linh 0851010030 5. Phạm Thanh Ngọc 0851010033

6. Vƣơng Thị Phƣơng Thảo 0851010036

7. Lê Hà Thu 0851010029

8. Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm 0851010027

9. Đặng Thị Minh Trang 0851010040

Một phần của tài liệu nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại việt nam (Trang 31 - 37)