Nhượng quyền thương mại trong ngành hàng thực phẩm – ăn uống tại Việt

Một phần của tài liệu nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại việt nam (Trang 26 - 30)

uống tại Việt Nam

1. Đ c đi m ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm chiếm một t lệ đáng kể sản lƣợng đầu ra ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (chiếm 14,92% trong năm 2010 theo BMI), đồng thời cũng là khu vực thu h t rất nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong những năm gần đây, đại diện là một số doanh nghiệp nhƣ Unilever, Nestlé và San Miguel…

Sự ổn định về nguồn cung ứng nguyên liệu và giá cả cho các nhà sản xuất trong nƣớc có đƣợc nhờ sự đa dạng và phong ph của các sản phẩm nông nghiệp trong nƣớc.Đây là một thế mạnh quan trọng trong giai đoạn bất ổn toàn cầu hiện nay.

Mức thu nhập gia tăng và lối sống thay đổi, nhất là ở khu vực đô thị đã kéo theo nhu cầu tiêu dùng về các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng thực phẩm đắt tiền và tiện lợi tăng cao.Đặc biệt, giới tr và tầng lớp giàu có ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có thƣơng hiệu.Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng của phƣơng Tây, với sự đầu tƣ mạnh mẽ vào các chƣơng trình tiếp thị và khuyến mại, đang rất đƣợc ƣa chuộng tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ KFC, BBQ, Phở 24…

2. Thực trạng nhượng qu ền thương mại về ng nh thực phẩm tại Việt Nam

2.1. Cá thương hiệu Việt N m kinh do nh nhượng quyền trong ngành thự

phẩm

Các doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh nhƣợng quyền ngành thực phẩm và đồ uống có thể kể đến là Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô. Trong đó, Trung Nguyên là doanh nghiệp tiên phong của hoạt động nhƣợng quyền và chính vì đi đầu nên trong quá trình thực hiện, Trung Nguyên cũng vấp phải nhiều khó khăn cũng nhƣ mất khả năng kiểm soát tính đồng bộ của hệ thống các quán cà phê mang thƣơng hiệu Trung Nguyên.

Thƣơng hiệu trong nƣớc thứ hai là chuỗi cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô. Chuỗi cửa hàng này chỉ mới bắt đầu thực hiện kinh doanh nhƣợng quyền vào năm 2006 và chƣa thành công trong việc đạt chỉ tiêu mở 100 cửa hàng vào năm 2008. Nói đến kinh doanh nhƣợng quyền thì không thể không nhắc đến chuỗi cửa hàng Phở 24, một hệ thống nhƣợng quyền thành công và chuyên nghiệp ở Việt Nam, Phở 24 không chỉ thực hiện nhƣợng quyền kinh doanh trong nƣớc mà c n ngoài nƣớc rất thành công.

Năm 2003, hệ thống nhà hàng Phở 24 ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh, đây chính là một hệ thống kinh doanh theo kiểu nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam. Đến nay, Phở 24 đang tiến đến gần con số 100 cửa hàng tại tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà N ng , Vũng tàu.. và một số nƣớc trên thế giới. Hình thức nhƣợng quyền của Phở 24 là nhƣợng quyền công thức kinh doanh, theo đó bên đƣợc nhƣợng quyền đƣợc sử dụng thƣơng hiệu Phở 24 và đƣợc bên nhƣợng quyền hƣớng dẫn , đào tạo chi tiết, cách thức tổ chức, điều hành và quản lí cửa hàng phở theo đ ng quy trình chuẩn. Vào thời điểm đó, luật pháp Việt Nam vẫn chƣa thừa nhận nhƣợng quyền thƣơng mại mà xếp nó vào một dạng chuyển giao công nghệ đƣợc điều chỉnh bời các quy định pháp lí về chuyển giao công nghệ.

Ở Việt Nam, hoạt động nhƣợng quyền của các doanh nghiệp đƣợc bắt đầu trong thời gian qua gắn liền với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng hình thức này để làm “đ n bẩy” phát triển thị trƣờng, nâng cao giá trị thƣơng hiệu của mình. Hiện nay, thực phẩm đang là ngành thế mạnh của doanh nghiệp trong nƣớc và có tốc độ nhƣợng quyền lan rất nhanh. Cũng cùng mục tiêu trên,các công ty thực phẩm nhƣ Kinh Đô, Vissan … đã liên tục phát triển các cửa hàng nhƣợng quyền. Không chỉ những doanh nghiệp lâu năm có tên tuổi lớn mới có thể áp dụng nhƣợng quyền thƣơng mại. Với các doanh nghiệp tr , nhƣợng quyền thƣơng mại là bƣớc đi cần thiết để làm lớn thƣơng hiệu của mình.

2.2. Cá thương hiệu nướ ngoài kinh do nh nhượng quyền trong ngành thự phẩm thự phẩm

Hiện nay, Tập đoàn Yum! của Mỹ đang có hai thƣơng hiệu nổi tiếng đƣợc nhƣợng quyền ở Việt Nam đó là KFC và Pizza Hut. Ở Việt Nam, Tập đoàn Yum! Đã bán quyền kinh doanh thƣơng hiệu dƣới hình thức độc quyền (master franchise) cho Công ty KFC Việt Nam, một liên doanh giữa Việt Nam và Singapore, kinh doanh trong 25 năm c n Pizza Hut thì đƣợc nhƣợng quyền theo hình thức master franchise cho Công ty Pizza Hut Việt Nam là IFB Holdings và Jardine Restaurant Group.

Ngoài 2 thƣơng hiệu trên của Tập đoàn Yum! Thì Tập đoàn Jollibee của Philippines cũng đã đầu tƣ vào Việt Nam với chuỗi 11 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến cuối năm 2009. Mặt khác, không thể không kể đến sự phát triển của hệ thống cửa hàng Lotteria của Hàn Quốc với rất nhiều cửa hàng trải khắp Việt Nam.

Sau hơn 10 năm bắt đầu kinh doanh nhƣợng quyền, hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền trong ngành thực phẩm ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định. Đó là số lƣợng và chất lƣợng của các hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền không ngừng nâng cao, đã xuất hiện các thƣơng hiệu “made in VN” đi ra thế giới và nhiều thƣơng hiệu toàn cầu đang đầu tƣ vào Việt Nam. Theo Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại Malaysia (MFA) đánh giá, thị trƣờng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng với mức doanh thu trung bình tăng 50%/năm và xu hƣớng này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2012. Hiện nay, Nhà nƣớc cũng đã quan tâm đến hoạt động nhƣợng quyền này, dù rằng sự quan tâm chƣa đạt đ ng mức nhƣng đã thể hiện đƣợc chủ trƣơng của nhà nƣớc khuyến khích các thành phần kinh tế, các mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả. Và nó cũng thể hiện rằng không nền kinh tế nào muốn phát triển mà không có sự góp phần của hoạt động nhƣợng quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn c n một số điểm hạn chế nhất định do kinh doanh nhƣợng quyền vẫn là một mô hình rất mới m đối với Việt Nam. Hoạt động nhƣợng quyền trong ngành thực phẩm nói chung c n mang tính tự phát rất cao, chƣa thể

hiện sự chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa ch trọng đ ng mức việc xây dựng một thƣơng hiệu mạnh, một mô hình kinh doanh hiệu quả, bảo hộ nó và tiến hành nhƣợng quyền. Chỉ mới có Phở 24 là chuyên nghiệp trong hoạt động này, c n lại là rất mới m với các doanh nghiệp Việt Nam. Đấy là chƣa kể có doanh nghiệp đã làm rồi nhƣng không xây dựng và duy trì tính đồng bộ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, không thể cứu vãn. Ngoài ra, vẫn chƣa có sự kết hợp giữa bên nhƣợng quyền và ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho việc vay vốn phục vụ cho hoạt động nhƣợng quyền đƣợc dễ dàng và nhanh chóng. Đặc biệt là, mặc dù nhà nƣớc đã có những quy định của luật pháp về hoạt động nhƣợng quyền của Việt Nam vẫn c n chồng chéo về phạm vi điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật thƣơng mại, c n vƣớng mắc xung quanh vấn đề thừa nhận tài sản thƣơng hiệu, hay vẫn chƣa quy định về vấn đề tranh chấp… dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Thực trạng của ch ng ta nói chung là thiếu các thƣơng hiệu mạnh để có thể thực hiện mô hình kinh doanh nhƣợng quyền. Hoạt động nhƣợng quyền rất cần có một thƣơng hiệu mạnh. Tuy nhiên, thực trạng về thƣơng hiệu của Việt Nam là ít đƣợc doanh nghiệp ch ý để đầu tƣ, xây dựng phát triển thƣơng hiệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chƣa ch ý đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu để có thể có một khởi đầu tốt cho hoạt động nhƣợng quyền. Đây cũng là một hạn chế lớn đối với hoạt động này vì muốn cho hoạt động này phát triển thì doanh nghiệp cần có một sự đánh giá đ ng về tài sản thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại việt nam (Trang 26 - 30)