Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường nước ngoài là một trong thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Bắt kịp xu hướng hội nhập với nền kinh tế trên thế, nhiều công ty đã mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Cụ thể trong năm 2013 theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, trong đó mặt hàng thủy sản có kim ngạch xuất khẩu tăng 10,6% đạt 6,7 tỷ USD. Mỹ, Nhật Bản, EU là một trong những
thị trường rộng lớn và không phải là một thị trường sơ khai do có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh. Vì vậy để có thể xuất khẩu vào các thị trường trên công ty cần phải vượt qua nhiều thách thức trong quá trình sản xuất sản phẩm như: giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định về chất lượng và số lượng gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Trước những biến động đó các nhà quản trị cần thực hiện phân tích biến động chi phí để thực hiện tốt vai trò quản lý chi phí sản xuất.
Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định được nguyên nhân tác động đến sự tăng, giảm chi phí thực tế so với tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để giúp đi sâu trong quá trình phân tích và xác định được yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, ta cần nắm rõ tỷ trọng và mức độ ảnh hưởng của từng loại chi phí sản xuất trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty. Tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ có tỷ trọng các loại chi phí trong sản xuất như sau:
Bảng 4.3 Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 751.961 95,23 573.423 94,55 1.090.840 95,72 Chi phí NCTT 21.559 2,73 15.257 2,52 26.424 2,32 Chi phí SXC 16.091 2,04 17.821 2,94 22.410 1,97 Tổng 789.611 100 606.501 100 1.139.674 100
Dựa vào bảng 4.3 thể hiện tỷ trọng chi phí trong sản xuất ta có thể thấy tỷ trọng các loại chi phí sản xuất sản phẩm qua 3 năm không có nhiều biến động. Đặc biệt trong cơ cấu chi phí thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90% còn các khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có tỷ trọng gần bằng nhau qua các năm. Do đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí có ảnh hưởng đáng kể tới giá thành sản phẩm. Nhìn chung, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu thấp nhất vào năm 2012 chỉ chiếm 94,55% và cao nhất là năm 2013 chiếm 95,72% so với tổng chi phí sản xuất. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch cơ cấu chi phí trên ta tiến hành phân tích bảng số liệu thể hiện sự biến động chi phí sản xuất sản phẩm gồm 3 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung qua 3 năm 2011 đến năm 2013 như sau:
Bảng 4.4 Chi phí sản xuất các mặt hàng tôm đông lạnh qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 so với 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Chưa loại bỏ yếu tố
quy mô Loại bỏ yếu tố quy mô
Chưa loại bỏ yếu tố quy mô
Loại bỏ yếu tố quy mô Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 746.106 564.764 1.083.507 (181.342) (24,31) (113.210,32) (16,7) 518.743 91,85 289.846,08 36,52 Chi phí NCTT 21.262 14.362 25.638 (6.900) (32,45) (4.958,43) (25,66) 11.276 78,51 5.455,13 27,03 Chi phí SXC 15.838 16.411 20.350 573 3,62 2.019,27 14,03 3.939 24 (2.712,32) (11,76) Tổng chi phí 783.206 595.537 1.129.495 (187.669) (23,96) (11.6149,49) (16,32) 533.958 89,66 292.588,88 34,96 Sản lượng (Kg) 1.996.707 1.814.375 2.549.735
- Nhận xét về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Mặt hàng chủ đạo của công ty là sản phẩm làm từ tôm sú xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản và Mỹ là chủ yếu nhưng đầu ra tại các thị trường này trong năm 2012 bị thắt chặt làm cho công ty chỉ sản xuất ở mức thấp.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, công ty đã cắt giảm 182.332 kg sản phẩm so với năm 2011 trước đó và chỉ sản xuất với số lượng là 1.814.375 kg sản phẩm. Vì vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2012 có tỷ trọng thấp nhất trong 3 năm qua, khoản mục này ở mức 595.537 triệu đồng giảm 187.669 triệu đồng (tức giảm 23,96%) so với năm 2011. Nguồn cung cấp nguyên liệu tôm sú trở nên khang hiếm khi dịch bệnh chết sớm trên tôm ngày càng phát triển khiến công ty gặp khó khăn trong việc thu mua, tuyển chọn tôm đạt chất lượng và không đạt yêu cầu, vượt quá lượng kháng sinh theo quy định của phía Nhật Bản.
Đối với thị trường Mỹ thì giá tôm lại được áp đặt giá tôm thấp, buộc công ty phải bán tôm với giá ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ hay Indonesia. Điều này làm cho công ty lo ngại và dè dặt khi xuất khẩu sang 2 thị trường lớn trên nên công ty đã giảm sản lượng sản xuất trong năm 2012 xuống còn 1.814.375 Kg. Quyết định này của công ty tương đối chính xác vì nếu bị áp giá thấp công ty sẽ không đạt được lợi nhuận như mong muốn mặc dù đảm bảo về sản lượng.
Ngoài ra chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trong năm 2012 thấp hơn năm 2011 là 50.006 triệu đồng do khối lượng nguyên vật liệu vận chuyển trong năm 2012 của công ty chỉ tăng 22.462 kg so với số lượng nguyên liệu cá năm 2011.
Nhưng nếu ta loại trừ yếu tố quy mô trong năm 2012 thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ giảm 113.210,32 triệu đồng so với năm 2011 và thấp hơn so với so sánh ban đầu chưa loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô là 68.131,68 triệu đồng. Điều này cũng có nghĩa yếu tố quy mô sản xuất chỉ tác động 1 phần còn nguyên nhân chính làm cho chi phí của công ty được tiết kiệm 113.210,32 triệu đồng là do giá thành nguyên vật liệu gia tăng. Trước tình hình dịch bệnh chết sớm trên tôm sú làm cho nguồn nguyên liệu tôm sú trở nên khan hiếm, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng thu mua thêm các mặt hàng thay thế khác để đảm bảo hoạt động sản xuất như tôm càng, tôm thẻ… tác động này làm cho giá các mặt hàng công ty thu mua tăng nhanh, nhưng do sản lượng thu mua và tốc độ tăng giá nguyên liệu cuả các mặt hàng này chậm hơn tốc độ giảm của các nguyên liệu đầu vào là tôm sú giảm 56,898 đồng/kg, tôm sắt giảm 21.610 đồng/kg làm cho giá mua nguyên liệu của công ty trong năm 2012 thấp hơn năm 2011.
Bước sang năm 2013, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ cũng đẩy mạnh khối lượng sản xuất tăng thêm 735.360 kg đạt 2.549.735 kg sản phẩm làm cho các tổng chi phí trong năm 2013 tăng cao so với năm 2012 là 533.958 triệu đồng tương đương tăng 89,66%. Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng từ 564.764 triệu đồng lên 1.083.507 triệu đồng (tăng thêm 91,85%) so với năm 2012. Kế hoạch sản xuất tăng cũng là một trong những yếu tố gây biến động chi phí nguyên vật liệu. Do nguyên vật liệu chiếm hơn 95% tỷ trọng trong cơ cấu chi phí.
Nhu cầu tăng sản lượng sản xuất làm cho sản lượng nguyên liệu công ty thu mua trong năm 2013 cũng tăng từ 2.742.128 Kg lên 3.595.420 Kg dẫn đến chi phí vận chuyển trong năm 2013 cũng tăng từ 226.630 triệu đồng lên 536.981 triệu đồng so với năm trước đó.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2013 loại bỏ sự tác động của yếu tố quy mô chỉ tăng 36,52% so với năm 2012, trong khi so sánh chưa loại bỏ yếu tố quy mô tăng 91,85%. Vậy phần làm tăng khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm còn bị tác động bởi giá nhưng không quá cao. Trong khi một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào giảm như tôm càng giảm 1.880 đồng/kg và tôm sắt giảm 12.489 đồng/kg thì các mặt hàng như tôm sú có giá tăng 24.185 đồng/kg, tôm thẻ tăng 27.633 đồng/kg,… chính là nguyên nhân thiết yếu đẩy giá nguyên liệu đầu vào trong năm 2013 lên cao hơn so với năm 2012. Có sự gia tăng giá ở nguyên liệu đầu vào là do sản lượng tôm thu hoạch được ở các hộ nuôi giảm dẫn đến các nhà máy chế biến tôm tại ĐBSCL lại thiếu nguyên liệu trầm trọng. Các doanh nghiệp đều không đủ nguyên liệu đáp ứng đơn hàng xuất khẩu đã ký. Giá tôm cao đột biến do nguồn cung ngày càng giảm vì dịch bệnh gia tăng; trong khi đó thương lái Trung Quốc tìm mọi chiêu trò vơ vét nguyên liệu trong nước với giá cao, khiến doanh nghiệp nội càng khó khăn. Lãnh đạo một doanh nghiệp ở Hậu Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, thương nhân Trung Quốc mua gom cả sản phẩm kém chất lượng, thậm chí còn yêu cầu nhà cung cấp bơm tạp chất vào tôm, hay vào tận các nhà máy ở ĐBSCL để trả giá, cho doanh nghiệp hưởng lãi để gom hàng giúp họ.
Ngoài ra trong năm 2013, công ty còn tiến hành chế biến thêm các sản phẩm khác tăng sự đa dạng cho sản phẩm của công ty nên chi phí nguyên liệu đầu vào tăng thêm do thu mua thêm một số mặt hàng khác như tôm chì 1.145 kg trị giá 92 triệu đồng và khoản 2.073 kg tôm bạc với giá 86 triệu đồng.
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Mặc dù giá các mặt hàng giảm nhưng do công ty phải đối mặt với việc ngân hàng đòi nợ cũ và siết chặt tín dụng trong việc cho vay mới, khiến công ty gặp khó khăn về vốn nên chỉ thu mua 2.742.128 kg để chế biến cho các đơn hàng đã ký, không dám thu mua chế biến để dự trữ với số lượng lớn như năm
2011 là 2.912.006 kg dẫn đến giảm quy mô trong sản xuất. Việc giảm quy mô sản xuất cũng dẫn đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 giảm 32,45% so với năm 2011 do công ty thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo số lượng thành phẩm công nhân làm được trong kỳ, mặt khác công ty cũng tiết kiệm được khoản chi phí phải trả lương cho lao động ngoài công ty.
Nếu loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô thì chi phí nhân công trực tiếp chỉ giảm 4.958,43 triệu đồng so với năm 2011, điều này khẳng định trong năm 2012 công ty đã giảm mức tiền lương phải trả trên một đơn vị sản phẩm làm ra hay giảm các khoản tiền thưởng thêm cho công nhân làm đạt yêu cầu về số lượng.
Ngược lại tăng quy mô sản xuất cũng làm cho chi phí nhân công trực tiếp năm 2013 tăng 11.276 triệu đồng so với năm 2012, nhưng khoản tăng này chỉ chiếm 27,03% nếu ta loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng.
Có thể nói khoản tăng 27,03% so với năm 2012 của chi phí nhân công trực tiếp năm 2013 tăng lên là do công ty đã tăng mức lương trên một sản phẩm và trích thưởng theo tỷ lệ hoàn thành sản phẩm trong kỳ. Điều này càng khẳng định chính sách chi trả lương cho nhân viên sản xuất hợp lý và đảm bảo đời sống nhân viên trong công ty, tạo động lực thi đua sản xuất trong công ty.
- Chi phí sản xuất chung:
Ngược lại với các khoản chi phí trên, khoản chi phí sản xuất chung năm 2012 của công ty tăng thêm 573 triệu đồng tương đương với 3,62% so với năm trước đó. Nguyên nhân chính là do công ty muốn mua tôm đạt chất lượng cần phải chịu mất khoản chi phí cho kiểm nghiệm tôm. Phần lớn các hộ nuôi trồng tôm đều sử dụng thuốc kháng sinh để đảm bảo mùa vụ nhưng do dư lượng kháng sinh được sử dụng trong nuôi tôm để trị bệnh quá nhiều khiến công ty phải lựa chọn để có sản phẩm đạt yêu cầu từ phía Nhật Bản. Sản lượng năm 2013 tăng kéo theo tổng chi phí sản xuất chung trong năm 2013 tăng thêm 3.939 triệu đồng với mức tương đương 24% năm 2012.
Nhưng cũng xét chỉ tiêu này và loại bỏ sự tác động của yếu tố quy mô thì khoản chi phí sản xuất chung trong năm 2013 giảm 2.712,32 triệu đồng (tức giảm 11,76%) so với năm 2012. Vậy trong năm 2013 công ty đã quản lý tốt và hiệu quả chi phí sản xuất chung hơn so với năm 2012.
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất các mặt hàng cá tra đông lạnh qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 so với 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Chưa loại bỏ yếu
tố quy mô
Loại bỏ yếu tố quy mô
Chưa loại bỏ yếu tố quy mô
Loại bỏ yếu tố quy mô Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 5.855 8.659 7.333 2.804 47,89 (5.715,49) (39,76) (1,326) (15,31) (129,81) (1,74) Chi phí NCTT 296 895 787 599 202,36 168,3 23,16 (108) (12,07) 15,64 2,03 Chi phí SXC 254 400 576 146 57,48 (223,59) (35,86) 176 44 231,26 67,08 Tổng chi phí 6.405 9.954 8.696 3.549 55,41 (5.770,79) (36,7) (1.258) (12,64) 117,09 1,36 Sản lượng (Kg) 94.423 231.816 199.792
Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy khoản chi phí sản xuất năm 2012 tăng 55,41% so với năm 2011 trong khi đó theo so sánh đã loại trừ yếu tố quy mô thì khác với so sánh ban đầu là giảm 36,7%. Trong năm 2013 thì tổng sản lượng giảm so với năm 2012 là còn 199.792 kg và tổng chi phí giảm 1.258 triệu đồng nhưng nếu liên hệ với khối lượng hoạt động thì sự gia tăng này đã tăng thêm 117,09 triệu đồng so với năm 2012. Vì vậy, ta có thể nhận xét sự tăng giảm về quy mô sản xuất chỉ tác động một phần đến sự biến động tổng chi phí sản xuất, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất của công ty khác như giá thành, chi phí vận chuyển,..
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 có tính đến yếu tố giảm khối lượng sản xuất tăng 599 triệu đồng so với năm 2011, trong khi đó khoản mục chi phí này khi không tính đến yếu tố sản lượng giảm lại có tỷ lệ là 29,23%. Nguyên nhân của sự giảm này là do công ty áp dụng hình thức thanh toán tiền lương cho người lao động theo sản lượng thành phẩm của công nhân hoàn thành trong kỳ.
Chi phí nhân sản xuất chung trong năm 2012 cũng có xu hướng biến động tương tự khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do sản lượng năm 2012 tăng nên khoản chi phí trong năm cũng tang cao hơn 2011, ngoài ra do tring năm 2012, tình hình xuất khẩu tôm gặp nhiều kho khăn, trong khi đó sản phẩm làm từ cá tra không có chiều hướng giảm nên công ty đẩy mạnh sản xuất sản lượng cá tra nhiều hơn năm 2011 với mong muốn đạt được tổng doanh thu như kế hoạch đề ra.
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.1 NHẬN XÉT
5.1.1 Nhận xét về sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Công ty có sự phân cấp phân quyền, các cán bộ được giao quyền hạn và