KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 73)

4.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang

Áp dụng theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đến cuối tháng 4 năm 2014, công ty đã sản xuất được 292.925 kg sản phẩm tôm đông lạnh và 2.031.777 nghìn đồng sản phẩm dở dang cuối quý của mặt hàng cá tra.

4.3.2 Tính giá thành sản phẩm

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ với hơn mặt hàng khác nhau nhưng phương pháp tính giá thành của các sản phẩm là giống nhau nên ta chỉ thực hiện tính giá thành cho 2 sản phẩm cụ thể là tôm sú size 8-10 và tôm sú size 13-15.

4.3.2.1 Tính giá thành theo phương pháp của đơn vị

- Do nguyên liệu chính của công ty đa dạng về kích cỡ nên thành phẩm cũng rất đa dạng, phong phú về chủng loại phẩm cấp, chất lượng và kích cỡ đồng thời xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sử dụng một thứ nguyên liệu nhưng thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau nên kế toán công ty lựa chọn tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ giá thành của từng khoản mục chi phí.

- Phương pháp này cho phép giảm bớt khối lượng hạch toán, phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này… vì vậy nó có thể giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Cụ thể ta tiến hành tính giá thành phẩm cho sản phẩm được chế biến từ tôm sú như sau:

Bảng 4.1 Giá thành đơn vị định mức của các sản phẩm làm từ tôm đông lanh. Đơn vị tính: VNĐ Sản phẩm Khoản mục chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tôm size 8-12 460.470 7.563 7.834,5 Tôm size 13- 15 440.320 7.190 7.568,4 Tôm size 16- 20 369.729 6.800 7.561,5 … … … … Tổng 22.823.136,67 354.830 478.790

Căn cứ vào bảng tính giá thành định mức của sản phẩm, ta có bảng tổng giá thành định mức tháng 4 năm 2014 như sau:

Bảng 4.2 Tổng giá thành định mức sản phẩm làm từ tôm đông lạnh. Đơn vị tính: VNĐ Sản phẩm Khối lượng sản phẩm Khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực

tiếp Sản xuất chung Tôm size 8-12 274 126.168.780 2.072.262 2.146.653 Tôm size 13- 15 246 108.318.720 1.768.740 1.861.826,4 Tôm size 16- 20 576 212.963.904 3.916.800 4.355.424 … … … … … Tổng 292.925 133.709.346.200 1.569.700.975,7 2.210.269.480,7 - Tỷ lệ tính giá thành của từng khoản mục chi phí:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

= 135.182.567.681 133.709.346.200 Chi phí nhân công trực

tiếp

= 1.616.792.004 1.569.700975,7 Chi phí sản xuất chung = 2.166.064.091

2.210.269.480,7

Giá thành đơn vị của mặt hàng tôm đông lạnh size 8-10: Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp = 1,013 * 460.470 = 466.456,11 Chi phí nhân công trực

tiếp = 1,03 * 7.563 = 7.789,89

Chi phí sản xuất chung = 0,98 * 7.834,5 = 7.677,81

Cuối tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản 154: Nợ TK 1541(tôm size 8-10) 132.047.123,94

Có TK 621 127.808.974,1 Có TK 622 2.134.429,86

Có TK 627 2.103.719,94 Tiến hành nhập kho thành phẩm:

Nợ TK 154 132.047.123,94

Có TK 155 (tom sú size 8-10) 132.047.123,94

Phiếu tính giá thành mặt hàng tôm sú đông lạnh size 8-10 (phụ lục 1). Mặt hàng tôm đông lạnh size 13-15:

Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp = 1,013 * 440.320 = 446.044,16 Chi phí nhân công trực

tiếp = 1,03 * 7.190 = 7.405,7

Chi phí sản xuất chung = 0,98 * 7.568,4 = 7.417,03 Cuối tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản 154. Nợ TK 154(tôm sú size 13-15) 113.447.312,43 Có TK 621 109.726.863,4 Có TK 622 1.895.859,2 Có TK 627 1.824.589,87 Tiến hành nhập kho thành phẩm: Nợ TK 154 113.447.312,43 Có TK 155 (tôm sú size 13-15) 113.447.312,43 Phiếu tính giá thành sản phẩm tôm đông lạnh size 13-15 (phụ lục 1). Để có thể đánh giá được khách quan và hợp lý ta tiến hành tính giá thành sản phẩm tôm sú size 8-10 và tôm sú size 13-15 công ty theo phương pháp hệ số.

4.3.2.1 Tính giá thành theo phương pháp hệ số

Căn cứ vào bảng 4. giá thành định mức của từng khoản mục chi phí của sản phẩm ta tính được giá thành đơn vị định mức của sản phẩm tôm sú đông lạnh size 8-10 là 475,867.5 đồng và sản phẩm tôm sú đông lạnh size 13-15 là 455,078.4 đồng. Vì vậy nếu ta chọn 1 là hệ số quy đổi của sản phẩm tôm sú size 8-10 thì sản phẩm tôm sú size 13-15 có hệ số quy đổi là 0,96.

Số lượng thành phẩm được quy

đổi = 274*1 + 246*0,96+….

= 271.574,3

Vậy sản lượng của 2 mặt hàng tôm sú trên sau khi được quy đổi là 271.575 kg sản phẩm.

- Mặt hàng tôm đông lạnh size 8-10: Tỷ lệ sản phẩm tôm size 8-10

qui đổi/ tổng sản phẩm qui =

274*1 = 0,001

271.575

+ Áp dụng công thức tính các khoản chi phí của mặt hàng tôm sú size 8- 10 như sau:

Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp = 139.234.036.800*0,001 = 139.234.036,8 Chi phí nhân công

trực tiếp = 1.628.877.718* 0,001 = 1.628.877,72 Chi phí sản xuất

chung = 2.210.269.480,7* 0,001 = 2.210.269,48 + Ta có Bảng tính giá thành của sản phẩm tôm sú size 8-10 như sau:

Số lượng: 274 Kg Khoản mục chi phí Tổng giá thành nhóm sản phẩm Tỷ lệ sản phẩm tôm size 8-10 qui đổi/ tổng sản phẩm

Tổng giá thành Giá thành đơn vị Nguyên vật liệu 139.234.036.800 0,001 139.234.036,8 508.153,42 Nhân công trực tiếp 1.628.877.718 0,001 1.628.877,72 5.944,81 Sản xuất chung 2.210.269.480,7 0,001 2.210.269,48 8.066,68 Cộng 143.073.318.400,7 - 137.489.316,66 522.164,91

Tỷ lệ sản phẩm tôm size 13-15 = 246*0,96 = 0,0008 271.575

+ Áp dụng công thức tính các khoản chi phí của mặt hàng tôm sú size 13-15 như sau:

Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp = 139.234.036.800*0,0008 = 111.387.229,4 Chi phí nhân công

trực tiếp = 1.628.877.718* 0,0008 = 1.303102,17

Chi phí sản xuất

chung = 2.210.269.480,7* 0,0008 = 1.768.215,59

+ Ta có Bảng tính giá thành của sản phẩm tôm sú size 13-15 như sau: Số lượng: 246 Kg Khoản mục chi phí Tổng giá thành nhóm sản phẩm Tỷ lệ sản phẩm tôm size 13-15 qui đổi/ tổng sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị Nguyên vật liệu 139.234.036.800 0,0008 111.387.229,4 452.793,62 Nhân công trực tiếp 1.628.877.718 0,0008 1.303.102,17 5.297,16 Sản xuất chung 2.210.269.480,7 0,0008 1.768.215,59 7.187,87 Cộng 143.073.318.400,7 - 114.458.547,2 465.278,65 Nhìn chung khi thực hiện tính tổng giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số thì ta có tổng giá thành mặt hàng tôm sú size 8-10 có xu hướng tăng thêm 5.442.192,72 đồng và mặt hàng tôm sú size 13-15 cúng tang thêm 1.011.234,77 đồng so với tổng giá thành sản phẩm khi tính theo phương pháp tỷ lệ. Mặc dù giá thành sản phẩm ở 2 phương pháp có khác nhau nhưng về bản chất cả 2 phương pháp trên đều không làm thay đổi đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp vì các phương pháp này chỉ khác nhau về cách phân bổ chi phí cho các mặt hàng mà công ty sản xuất ra được. Nhưng giá thành đơn vị sản phẩm giúp ta xác định được mức giá bán để có thể đảm bảo sản phẩm được

đánh giá dung với giá trị mà người tiêu dung bỏ ra, công ty cũng có thể có những phương hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các mặt hàng đó.

Qua cách 2 cách tính giá thành trên ta thấy cả 2 phương pháp đều giảm bớt được khối lượng công việc kế toán có thể tính được nhiều loại sản phẩm trên cùng một quy trình, không phải theo dõi chi tiết các khoản, cụ thể mỗi lần cho từng mặt hàng phát sinh.

Đối với phương pháp hệ số: khi thực hiện tính giá thành theo phương pháp hệ số ta có thể giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép kế toán chi tiết đối với từng loại sản phẩm. Do đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ chi phí phát sinh trong quy trình sản xuất của công ty bao gồm cả sản phẩm cá và sản phẩm tôm. Để xác định giá thành sản phẩm ta cần quy đổi các sản phẩm về cùng một loại sản phẩm duy nhất nên có nhiều khó khan trong việc xác định sản phẩm chính, bên cạnh đó tính giá thành theo phương pháp hệ số dùng để tính giá thành của các sản phẩm khác nhau nhưng sử dụng chung một loại nguyên liệu điều không hẵn phù với công ty. Do công ty có nhiều sản phẩm cùng loại nguyên liệu là tôm nhưng công ty cũng sản xuất mặt hàng cá tra nên không thích hợp cho việc tính giá theo phương pháp hệ số.

Đối với phương pháp tỷ lệ: cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục như sản phẩm tôm sú size 8-10 giảm so với giá thành định mức là 6.056,31 đồng từ đó ta có thể có phương hướng duy chì hay phát triển mô hình tiết kiệm mà công ty đang thưc hiện. Ngoài ra tập hợp chi phí theo từng đối tượng, theo từng nơi phát sinh chi phí giúp ta tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này..v.v nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

4.4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường nước ngoài là một trong thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Bắt kịp xu hướng hội nhập với nền kinh tế trên thế, nhiều công ty đã mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Cụ thể trong năm 2013 theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, trong đó mặt hàng thủy sản có kim ngạch xuất khẩu tăng 10,6% đạt 6,7 tỷ USD. Mỹ, Nhật Bản, EU là một trong những

thị trường rộng lớn và không phải là một thị trường sơ khai do có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh. Vì vậy để có thể xuất khẩu vào các thị trường trên công ty cần phải vượt qua nhiều thách thức trong quá trình sản xuất sản phẩm như: giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định về chất lượng và số lượng gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Trước những biến động đó các nhà quản trị cần thực hiện phân tích biến động chi phí để thực hiện tốt vai trò quản lý chi phí sản xuất.

Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định được nguyên nhân tác động đến sự tăng, giảm chi phí thực tế so với tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để giúp đi sâu trong quá trình phân tích và xác định được yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, ta cần nắm rõ tỷ trọng và mức độ ảnh hưởng của từng loại chi phí sản xuất trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty. Tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ có tỷ trọng các loại chi phí trong sản xuất như sau:

Bảng 4.3 Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 751.961 95,23 573.423 94,55 1.090.840 95,72 Chi phí NCTT 21.559 2,73 15.257 2,52 26.424 2,32 Chi phí SXC 16.091 2,04 17.821 2,94 22.410 1,97 Tổng 789.611 100 606.501 100 1.139.674 100

Dựa vào bảng 4.3 thể hiện tỷ trọng chi phí trong sản xuất ta có thể thấy tỷ trọng các loại chi phí sản xuất sản phẩm qua 3 năm không có nhiều biến động. Đặc biệt trong cơ cấu chi phí thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90% còn các khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có tỷ trọng gần bằng nhau qua các năm. Do đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí có ảnh hưởng đáng kể tới giá thành sản phẩm. Nhìn chung, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu thấp nhất vào năm 2012 chỉ chiếm 94,55% và cao nhất là năm 2013 chiếm 95,72% so với tổng chi phí sản xuất. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch cơ cấu chi phí trên ta tiến hành phân tích bảng số liệu thể hiện sự biến động chi phí sản xuất sản phẩm gồm 3 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung qua 3 năm 2011 đến năm 2013 như sau:

Bảng 4.4 Chi phí sản xuất các mặt hàng tôm đông lạnh qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch năm 2012 so với 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Chưa loại bỏ yếu tố

quy mô Loại bỏ yếu tố quy mô

Chưa loại bỏ yếu tố quy mô

Loại bỏ yếu tố quy mô Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 746.106 564.764 1.083.507 (181.342) (24,31) (113.210,32) (16,7) 518.743 91,85 289.846,08 36,52 Chi phí NCTT 21.262 14.362 25.638 (6.900) (32,45) (4.958,43) (25,66) 11.276 78,51 5.455,13 27,03 Chi phí SXC 15.838 16.411 20.350 573 3,62 2.019,27 14,03 3.939 24 (2.712,32) (11,76) Tổng chi phí 783.206 595.537 1.129.495 (187.669) (23,96) (11.6149,49) (16,32) 533.958 89,66 292.588,88 34,96 Sản lượng (Kg) 1.996.707 1.814.375 2.549.735

- Nhận xét về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Mặt hàng chủ đạo của công ty là sản phẩm làm từ tôm sú xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản và Mỹ là chủ yếu nhưng đầu ra tại các thị trường này trong năm 2012 bị thắt chặt làm cho công ty chỉ sản xuất ở mức thấp.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, công ty đã cắt giảm 182.332 kg sản phẩm so với năm 2011 trước đó và chỉ sản xuất với số lượng là 1.814.375 kg sản phẩm. Vì vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2012 có tỷ trọng thấp nhất trong 3 năm qua, khoản mục này ở mức 595.537 triệu đồng giảm 187.669 triệu đồng (tức giảm 23,96%) so với năm 2011. Nguồn cung cấp nguyên liệu tôm sú trở nên khang hiếm khi dịch bệnh chết sớm trên tôm ngày càng phát triển khiến công ty gặp khó khăn trong việc thu mua, tuyển chọn tôm đạt chất lượng và không đạt yêu cầu, vượt quá lượng kháng sinh theo quy định của phía Nhật Bản.

Đối với thị trường Mỹ thì giá tôm lại được áp đặt giá tôm thấp, buộc công ty phải bán tôm với giá ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ hay Indonesia. Điều này làm cho công ty lo ngại và dè dặt khi xuất khẩu sang 2 thị trường lớn trên nên công ty đã giảm sản lượng sản xuất trong năm 2012 xuống còn 1.814.375 Kg. Quyết định này của công ty tương đối chính xác vì nếu bị áp giá thấp công ty sẽ không đạt được lợi nhuận như mong muốn mặc dù đảm bảo về sản lượng.

Ngoài ra chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trong năm 2012 thấp hơn

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w