Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

2.2.2.2.1. Về cơ chế chính sách và thủ tục

Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và quản lý dự án. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn cho việc hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: Công tác chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện các bước (Giám sát thi công, lập hồ sơ mời thầu, kiểm toán,...) phải thực hiện đúng quy trình quy định của Luật, mất nhiều thời gian.

Việc phân cấp, phân quyền đầu tư cho các địa phương, cơ sở kinh tế mà thiếu sự kiểm soát lại gây ra tình trạng đầu tư dàn trải trầm trọng hơn, đôi khi đầu tư không vì mục đích kinh tế. Địa phương đua nhau xây dựng công nghiệp tràn lan (xây dựng nhà máy đường, luyện cán thép, xi măng, cảng biển,...), phá vỡ quy hoạch và cơ cấu của nền kinh tế.

Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án vẫn chưa hợp lý: Việc phân bổ vốn cho công trình chưa tính đến công tác bồi thường, tái định cư đến khi khai triển đầu tư xây dựng bị vướng thì mới bắt đầu tính đến; đa số các dự án đều vượt thời gian cân đối vốn theo quy định. Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, đều kéo dài thời gian đầu tư của dự án gây lãng phí và kém hiệu quả.

Công tác quy hoạch: Triển khai chưa kịp thời, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan. Một số quy hoạch ngành, sản phẩm quan trọng còn chưa được tiến hành xây dựng hoặc đang trong quá trình nghiên cứu; chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao chưa có tầm nhìn xa, một số công trình đề ra trong quy hoạch còn mang tính giải quyết tình thế.

Chính sách đầu tư chỉ quan tâm đến các dự án đầu tư mới, không quan tâm đến công tác bảo dưỡng, vận hành để khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư công. Các công trình được đầu tư luôn cần một lượng chi phí thường xuyên để vận hành và bảo dưỡng. Thế nhưng thời gian qua, Việt Nam chưa chú trọng đúng mực cho chi vận hành và bảo dưỡng. Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Hậu quả là trong một số ngành, phần lớn các công trình qui mô lớn không mang lại hiệu quả do thiếu duy tu, bảo dưỡng.

Điều kiện năng lực hoạt động, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư, Ban quản lý, đơn vị tư vấn chưa phù hợp với các quy định của nhà nước, còn hạn chế, việc quản lý chưa thường xuyên, chưa kiên quyết, còn nể nang, chưa cập nhật hoặc nắm bắt hết các quy định mới của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, sự kiểm tra giám sát của các ngành chức năng chưa được thường xuyên liên tục, dẫn đến công tác tham mưu, điều hành chưa sát với thực tế, chưa phát hiện những sai sốt trong quá trình đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng tham nhũng đã xà xẻo nguồn vốn đầu tư. Có nhiều ý kiến phản ảnh, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công, thường tập trung ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Đối với giai đoạn lập và phê duyêt kế hoạch đầu tư chưa được phát hiện nhiều, tuy nhiên đây lại là then chốt. Giám sát đầu tư công phải được thực hiện trên cơ sở qui định của pháp luật, tuy nhiên, vấn đề là ý chí của nhà quản lý có quyết tâm thực hiện việc giám sát để đảm bảo đầu tư công một cách hiệu quả, chống tham nhũng, lãng phí hay không.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w