Nghĩa của việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM (Trang 35 - 37)

3.1. ý nghĩa của việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em

Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em là một công việc cụ thể trong sự nghiệp chung về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nớc ta hiện nay. Công việc này mang lại những ý nghĩa quan trọng sau đây:

Thứ nhất, tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc và ổn định về vấn đề tôn trọng và

bảo vệ quyền trẻ em. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội khi mà pháp luật phát huy đợc hiệu quả vai trò điều chỉnh của mình thì nó trở thành công cụ hữu hiệu nhất đề điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một trật tự định hớng nhất định. Cũng nh vậy, khi mà chúng ta xây dựng và hoàn thiện đợc một hệ thống các quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em có giá trị pháp lý cao, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, có mối quan hệ tơng thích với pháp luật quốc tế thì nó sẽ là một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ các giá trị quyền lợi của trẻ em. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội đợc điều chỉnh bởi pháp luật có một bên chủ thể là trẻ em, phía bên kia (các cá nhân, tổ chức khác) chấp hành nghiêm chỉnh quy phạm pháp luật điều chỉnh thì lúc đó quyền trẻ em đang đợc tôn trọng và bảo vệ trên thực tế. Bên cạnh đó với các chế tài, biện pháp khắc phục hậu quả do Nhà nớc đặt ra khi xử phạt các vi phạm có đủ sức răn đe, giáo dục đối tợng vi phạm cũng là một phơng tiện quan trọng để bảo vệ và tôn trọng các quyền của trẻ em.

Thứ hai, đảm bảo cho quyền trẻ em đợc thực hiện và bảo vệ trên thực tế một

cách có hiệu quả, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em. Khi mà các quyền của trẻ em không bị xâm phạm, đợc bảo vệ bởi pháp luật thì lẽ đơng nhiên, nó sẽ đợc bảo đảm thực hiện trên thực tế có hiệu quả. Bên cạnh đó, khi mà

vi phạm hành chính về trẻ em xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, tuy mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự, nhng nếu nh không đợc ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều hành vi phạm tội trên thực tế. Do vậy, xử phạt nghiêm minh, kịp thời và nhanh chóng các hành vi vi phạm hành chính về trẻ em trên một hệ thống quy phạm đã đợc hoàn thiện luôn là yêu cầu cấp thiết trong việc ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em nói chung. Chính vì lẽ đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em để góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính đối với trẻ em luôn luôn đợc xã hội ta quan tâm.

Thứ ba, Tạo ra lòng tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng và Nhà nớc

trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; đồng thời nó góp phần bảo đảm cho những mục tiêu, chính sách, chủ trơng đó của Đảng và Nhà nớc đạt đợc hiệu quả cao trên thực tế. Phát huy những các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thẫm đợm tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc, cũng nh nhằm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Hiện nay, Đảng và Nhà nớc ta đã và đang dành cho trẻ em nhiều chính sách phúc lợi xã hội quan trọng với mục tiêu những gì tốt đẹp nhất phải dành cho trẻ em. Trên thực tế trẻ em đang đợc hởng ngày càng nhiều những giá trị phục lợi xã hội đó. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó vi phạm hành chính về trẻ em của các cá nhân, tổ chức cũng đang xâm phạm đến chính các chính sách này của Đảng và Nhà nớc dành cho các em. Các cơ sở y tế công lập vẫn thu tiền khám, chữa bệnh cho trẻ em dới 6 tuổi là một ví dụ điển hình cho các loại vi phạm này. Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật để xử lý nghiêm minh, triệt để các vi phạm hành chính về trẻ em đang góp phần quan trọng để tạo lòng tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng và Nhà nớc ta hiện nay.

Thứ t, Đảm bảo đợc sự tơng thích và phù hợp giữa pháp luật quốc gia và

pháp luật quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia hầu hết các điều ớc quốc tế về quyền con ngời - quyền trẻ em. Việc ký kết rất sớm và toàn bộ các

điều khoản của Công ớc quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 đã thể hiện rõ đợc thái độ và tinh thần của Đảng và Nhà nớc ta trong sự nghiệp bảo vệ các giá trị quyền lợi của trẻ em. Điều đó cũng đặt ra cho chúng ta một nghĩa vụ có tính chất bắt buộc là phải xây dựng các quy phạm pháp luật trong nớc có mối quan hệ phù hợp với nội dung các Điều ớc quốc tế này. Ngoài ra, pháp luật quốc tế còn bao hàm trong đó hệ thống pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới; các dòng họ pháp luật truyền thống nh dòng họ họ pháp luật Civinlaw (pháp luật châu Âu- lục địa), Commonlaw (pháp luật Anh - Mỹ), pháp luật các nớc XHCN, pháp luật Hồi giáo.v.v... Tuy chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi nớc, mỗi khu vực khác nhau là khác nhau do vậy các hệ thống pháp luật này vì thế tất yếu cũng mang những đặc trng khác nhau. Nhng giữa chúng cũng phải có sự tơng thích nhất định, bảo đảm phù hợp với các giá trị đạo đức, chuẩn mực tiến bộ chung của nhân loại, các nguyên tắc pháp lý chung đã đợc cộng đồng quốc tế thừa nhận. Pháp luật Việt Nam cũng không nằm ngoài đòi hỏi khách quan đó. Việc thờng xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, tập hợp hóa, pháp điển hóa các quy định của pháp luật hiện hành trong nớc để không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em là một công việc quan trọng góp phần vào mục đích nêu trên.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w