+ Mục đích : Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ trợ cho việc tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách du lịch Thái Lan khi đi du
lịch ở Đà Nẵng. Đặc biệt là nó cung cấp những thông tin sâu hơn, những thông tin mà bảng hỏi không thu thập được.
+ Đối tượng phỏng vấn :
Phỏng vấn một số khách Thái Lan và hướng dẫn viên tiếng Thái tại Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách du lịch Thái Lan khi đến Đà Nẵng.
+ Nội dung phỏng vấn : Một số câu hỏi có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu. + Cách tiến hành :
Đến gặp gỡ và tiếp xúc , làm quen với các hướng dẫn viên thuộc Trung tâm vào các ngày họ có mặt tại Trung tâm. Sau đó tiến hành phỏng vấn trong bầu không khí trao đổi thân mật.
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp thông qua sự phiên dịch của hướng dẫn viên thuộc trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng.
1.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu được kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để rút ra được kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, giúp đưa ra các kết quả cuối cùng cho đề tài . ( Trong đề tài này chủ yếu sử dụng chương trình Excel ).
2. Qui trình tổ chức nghiên cứu
2.1 Qui trình chọn mẫu
Mẫu được chọn theo cách ngẫu nhiên gồm: khách Thái Lan, hướng dẫn viên tiếng Thái.
Để lựa chọn kích thước mẫu nhằm đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu của cuộc điều tra, nghiên cứu sẽ xác định quy mô mẫu nhỏ nhất có thể chấp nhận được để thực hiện điều tra.
Như vậy, để đảm bảo yêu cầu thực tế, nghiên cứu được thực hiện trên mẫu có quy mô là 150 du khách Thái Lan đến Đà Nẵng. Do đó, quy mô mẫu nghiên cứu có thể được xác định như sau :
+ Khách Thái Lan : 150 + Hướng dẫn viên : 6 2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Tiến hành phát phiếu điều tra từ ngày 22/02/2010 đến ngày 15/05/2010
Số bảng câu hỏi phát ra và thu vào hợp lệ
Đối tượng Số bảng phát ra Số bảng thu về hợp lệ
Khách Thái 150 136
2.3 Địa điểm tiến hành
- Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng
- Một số địa điểm du lịch của Đà Nẵng( Bảo tàng Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn…)
2.4 Người tiến hành
- Võ Thị Nhã
• Quá trình tiến hành - Xây dựng cơ sở lý luận
- Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
Làm việc với Trung Tâm khi nào có đoàn khách du lịch từ Thái Lan thì liên hệ để đến gặp phát phiếu.
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH THÁI LAN THUỘC TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG KHI ĐẾN ĐÀ NẴNG
A. NGUỒN THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH THÁI LAN TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG KHI ĐI DU LỊCH ĐÀ NẴNG
1. Theo điều tra khách du lịch Thái Lan
Trước khi đi du lịch nước ngoài, việc tìm hiểu thông tin về nơi mình sẽ đến là điều rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho du khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đi du lịch. Hiện nay, ngành du lịch Đà Nẵng đã có nhiều hình thức quảng bá hình ảnh của mình đến du khách như qua các trang website , cẩm nang, bản đồ, các gian hàng hội chợ du lịch, đại lý du lịch …
Stt Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ
1 Trang web du lịch Việt Nam 9 6,6
2 Trang web du lịch Đà Nẵng 19 14,0
3 Trang web của các doanh nghiệp du lịch 11 8,0
4 Cẩm nang, bản đồ du lịch Đà Nẵng 20 14,7
5 Gian hàng hội chợ của du lịch Đà Nẵng 17 12,5
6 Người thân(gia đình , cơ quan) 33 24,3
7 Công ty lữ hành, đại lý du lịch 27 19,9
8 Nguồn khác 0 0
Theo bảng số liệu thống kê trên cho thấy rằng : Nhu cầu tìm hiểu thông tin về du lịch Đà Nẵng của du khách Thái Lan khá phong phú ,qua nhiều nguồn thông tin khác nhau . Du khách Thái Lan đến với du lịch Đà Nẵng đa phần thông qua sự giới thiệu của người thân ( đó là những người trong gia đình, những người quen biết, bạn bè… những người đã từng đến Đà Nẵng) chiếm 24,3% . Điều này cho thấy hình thức truyền miệng cũng rất quan trọng, nên cần phải tạo ấn tượng tốt cho những du khách đã từng đến với Đà Nẵng. Một phần không nhỏ là thông qua sự môi giới của các đại lý du lịch và các công ty lữ hành (chiếm 19,9%). Qua trang web và cẩm nang, bản đồ về du lịch Đà Nẵng (14,0 %và 14,7%). Những trang web của sở du lịch Đà Nẵng đã phát huy vai trò của mình trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của Đà Nẵng đến với du khách. Một tín hiệu tích cực là du khách Thái Lan đã bắt đầu tìm kiếm thông tin thông qua những kênh chính thức, giúp cho du khách có được những thông tin trung thực và tin cậy. Nên sở du lịch Đà Nẵng cần phải tiếp tục phát triển xây dựng các trang web ngày càng phong phú hơn và có biện pháp quản lý một cách hiệu quả. Việc giới thiệu sản phẩm du lịch Đà Nẵng quan các gian hàng trong hội chợ du lịch đã có ý nghĩa tích cực, phần nào đưa hình ảnh Đà Nẵng đến với du khách, tác động đến quyết định lựa chọn nơi đến của họ(12,5%).
B. ĐẶC ĐIỂM VỀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH THÁI LAN THUỘC TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG
1. Một số đặc điểm cơ bản của nhóm khách du lịch Thái Lan thuộc Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng 1.1. Về khu vực địa lý Stt Khu vực Số lượng Tỷ lệ 1 Đông bắc 54 40,2 2 Tây bắc 20 14,9 3 Trung 47 34,4 4 Đông nam 13 9,6 5 Tây Nam 2 0,9 Bảng 2: Khu vực địa lý
Biểu 1: Khu vực địa lý
Thông qua khảo sát số khách du lịch Thái Lan thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng đến Đà Nẵng cho thấy rằng đa phần là họ đến từ vùng Đông Bắc(40,2%) và Trung (34,4%) Thái Lan. Một lượng nhỏ đến từ vùng Tây Bắc
(14,9%) và Đông Nam(9,6%). Rất ít khách đến từ Tây Nam. Điều này có thể lý giải do khoảng cách về địa lý, vùng Đông bắc và Trung Thái Lan có vị trí gần với Đà Nẵng nên việc đi lại cũng khá dễ dàng và thuận lợi hơn so với các vùng khác. Điều này cũng đặt ra cho du lịch Đà Nẵng làm thế nào đề thu hút khách từ những vùng khác của Thái Lan và tìm hiểu lí do vì sao khách ở vùng Đông Bắc và Trung Thái Lan đến Đà Nẵng nhiều hơn. Để có thể có những dịch vụ đáp ứng phù hợp với nhu cầu của họ. Và đồng thời xác định được thị trường trọng điểm của Trung tâm trong thời gian tới.
1.2. Về giới tính, độ tuổi
Stt Giới Số lượng Tỷ lệ
1 Nam 76 73,1
2 Nữ 28 26,9
Bảng 3: Về giới tính khách du lịch Thái Lan đến Đà Nẵng
Biểu 2: Về giới tính khách du lịch Thái Lan đến Đà Nẵng
Trong số những du khách Thái Lan thuộc Trung Tâm XTDLĐN được điều tra về giới tính thì cho kết quả rằng: Đa phần khách Thái Lan đến Đà Nẵng là Nam giới ( chiếm 73,1%) con số này gấp 3 lần so với nữ giới (26,9%). So với nữ thì thời gian dành cho việc du lịch nghỉ ngơi của nam giới nhiều hơn. Nữ giới
thường phải đảm nhiệm nhiều vai trò trong gia đình nên khó có thể bỏ nhiều thời gian đi du lịch. Mà tâm lý đi du lịch của khách Nam thường khác so với khách nữ , họ có những sở thích khám phá, tìm hiểu mạnh hơn, nhu cầu tham gia các hoạt động nhiều hơn, Khả năng chi tiêu cũng rộng rãi hơn… Đánh vào tâm lý của du khách nam mà Trung tâm có những hình thức tổ chức chuyến đi cho phù hợp đáp ứng nhu cầu của họ và có những biện pháp kích thích hành vi tiêu dùng .
Về độ tuổi thì chúng tôi không thu thập được thông qua phiếu điều tra mà chỉ có thể tham khảo qua ý kiến của các hướng dẫn viên :
Theo quan sát của đa số các HDV thì phần lớn các du khách Thái Lan đến Đà Nẵng ở độ tuổi trung niên, chỉ một HDV cho rằng đa số DK Thái là thanh niên hoặc người cao tuổi. Có thể kết quả bị chi phối bởi đoàn khách mà họ được phân công dẫn. Rất ít khách là tầng lớp học sinh , sinh viên. Có thể do trong thời gian điều tra này là còn trong năm học nên ít có du khách là học sinh , sinh viên. Những cũng đáng phải nhận định lại rằng,Đà Nẵng thật sự chưa gây được sự chú ý đối với tầng lớp thanh niên Thái Lan, các tour chủ yếu là đi tham quan các viện bảo tàng, các làng nghề… mà thiếu những hoạt động sôi nổi, trẻ trung để có thể thu hút du khách trẻ tuổi đến đây.
1.3 . Về nghề nghiệp
Đây cũng là vấn đề tế nhị nên không thu thập được thông qua khách du lịch. Đa số du khách thường bỏ trống mục này. Việc tìm hiểu nghề nghiệp của du khách cũng có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nhu cầu của du khách . Nghề nghiệp phần nào
có tác động, chi phối đến những sở thích và hành vi tiêu dùng của họ. Ví dụ khách du lịch là những người làm bàn giấy thường thích đến tham gia những hoạt động, trò chơi, tham quan, đến những nơi thông thoáng…
Theo ý kiến của các hướng dẫn viên thì họ cho rằng : Khách Thái Lan Thuộc trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng đa phần là cán bộ công chức, và cũng có người cho rằng khách Thái Lan là những người làm kinh doanh, và có 1 hướng dẫn viên là cho đa phần khách là những người làm nghề tự do. Điều này cũng khó xác định vì thời gian làm việc của mỗi nghề thường khác nhau nên kế hoạch du lịch của cá nhân có thể khác nhau.
1.4. Về số lần đến Đà Nẵng Stt Số Lần Số Lượng Tỷ lệ 1 Lần thứ nhất 112 82,3 2 Lần thức hai 15 10,8 3 Lần thức ba 9 6,9 4 Hơn ba lần 0 0 Bảng 4: Số lần mà khách Thái Lan đã đến Đà Nẵng
Đối với các khách được điều tra , thì có 82,3% (112 khách) đến Đà Nẵng lần đầu tiên, 10,8% (15khách) đến lần thứ 2 và có rất ít khách đến nhiều hơn 2 lần. Con số này cho chúng ta một đánh giá tỉnh táo hơn về sức lôi cuốn của các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng. Ngay cả các thị trường gần và thuận lợi đáng kể về khoảng cách địa lý mà tỷ lệ quay lại cũng rất thấp. Cũng có thể lý giải nguyên nhân này là do bản chất của con người là muốn khám phá những điều mới lạ nên những nơi họ đã đi qua rồi thì lần sau họ mong muốn đến một nơi mới lạ khác để khám phá. Nhưng cần tạo ấn tượng tốt cho du khách vì đây sẽ là những người có vai trò quan trọng cho việc quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng cho những người thân của họ( Hình thức truyền miệng). Điều này đặt ra cho du lịch Đà Nẵng là làm thế nào để lôi kéo du khách trở lại với Đà Nẵng sau khi họ đã đến tham quan.
Với kinh nghiệm của mình, thì các hướng dẫn khi được hỏi cũng cho rằng : đa số khách Thái Lan thuộc Trung Tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng đến Đà Nẵng là lần đầu tiên. Rất ít khách quay trở lại lần thứ hai và hầu như không có ai quay lại quá ba lần.
1.5 Mục đích chuyến đi và nguyên nhân chọn tham quan Đà Nẵng