Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách trên địa bàn khu kinh tế vân đồn của ban quản lý khu kinh tế quảng ninh, tỉnh quảng ninh (Trang 58)

Ban Quản lý KKT Quảng Ninh có chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tƣ xây dựng phát triển KKT Vân Đồn và các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo quy chế, quy hoạch, kế hoạch và tiến độ thực hiện đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Kể từ khi đƣợc thành lập, Ban Quản lý KKT Quảng Ninh đạt đƣợc nhiều thành tích quan trọng trong quá trình quản lý đầu tƣ xây dựng và phát triển trên các địa bàn đƣợc giao, trong đó có công tác thẩm định dự án đầu tƣ, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trên địa bàn KKT Vân Đồn. Tuy nhiên, để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới hiện nay, đòi hỏi phải khắc phục đƣợc những tồn tại hạn chế nhƣ đã nêu ở những phần trên. Những tồn tại hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Mô hình phát triển khu kinh tế là một mô hình quản lý mới nên gặp không ít những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong việc hƣớng dẫn, trao đổi kinh nghiệm công tác. Mặt khác, chức năng của Ban Quản lý KKT ít nhiều có sự chồng lấn chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Vân Đồn trong việc nhiệm vụ quản lý đầu tƣ xây dựng trên địa huyện Vân Đồn (vì KKT Vân Đồn có ranh giới toàn bộ huyện Vân Đồn) đã đƣợc quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Hơn nữa, việc tiếp nhận nhiệm vụ cũng nhƣ hồ sơ dự án từ các Sở ngành nhƣ: Kế hoạch và Đầu tƣ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gặp khó khăn do tâm lý “thêm việc chứ không bớt việc” đã diễn ra lâu nay của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Đội ngũ cán bộ công chức hiện có cơ bản còn mới, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định cấp phép đầu tƣ. Vị thế và chức năng nhiệm vụ cấp phép đầu tƣ của Ban Quản lý tuy đã đƣợc xác định bằng văn bản nhƣng trên thực tế hoạt động còn có những khó khăn hạn chế do phụ

thuộc rất nhiều vào phối hợp với các cấp, các ngành.

- Sự không đồng bộ, thống nhất và hay thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, các chính sách có liên quan. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan cơ bản gây trở ngại cho công tác thẩm định dự án đầu tƣ. Hiện tại, cơ chế quản lý đầu tƣ ở Việt Nam chƣa ổn định, thƣờng xuyên phải sửa đổi, bổ sung do vậy gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định dự án. Mặc dù, hệ thống các Luật liên quan trực tiếp đến quản lý đầu tƣ đã đƣợc ban hành nhƣ Luật Xây dựng (2003), Luật Đấu thầu (2005), Luật Đầu tƣ (2005), Luật Doanh nghiệp (2005) cùng các Luật khác song các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn còn thiếu chặt chẽ, chƣa thống nhất.

+ Ví dụ: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ, quy định Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tƣ do nhà đầu tƣ lập và chịu trách nhiệm; tuy nhiên theo Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Thông tƣ số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 của Bộ Xây Hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Thông tƣ số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn thực hiện quy chế Khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006, Thông tƣ số 03/2009/TT-BKH ngày 16/04/2009 hƣớng dẫn lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện đầu tƣ dự án có sử dụng đất lại quy định Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải kèm theo quyết toán thuế hoặc báo cáo kiểm toán độc lập xác nhận. Nếu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ do doanh nghiệp lập và tự chịu trách nhiệm thì giảm thủ tục đáng kể cho các nhà đầu tƣ, tuy nhiên đây là lỗ hổng lớn của pháp luật trong đầu tƣ xây dựng, sản xuất kinh doanh, làm ảnh hƣởng tới quá trình thẩm định năng lực tài chính

doanh nghiệp của cán bộ thẩm định dự án đầu tƣ và ảnh hƣớng tới quá trình vận hành dự án sau này do thiếu hụt tài chính của doanh nghiêp dẫn đến dự án triển khai chậm, không đạt yêu cầu.

+ Ví dụ: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ, quy định thành phần hồ sơ để thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng chỉ là giải pháp bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005, tại Khoản 4 Điều 22 quy định các dự án thuộc diện phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng chỉ đƣợc phê duyệt, cấp phép đầu tƣ, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt. Việc quy định không nhất quán phải lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc hay sau cấp phép đầu tƣ của các luật và văn bản hƣớng dẫn trong quá trình thẩm định cấp phép đầu tƣ gây khó khăn khi áp dụng. Hiện nay, Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 vẫn quy định: „‟Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đối với dự án. Trong khi đó Luật đầu tƣ năm 2014 và dự thảo Nghị định hƣớng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tƣ vẫn quy định trình tự, hồ sơ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ chƣa cần phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Vì vậy cần xem xét đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định để thuận tiện cho nhà đầu tƣ và cơ quan quản lý nhà nƣớc trong quá trình áp dụng pháp luật.

- Ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đối với các nhà đầu tƣ. Do đó, làm giảm số lƣợng dự án đầu tƣ cấp mới cũng nhƣ tiến độ thực hiện các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Vì vậy, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với công tác thẩm định cấp phép dự án đầu tƣ chƣa cao. Nhiều dự án đƣợc cấp phép đầu tƣ để đạt thành tích về số lƣợng là chính.

- Công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ trên phạm vi toàn bộ KKT Vân Đồn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Việc chậm triển khai quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong KKT cũng nhƣ chậm điều chỉnh quy hoạch xây dựng không phù hợp với định hƣớng phát triển KKT đã gây trở ngại cho hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ.

- Trong công tác lập dự án, chất lƣợng của công tác lập dự án chƣa tốt, nhiều dự án đƣợc lập không đầy đủ về nội dung, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản đặt ra cũng là nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác thẩm định.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Do thời gian thẩm định dự án bị giới hạn cán bộ thẩm định không thể thẩm định dự án công phu, chi tiết với đầy đủ các nội dung. Cán bộ thẩm định phải đảm đƣơng một khối lƣợng công việc quá lớn. Trƣờng hợp hồ sơ dự án chƣa đầy đủ, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu khi đó đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần. Thời gian quy định để hoàn thành công việc đúng hạn là một nỗ lực rất lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc thẩm định một số nội dung chƣa kỹ lƣỡng, đầy đủ, đôi khi mới dừng lại ở mức độ kiểm tra về hành chính và pháp lý. Vì thời gian có hạn nên cán bộ thẩm định ít đi thực tế, khảo sát, không liên hệ với các cơ quan bên ngoài để thu thập thông tin về dự án từ nhiều nguồn, dựa chủ yếu trên hồ sơ dự án, thông tin phục vụ thẩm định còn thiếu và chƣa đa dạng.

- Các dự án đầu tƣ tại KKT Vân Đồn là các dự án xây dựng gắn liền với đất. Do vậy, việc phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả với chính quyền địa phƣơng, các cơ quan có liên quan là rất cần thiết để góp phần cho việc thực hiện dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, vƣớng mắc nhiều nhất ở các dự án hiện nay là vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng. Hiện tại, hạng mục đền bù chƣa có trong định mức hay đơn giá của nhà nƣớc và không dễ xác định ngay từ đầu

nhƣ chi phí giải phóng mặt bằng. Trong thẩm định chƣa quan tâm đầy đủ đến phƣơng án tổ chức quản lý dự án cụ thể là các bộ phận và mối quan hệ của các chủ thể tham gia quản lý dự án. Kết quả thẩm định dƣờng nhƣ chú trọng đến những con số dự báo hơn là điều kiện vận hành trên thực tế.

- Việc phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Ban theo địa bàn (Trƣởng Ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chung, 03 Phó trƣởng Ban phụ trách từng khu vực sau: 1/ các KCN; 2/KKT Vân Đồn; 3/các KKT cửa khẩu) mà không theo lĩnh vực chuyên môn nên khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành công tác thẩm định dự án đầu tƣ.

- Quá trình thẩm định dự án đầu tƣ còn dựa nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà đầu tƣ mà chƣa xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng. Nhiều dự án đầu tƣ theo phong trào nhƣ các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, dự án du lịch sinh thái tại KKT Vân Đồn. Hậu quả là quá trình triển khai không đảm bảo theo tiến độ thực hiện dự án đặt ra, sản phẩm sản xuất nhiều nhƣng số lƣợng ngƣời mua có hạn, các dự án thƣờng xuyên phải ra hạn thời gian thực hiện nhiều lần.

- Một bộ phận cán bộ thực hiện (cả nhóm chuyên môn và quản lý) vẫn xem thẩm định dự án nhƣ là một bƣớc thủ tục để hợp pháp hoá công tác chuẩn bị đầu tƣ. Các kết quả báo cáo thẩm định đƣa ra có tính chất phục vụ cho mục tiêu phê duyệt dự án hơn là hiệu quả thực sự của dự án.

- Phƣơng pháp thẩm định chƣa khoa học, quá trình thẩm định dự án chủ yếu là do cán bộ tự nghiên cứu và triển khai thực hiện bằng kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, đặc biệt đối với các dự án lớn, phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định dự án.

Kết luận: chƣơng 2 của Luận văn đã phân tích thực trạng của công tác

thẩm định dự án đầu tƣ nhiều năm qua tại Ban Quản lý các KCN Quảng Ninh và Ban Quản lý KKT Vân Đồn nay đƣợc hợp nhất là Ban Quản lý KKT

Quảng Ninh. Phân tích những kết quả đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra những tồn tại hạn chế cần phải hoàn thiện, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế làm cơ sở đƣa ra những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác thẩm định cấp phép các dự án đầu tƣ vốn ngoài ngân sách tại KKT Vân Đồn của Ban Quản lý KKT Quảng Ninh trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tƣ hiện nay.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN KKT

VÂN ĐỒN CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ QUẢNG NINH 3.1. Kế hoạch phát triển KKT Vân Đồn

Theo quy hoạch phát triển các KKT đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008, KKT Vân Đồn đƣợc ƣu tiên phát triển trong số các KKT ven biển miền Bắc để trở thành cửa mở hƣớng ra biển, phát triển theo hƣớng hội nhập kinh tế với khu vực Đông Bắc Á trong hợp tác của hai hành lang, một vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Định hƣớng chung phát triển KKT Vân Đồn có những khác biệt cơ bản so với các KKT khác tại Việt Nam. Trong khi hầu hết các KKT trong cả nƣớc tập trung vào phát triển công nghiệp, KKT Vân Đồn sẽ tập trung vào du lịch biển và dịch vụ tài chính ngân hàng, thƣơng mại. Chúng ta có thể so sánh sự khác biệt qua bảng 3.1 dƣới đây.

Bảng 3.1: So sánh lĩnh vực phát triển giữa KKT Vân Đồn và các KKT ven biển khác của Việt Nam

STT Khu Kinh tế Chức năng chính

1 Vân Đồn Du lịch biển/Tài chính/Thƣơng mại

2 Nghi Sơn Dầu khí

3 Đình Vũ Cảng thƣơng mại tổng hợp

4 Đông Nam Nghệ An Công nghiệp/xi-măng/đóng tàu

5 Vũng áng Cảng/Thép/Nhà máy điện

6 Hòn La Đóng tàu /Cảng biển

7 Chân Mây Đóng tàu /Cảng biển/Du lịch

8 Chu Lai Du lịch/Công nghiệp nói chung

9 Dung Quất Dầu khí/Công nghiệp nặng

10 Phú Yên Công nghiệp liên quan đến dầu khí

STT Khu Kinh tế Chức năng chính

12 Nhơn Hội Công nghiệp nói chung

13 Năm Căn Công nghiệp (sau 2010)

14 Định An Công nghiệp (sau 2010)

15 Phú Quốc Du lịch/Tài chính

(Nguồn: Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 phê duyệt quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển đến năm 2020)

Kế hoạch phát triển KKT Vân Đồn cụ thể nhƣ sau:

Trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái biển - đảo chất lƣợng cao với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú và hấp dẫn.

Xây dựng sân bay quốc tế hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh và của Vùng Đông Bắc Việt Nam. Hình thành cảng biển hiện đại phục vụ du lịch và dịch vụ là chủ yếu.

Xây dựng trung tâm dịch vụ cao cấp: tài chính, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn.

Phát triển nghề cá, chú trọng nghề nuôi trồng hải, đặc sản trên biển nhƣ: ngọc trai, bào ngƣ, tu hài, điệp quạt v.v... phục vụ du lịch chất lƣợng cao; xây dựng một số cơ sở dịch vụ nghề cá nhƣng phải bảo đảm không phá vỡ không gian du lịch, giữ gìn môi trƣờng sinh thái biển.

Phát triển cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; trƣớc hết, phục vụ phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến hải sản chất lƣợng cao, công nghiệp phục vụ du lịch, dịch vụ, vận tải.

Xây dựng đô thị vƣờn - biển đẹp, hiện đại và đậm nét dân tộc.

* Giai đoạn 2006 - 2010:

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh đảm bảo cho sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế.

Nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân khoảng 20 - 26%/năm; dự kiến GDP bình quân đầu ngƣời bằng khoảng 2/3 mức bình quân chung của Tỉnh

cùng thời điểm; GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 880 - 1.000 USD/ngƣời vào năm 2010.

Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2010: dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm nghiệp, thủy sản là 48,2% - 20,8% - 31%.

Hoàn thành cơ bản các công trình then chốt: Quy hoạch chi tiết, khởi công và hoàn thành một số hạng mục công trình của sân bay, cảng biển, một số khu du lịch, đƣờng chính dọc đảo Cái Bầu, hoàn chỉnh hệ thống cung cấp điện, viễn thông.

* Giai đoạn 2011 - 2015:

Là giai đoạn hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân khoảng 18 - 22%/năm; dự kiến GDP bình quân đầu ngƣời bằng mức bình quân chung của Tỉnh cùng thời điểm; GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 3.600 - 5.000 USD/ngƣời vào năm 2015.

Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2015: dịch vụ - công nghiệp - nông,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách trên địa bàn khu kinh tế vân đồn của ban quản lý khu kinh tế quảng ninh, tỉnh quảng ninh (Trang 58)