Phân tích hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích công tác tài chính – kế toán của công ty TNHH 1TV kinh doanh vật tư và xây dựng thành phát (Trang 48)

C n gộ

2.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính

2.4.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản * Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)

Bảng 2.6. Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho năm 2011, 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Hàng tồn kho đầu kỳ Đồng 2.220.830.759 5.020.450.428 2.799.619.669 126,06 2 Hàng tồn kho cuối kỳ Đồng 5.020.450.428 4.525.155.976 -495.294.452 -9,87 3 Hàng tồn kho bình quân (3=[1+2]/2) Đồng 3.620.640.594 4.772.803.202 1.152.162.609 31,82 4 Doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59 5 Số vòng quay hàng tồn kho(5=4/3) Vòng 3,45 2,71 -0,74 -21,42 6 Số ngày của 1 kỳ luân chuyển (6= 360 ngày/5) ngày/vòng 104,25 132,66 28,41 27,25

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích cho thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 3,45 vòng, năm 2012 là 2,71 vòng. Số ngày của một kỳ luân chuyển năm 2012 là 132,66 ngày, tăng 27,25% so với năm 2011. Như vậy có thể thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống, điều này làm giảm tốc độ quay vòng vốn ở khâu dự trữ, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy công tác dự báo thị trường lập kế hoạch dữ trữ vật tư, sản phẩm là chưa tốt.

Đi vào phân tích cụ thể, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng 1,723 vòng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Do Doanh thu thuần tăng:

ΔGV = 12.951.629.226/3.620.640.594 – 12.502.690.812/3.620.640.594 = 0,124 vòng

- Do hàng tồn kho bình quân tăng:

ΔHTKBQ = 12.951.629.226/4.772.803.202 – 12.951.629.226/3.620.640.594 = - 0,864 vòng

Như vậy doanh thu tăng 3,59% làm số vòng quay hàng tồn kho tăng 0,124 vòng. Hàng tồn kho bình quân tăng 31,82% làm số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,864 vòng.

Kết luận: Nguyên nhân chính làm số vòng quay hàng tồn kho giảm là do hàng tồn kho bình quân tăng mạnh.

* Kỳ thu nợ bán chịu (KTN)

Bảng 2.7. Bảng phân tích kỳ thu nợ bán chịu

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tổng nợ phải thu đầu kỳ Đồng 2.744.198.480 6.206.284.197 3.462.085.717 126,16 2 Tổng nợ phải thu cuối kỳ Đồng 6.206.284.197 6.240.890.031 34.605.834 0,56 3 Số dư bình quân các khoản

phải thu (=3[1+2]/2) Đồng 4.475.241.339 6.223.587.114 1.748.345.776 39,07 4 Tổng doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59 5 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (5=4/3) Vòng 2,79 2,08 -0,71 -25,51 6 Số ngày của doanh thu chưa

thu (6=360 ngày/5) ngày/vòng 128,86 172,99 44,13 34,25

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Nhận xét:

- Hệ số vòng quay các khoản phải thu: hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 là 2,79 vòng, đến năm 2012 là 2,08 vòng giảm 0,71 vòng, điều này cho thấy công tác thu hồi công nợ của Công ty chưa tốt, số vòng quay các khoản phải thu giảm làm giảm tốc độ luân chuyển Vốn ngắn hạn, giảm hiệu quả SXKD. Điều này là do trong năm 2012 Công ty quản lý không tốt việc thu hồi công nợ.

- Số ngày của doanh thu chưa thu: vào năm 2011 là 128,86 ngày, năm 2012 tăng lên là 172,99 ngày, số ngày của doanh thu chưa thu tăng so với năm trước, đây là biểu hiện không tốt, việc tăng thời gian thu tiền sẽ làm giảm vòng quay vốn, đồng thời làm cho Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn dẫn tới khó khăn trong huy động vốn cho SXKD.

* Năng suất tài sản ngắn hạn (NSTSNH).

Bảng 2.8. Bảng phân tích năng suất tài sản ngắn hạn

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± % 1 Tài sản ngắn hạn đầu kỳ Đồng 5.979.723.663 14.399.831.439 8.420.107.776 140,81 2 Tài sản ngắn hạn cuối kỳ Đồng 14.399.831.439 12.794.502.910 -1.605.328.529 -11,15 3 Tài sản ngắn hạn bình quân (3=[1+2]/2) Đồng 10.189.777.551 13.597.167.175 3.407.389.624 33,44

4 Tổng doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Nhận xét:

Qua phân tích cho thấy năng suất tài sản ngắn hạn năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011, nếu như năm 2011 năng suất tài sản ngắn hạn đạt 1,23 đ/đ, phản ánh trong năm 2011 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra 1,23 đồng doanh thu, đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 0,95đ/đ, giảm 0,27 đ.đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 22,37%. Năng suất tài sản ngắn hạn giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty đã giảm, nguyên nhân do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đang sử dụng chưa tốt tài sản ngắn hạn.

* Năng suất tài sản dài hạn (NSTSDH)

Bảng 2.9. Bảng phân tích năng suất tài sản dài hạn qua 2 năm 2011, 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tài sản dài hạn đầu kỳ Đồng 3.176.851.944 5.414.742.509 2.237.890.565 70,44

2 Tài sản dài hạn cuối kỳ Đồng 5.414.742.509 6.253.525.106 838.782.597 15,49

3 Tài sản dài hạn bình quân (3=[1+2]/2) Đồng 4.295.797.227 5.834.133.808 1.538.336.581 35,81

4 Tổng doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59

5 Năng suất tài sản dài hạn (5=4/3) đ/đ 2,91 2,22 -0,69 -23,72

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích cho thấy năng suất tài sản dài hạn năm 2012 giảm so với năm 2011, cụ thể năng suất tài sản dài hạn năm 2012 là 2,22 đ/đ, giảm 0,69 đ/đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,72%. Năng suất tài sản dài hạn giảm là do tốc độ tăng của tài sản dài hạn bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (35,81% so với 3,59%), điều này cho thấy trong năm 2012 mặc dù Công ty đã quan tâm đầu tư nhiều cho tài sản dài hạn, nhưng hiệu quả thu được từ những tài sản mới này là chưa cao, thể hiện Công ty đang sử dụng không hợp lý tài sản dài hạn.

* Năng suất tổng tài sản (NSTTS)

Bảng 2.10. Bảng phân tích năng suất tổng tài sản qua 2 năm 2011, 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tổng tài sản đầu kỳ Đồng 9.156.575.607 19.814.573.948 10.657.998.341 116,40

2 Tổng tài sản cuối kỳ Đồng 19.814.573.948 19.048.028.016 -766.545.932 -3,87

3 Tổng tài sản bình quân

(3=[1+2]/2) Đồng 14.485.574.778 19.431.300.982 4.945.726.205 34,14 4 Tổng doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Nhận xét:

Năng suất tổng tài sản cũng có xu hướng tăng lên, nếu như năm 2011 đạt 0,86 đ/đ thì đến năm 2012 giảm còn 0,67đ/đ, giảm 0,2đ/đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 22,78%. Năng suất tổng tài sản giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm xuống, điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn.

2.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi

* Doanh lợi sau thuế trên doanh thu (ROS)

Công thức: Lợi nhuận biên ROS =Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Theo số liệu thực tế tại Công ty ta có:

Bảng 2.11. Phân tích lợi nhuận biên ROS

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59

2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 251.566.186 339.846.937 88.280.751 35,09

3 Tỷ suất doanh lợi (ROS) (3=2/1*100) % 2,01 2,62 0,61 30,41

Nguồn cung cấp: phòng kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy: Lợi nhuận biên của Công ty tăng từ 2,01% năm 2011 lên thành 2,62% năm 2012. Điều này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 0,61 đồng. Nguyên nhân là do mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn mức tăng của doanh thu thuần. Tuy nhiên tỷ suất này rất thấp chứng tỏ hiệu quả doanh thu của Công ty rất thấp, thấp hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần tăng cường quản lý chi phí, nhất là chi phí giá vốn để giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Doanh lợi trước thuế trên tài sản hay sức sinh lợi cơ sở (BEP)

Công thức tính: Doanh lợi trước thuế ( BEP) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Tổng tài sản bình quân

Từ số liệu thực tế ta có:

Bảng 2.12. Phân tích sức sinh lợi cơ sở của Công ty 2011 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tổng tài sản bình quân Đồng 14.485.574.778 19.431.300.982 4.945.726.205 34,14 2 Lợi nhuận trước thuế

và lãi vay Đồng 335.421.582 569.144.532 233.722.950 69,68

3 Sức sinh lợi cơ sở

(BEP) (3=2/1*100) % 2,32 2,93 0,61 26,49

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích ta thấy sức sinh lợi cơ sở của Công ty năm 2012 là 2,93%, con số này cho biết trong 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra cho xã hội 2,93 đồng lãi. Chỉ

tiêu này tăng 26,49% so với cùng kỳ 2011. Cho thấy đối với xã hội vốn kinh doanh năm nay tạo ra nhiều lãi hơn năm trước. Nguyên nhân làm BEP tăng là do lãi vay phải trả tăng mạnh, trong khi đó lợi nhuận trước thuế cũng có xu hướng tăng lên, trong thời gian tới Công ty cần phải có những chính sách tốt về quản lý tài sản để thu về lợi nhuận cao hơn.

* Sức sinh lời tài sản (ROA)

Công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

= ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x ( Doanh thu / Tổng tài sản bình quân) = ROS x Năng suất tổng tài sản

Chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào 2 nhân tố: - Doanh lợi doanh thu sau thuế.

- Năng suất tổng tài sản.

Từ số liệu thực tế ở Công ty ta có:

Bảng 2.13. Phân tích Sức sinh lời tài sản của Công ty 2011 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tổng tài sản bình quân Đồng 14.485.574.778 19.431.300.982 4.945.726.205 34,14 2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 251.566.186 339.846.937 88.280.751 35,09 3 Sức sinh lời tài sản

(ROA) (3=2/1*100) % 1,74 1,75 0,01 0,71

Nguồn: phòng kế toán

Sức sinh lời tài sản của Công ty năm 2012 là 1,75%, tăng 0,01% so với năm trước. Điều này cho thấy trong năm 2012 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thu về được 1,75 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2011 là 0,71%. Chỉ số này tăng so với năm trước, cho thấy Công ty có những chính sách sử dụng tài sản hiệu quả hơn so với năm 2011.

*Sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Từ số liệu thực tế ta có:

Bảng 2.14. Phân tích Sức sinh lời vốn chủ sở hữu 2011 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Đồng 3.054.154.796 3.305.720.982 251.566.186 8,24 2 Vốn chủ sở hữu cuối kỳ Đồng 3.305.720.982 3.684.243.490 378.522.508 11,45 3 Vốn chủ sở hữu bình

quân (3=[1+2]/2) Đồng 3.179.937.889 3.494.982.236 315.044.347 9,91

4 Lợi nhuận sau thuế Đồng 251.566.186 339.846.937 88.280.751 35,09 5 Sức sinh lời vốn chủ

sở hữu(ROE) (5=4/3) % 7,91 9,72 1,81 22,91

Qua bảng phân tích trên ta thấy ROE của Công ty năm 2012 là 9,72%. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 9,72 đồng lãi. Chỉ số này tăng 22,91% so với cùng kỳ năm 2011, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2012 tốt hơn năm 2011 rất nhiều, điều này góp phần giúp Công ty dễ dàng huy động vốn từ các chủ đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

2.4.3. Phân tích an toàn tài chính

2.4.3.1. Phân tích rủi ro tài chính

* Khả năng thanh toán hiện hành

Công thức: Chỉ số thanh toán hiện hành = TSNH và ĐTNH / Nợ phải trả

Chỉ số này càng lớn thì khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn càng cao.

Bảng 2.15. Bảng phân tích chỉ số khả năng thanh toán hiện hành

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 14.399.831.439 12.794.502.910 -1.605.328.529 -11,15 2 Nợ ngắn hạn Đồng 16.508.852.966 15.363.784.526 -1.145.068.440 -6,94 3 Hệ số thanh toán hiện hành (3=1/2) đ/đ 0,872 0,833 -0,04 -4,53

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)

Qua bảng phân tích ta thấy chỉ số thanh toán hiện hành của Công ty hai năm 2011 - 2012 đều nhỏ hơn 1. Chứng tỏ TSNH và ĐTNH của Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là chưa ổn định.

Năm 2011 chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là 0,872 đ/đ, con số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được 0,872 đồng TSNH tài trợ. Chỉ số năm 2012 là 0,833 đ/đ, giảm 0,04đ/đ so với năm 2011 điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành ngày càng giảm xuống.

* Khả năng thanh toán nhanh

Công thức: Tài sản có khả năng thanh toán cao = (TSNH – Hàng tồn kho)/nợ NH

Từ số liệu thực tế tại Công ty :

Bảng 2.16. Phân tích chỉ số thanh toán nhanh 2011 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 14.399.831.439 12.794.502.910 -1.605.328.529 -11,15 2 Hàng tồn kho Đồng 5.020.450.428 4.525.155.976 -495.294.452 -9,87 3 Nợ ngắn hạn Đồng 16.508.852.966 15.363.784.526 -1.145.068.440 -6,94 4 Hệ số thanh toán nhanh(4=[1-2]/3) đ/đ 0,568 0,538 -0,03 -5,26

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty đã giảm so với năm 2011. Cụ thể là ở năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 0,538 đồng tài sản có khả năng thanh toán cao, giảm 0,03 đồng so với năm 2011 và tương đương 5,26%. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh đã giảm xuống, mặt khác hệ số

này vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty đang gặp nhiều vấn đề trong thanh toán các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn. Chỉ số này giảm là do tiền mặt trong quỹ giảm xuống đáng kể trong năm 2012.

* Khả năng thanh toán tức thời

Trong khi khả năng thanh toán nhanh của Công ty cho biết khả năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn, thì khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu mà được đo bằng tiền và đầu tư ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn cho biết sát sao khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Công thức tính:

Chỉ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và ĐT NH / Nợ ngắn hạn Bảng 2.17. Phân tích chỉ số thanh toán tức thời 2011 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± %

1 Vốn bằng tiền Đồng 2.997.861.398 1.853.221.487 -1.144.639.911 -38,18 2 Nợ ngắn hạn Đồng 16.508.852.966 15.363.784.526 -1.145.068.440 -6,94

3 Hệ số thanh toán tức thời (3=1/2) đ/đ 0,182 0,121 -0,06 -33,57

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên ta thấy, do lượng tiền mặt năm 2012 giảm 38,18% so với năm 2011 và các khoản nợ chỉ giảm 6,94% làm cho chỉ số khả năng thanh toán tức thời giảm mạnh. Cụ thể là năm 2011 chỉ số khả năng thanh toán tức thời là 0,182 đ/đ, sang năm 2012 chỉ số này là 0,121 đ/đ, giảm 0,06 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 33,57%. Việc chỉ số thanh toán tức thời giảm mạnh làm giảm khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền mặt của Công ty, mặt khác chỉ số này 2 năm đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn thanh toán ngay.

* Phân tích khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả Bảng 2.18. Phân tích chỉ số thanh toán tổng quát 2011 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

± % 1 Tổng tài sản Đồng 19.814.573.948 19.048.028.016 -766.545.932 -3,87 2 Nợ phải trả Đồng 16.508.852.966 15.363.784.526 -1.145.068.440 -6,94 3 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (3=1/2) đ/đ 1,200 1,240 0,04 3,30 Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên ta thấy, hệ số thanh toán tổng quát có xu hướng tăng lên, hệ số thanh toán tổng quát năm 2012 đạt 1,24 đ/đ, tăng 0,04 đ/đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,3%, chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của Công ty đã được cải thiện hơn so với năm 2011, mặt khác hệ số này cả 2 năm đều

Một phần của tài liệu Phân tích công tác tài chính – kế toán của công ty TNHH 1TV kinh doanh vật tư và xây dựng thành phát (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w