Một số định hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm theo các quy định

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

3.2.Một số định hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm theo các quy định

của nhà nước

3.1.1 Một số định hướng giải quyết việc làm

Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm luôn là vấn đề nổi bật và cấp bách đối với mọi quốc gia, nếu vấn đề này không giải quyết khi không có việc làm thì sẽ đi đôi với thất nghiệp tạo ra sức ép lớn đến toàn xã hội. Vì thế hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là hết sức cần thiết, khi giải quyết tốt vấn đề việc làm hạn chế khả năng thất nghiệp và các tệ nạn. Trong hoàn cảnh đó cần định hướng rõ các phương hướng chính xác và quản lí tốt và triển khai có hiệu quả.

Một là, ban hành các chính sách kịp thời các vấn đề liên quan đến việc làm giải quyết việc làm cho người lao động. Thay đổi quan niệm nhận thức về việc làm, đảm bảo cho người lao động được tự do hành nghề, liên doanh, liên kết, hợp tác và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước phải xác định mục tiêu của chính sách việc làm là phải xoá bỏ hoàn toàn nạn thất nghiệp mà là hạn chế nó tới mức thấp nhất, bảo đảm sự an toàn cho người lao động.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao đồng thời tăng đầu tư, khuyến khích những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư, đẩy mạnh các ngành du lịch, dịch vụ và thương mại...

Ba là, tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước trong giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2020, phải đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

Bốn là, bố trí các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là các đối tượng đặc thù, phát triển các ngành kinh tế thế mạnh ở địa phương, tạo nhu cầu việc làm nhu việc làm cho người lao động nông, ưu tiên giải quyết việc làm bền vững cho nông dân trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Năm là, cần có những quy định chặt chẽ, đầy hơn trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sáu là, tiếp tục năng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, mở rộng các trung tâm đào tạo nghề hơn nữa. Nhà nước tổ chức và khuyến khích việc đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

3.1.2. Một số giải pháp giải quyết việc làm

Để đạt hiệu quả cao trong việc hoàn thiện và thực thi pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm, cần có những giải pháp thích hợp bất kịp với tình hình hiện tại, sau đây là một số biện pháp đề xuất.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về lao động, việc làm để tiến hành hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cũng như đòi hỏi của thực tiễn.

-Tăng cường quản lý nhà nước về việc làm, thực hiện pháp luật lao động về việc làm, kết hợp công tác kế hoạch hóa với cập nhật tình hình biến động lao động việc làm, kết quả thực hiện pháp luật lao động trên thực tế, bảo đảm điều chỉnh các biện pháp thực hiện trong từng thời kỳ.

- Thúc đẩy công tác kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các chính sách và pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, người lao động.

- Có các biện pháp khuyến khích sự năng động và chủ động tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác của người lao động, không thụ động, trông chờ vào Nhà nước.

- Đối với người sử dụng lao động thì khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm trên cơ sở tuân thủ pháp luật lao động về lao động và việc làm.

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về pháp luật việc làm của đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động nông thôn.

- Đối với hoạt động giới thiệu việc làm, cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm và cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp giới thiệu việc làm; đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các dự án, hoạt động cho vay giải quyết việc làm, đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm… Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Đối với lao động xuất khẩu, cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường lao động thế giới và các nước để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp cho việc xuất khẩu lao động sang các nước, tránh để tình trạng phân tán như hiện nay. Thành lập hiệp hội bảo vệ quyền lợi người lao động đi xuất khẩu, hoặc nâng cao vai trò của công đoàn trong lĩnh vực này.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên mọi vùng, miền, khu vực, các loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác phổ biến pháp luật lao động cũng như cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm hiểu biết pháp luật lao động nói chung và pháp luật về việc làm, giải quyết việc làm nói riêng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động hướng tới mục tiêu hiệu quả và chất lượng

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

KẾT LUẬN

Việc làm cho người lao động là vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp và rất phức tạp, liên quan đến tất cả các quá trình kinh tế - xã hội. Là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, dân tộc, của từng địa phương và của từng người lao động. Đây là vấn đề vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề cơ bản có tính chiến lược lâu dài. Giải quyết đủ việc làm cho người lao động tiến tới việc làm có hiệu quả, được tự do lựa chọn việc làm chính là giải quyết tận gốc nguyên nhân sâu xa các vấn đề xã hội gay gắt, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hộ

Trong khi đó, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta cho thấy vẫn còn rất nhiều tồn tại cần phải được nghiên cứu và giải quyết. Những tồn tại này cũng phần nào phản ánh những bất cập của các quy định pháp luật . Do đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân cũng như các cơ quan ban ngành của Nhà nước luôn luôn quan tâm và nỗ lực không ngừng.. Bên cạnh đó, chúng ta cần tính đến các tiêu chuẩn quốc tế về việc làm đã được các nước trên thế giới phê chuẩn bởi lẽ những tiêu chuẩn này hướng tới việc làm bền vững, việc làm nhân văn cho mọi người, là những tiêu chuẩn đảm bảo quyền làm việc cao nhất cho con người, không phân biệt đối xử.

Để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp có hiệu quả, đòi hỏi phải có một hệ thống chủ trương chính sách đồng bộ xác định mục tiêu phát triển dân số, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo cho đến phát triển kinh tế tạo mở việc làm.

Tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động.

Giải quyết việc làm là một chương trình mục tiêu quốc gia phải có những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện đồng bộ chương trình giải quyết việc làm của từng cấp, từng ngành và các tổ chức đoàn thể cho đến từng người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phải từng bước hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng lao động, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngoài các chính sách định hướng của Nhà nước mọi người luôn hiểu rõ và phát huy vai trò của bản thân trong việc năng cao tay nghề trình độ văn hóa cho bản thân.

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013.

2. Bộ luật Lao động năm 2012.

3. Luật người cao tuổi năm 2009.

4. Luật người khuyết tật năm 2010.

5. Luật việc làm năm 2013.

6. Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

7. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

8. Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.

 Sách, báo, tạp chí

1. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm 2012.

2. Đại học luật quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1999.

3. Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật lao động, Nxb.Hồng Đức, năm 2012.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008.

5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 1, Quý 1-2014, năm 2014.

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

 Trang thông tin điện tử

1. Bộ ngoại giao Việt Nam, Tổ chức lao động quốc tế và quan hệ với Việt Nam, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr06092811125 3/ns060928104319, [truy cập ngày 16/10/2014].

2. Dân kinh tế, Khái niệm thất nghiệp là gì, http://www.dankinhte.vn/khai-niem- nghiep-la-gi/, [truy cập ngày 14/9/2014].

3. Hội khuyến học Việt Nam, Tình hình lao động và việc làm 9 tháng 2013, http://www.hoikhuyenhoc.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3275, [truy cập ngày 18/10/2014].

4. Sở Lao động Và Thương binh Tỉnh Hải Dương, Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay,

http://soldtbxh.haiduong.gov.vn/cacchinhsach/laodongtienluong/Pages/mot-so-van-de- ve-lao-dong-va-viec-lam-cua-thanh-nien-hien-nay.aspx, [truy cập ngày 16/10/2014].

5. Thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội nghị sơ kết việc thực hiện các Công ước của tổ chức lao động quốc tế,

http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/52658/seo/Hoi-nghi-so-ket- viec-thuc-hien-cac-Cong-uoc-cua-to-chuc-lao-dong-quoc-te/language/vi-

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 43)