Hành vi nghiêm cấm trong luật việc làm

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 38)

5. Kết cấu đề tài

2.5. Hành vi nghiêm cấm trong luật việc làm

Theo Điều 9 Luật việc làm 2013, nêu lên các hành vi bị nghiêm cấm trong luật việc làm, được thể hiện cụ thể như.

Đối với bản người lao động để tìm kiếm việc làm chính là vấn đề quan trọng nhưng đôi khi trong quá trình tìm kiếm và xin việc làm cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc làm ảnh hưởng đến người lao động. Thông qua các trường hợp như:

- Trong xã hội có nhiều ngành nghề, và nhiều công việc khác nhau, do vậy có những công việc làm việc ở môi trường không tốt như không đủ điều kiện trong khi đó có những công việc làm việc và môi trường tốt, công việc giữa cấp trên và cấp dưới… nên thường được đưa ra so sánh, phân biệt đối xử không công bằng được thể hiện qua thái độ cách làm và hành vi của mọi người.

- Những chính sách Nhà nước ban hành tạo cơ hội việc làm được ban hành thông qua dịch vụ việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm…tuy nhiên ngoài những trụ sở cơ sở chính giới thiệu việc làm , cũng có nhiều người vì lợi ích đã giả mạo các cơ sở trung tâm giới thiệu việc làm với người lao động nhằm thu lợi ích từ tiền bạc người lao động hoặc gây rối làm sai lệch các chính sách triển khai trong Nhà nước của xã hội.

- Có nhiều lao động không có khiến thức hoặc từ quê mới lên thường tìm kiếm việc làm thường bị các nhà sử dụng lao động lợi dụng, thông qua tuyển lao động có thể làm việc nhà bán quán, nhng khi đi làm có thể bị gạt gẫm làm những công việc trái pháp luật như làm gái…trong hoàn cảnh này người lao động rơi vào tình trạng khó khăn vì có thể đã nhận tiền trong trường hợp này không hoàn trả lại được. Trong hoàn cảnh này người sử dụng lao động đã làm trái quy định pháp luật.

Nhìn chung cần ban hành chính sách quản lý chặt chẽ các sơ hở của luật đảm bảo cho quyền lợi người lao động và thực thi tốt các chính sách của Nhà nước

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM – MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Thực trạng về giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Mặt đạt được về giải quyết việc làm

- Trong năm qua nhiều văn bản được ban hành liên quan đến vấn đề việc làm cũng như luật việc làm được thông qua và có hiệu lực vào năm 2015 đã nêu lên những vấn đề rõ hơn về việc làm cũng như thị trường lao động, các chính sách Nhà nước trong việc giải quyết việc làm ngày càng có hiệu quả hơn.

- Lực lượng lao động vẫn tăng hàng năm, nhưng tốc độ thì chậm lại, làm giảm sức ép về việc làm. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã được nâng lên qua các năm thể hiện năm 2012 đạt 23,88% nhưng đến năm 2013 đạt 25,45%, thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là yếu tố nâng cao năng suất lao động, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ mới tiên tiến trên thế giới, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh trong nước.

- Mạng lưới dạy nghề năng cao tay nghề ngành nghề cho người lao động tiếp tục được phát triển và củng cố đến cuối 2013 cả nước có 1.339 cơ sở dạy nghề, gồm 162 trường cao đẳng nghề (106 trường công lập, 15 trường thuộc doanh nghiệp nhà nước, 41 trường tư thục) tăng 7 trường so với năm 2012; 302 trường trung cấp nghề (181 trường công lập, 21 trường thuộc doanh nghiệp nhà nước, 100 trường tư thục); 875 trung tâm dạy nghề, trong đó có 406 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện. Kết quả đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thị trường lao động.

- Cơ cấu làm việc theo nhóm ngành tiếp tục đạt được những kết quả như giảm việc làm trong nông , lâm, thủy sản chiếm 45,8% giảm 1%, công nghiệp xây dựng 21,86% tăng 0,27%, dịch vụ 32,37% tăng 0,72% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng và giảm trong cơ cấu ngành tuy còn thấp nhưng nhìn chung khả quan khi công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng tuy chậm.

- Số người tham gia Bảo hiểm xã hội năm 2013 cả nước có 11,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng gần 490 nghìn người (4,6%) so với năm 2012. Việc tham gia

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

bảo hiểm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong việc hưởng các chế độ về sức khỏe tốt hơn và các vấn đề các liên quan đến tình trạng sức khỏe.

- Sự phát triển của trung tâm giới thiệu việc làm ngày càng tăng tính đến hết năm 2013 cả nước có 130 trung tâm giới thiệu việc làm, và hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực việc làm, 64 trung tâm thuộc ngành Lao động và Thương binh và xã hội với trên 120 văn phòng tại các thành phố, tỉnh các khu công nghiệp trên cả nước. Việc phát triển trung tâm việc làm là tạo cơ hội lớn cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm một khi có việc làm sẽ hạn chế khả năng thất nghiệp của người lao động trong xã hội31.

3.1.2. Mặt chưa đạt được về việc làm và giải quyết việc làm

- Số người tham gia Bảo hiểm tuy tăng nhưng không đạt được chỉ tiêu định hướng như ban đầu là tăng 30% trong toàn xã hội ước tính đến 2015 là hơi khó khăn bởi năm 2013 đạt 20,6%.

- Các chính sách việc làm nằm rải rác ở các văn bản khác nhau không đồng bộ gây khó khăn trong việc hướng dẫn và thi hành. Qũy quốc gia về việc làm không nêu rõ cách hướng dẫn cụ thể như mức độ vay số vốn cụ thể cho người lao động.

- Trong việc quản lý lao động còn nhiều hạn chế lớn như lao động xuất khẩu lao động quản lý chưa nghiêm nên thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng lao động bỏ việc tùy ý không tuân theo hợp đồng lao động, công tác quản lý thanh tra còn nhiều han chế, số lượng còn hạn chế phân bố không đồng bộ trong cả nước.

3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến bất cập trong việc giải quyết việc làm

Tính đến năm 2013 tình hình kinh tế phát triển trở lại tuy nhiên vẫn còn chậm, do chụi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nên kinh tế nước ta chậm phát triền từ năm 2011 đến 2012 từ nguyên nhân trên đã tác động lớn đến tình hình lao động và việc làm trong nước.

- Thị trường lao động chưa định hướng rõ ràng, và xác định mục tiêu cơ bản cho người lao động, chỉ tạo điều kiện tìm kiếm việc làm nhưng không đảm bảo tính bền vững của công việc.

31

Tổng cục thống kê, Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 1, quý 1,Bộ lao động Thương binh và Xã hội, năm 2014,tr.5

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

- Chuyên môn kỹ thuật lao động của người lao động được năng cao tuy nhiên thường chỉ dừng lại ở trung cấp còn cao đẳng và đại học vẫn còn hạn chế vì lý do này làm cho tay nghề không được năng cao hơn chỉ dừng lại ở mức thấp.

- Qũy quốc gia về việc làm tuy tăng số vốn vay lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế ở mức độ vay và số vốn phân về các địa phương là không đồng bộ, không hướng dẫn cụ thể nhất định về số vốn được vay.

- Phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế tỉ lệ tham gia lao động trong độ tuổi lao động qua các độ tuổi có xu hướng giảm nhưng độ tuổi ngoài lao động thuộc nghỉ hưu thì bắt đầu gia tăng .

3.1.4. Giải pháp cho người lao động về giải quyết việc làm

Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức các ngành, các địa phương của xã hội và của bản thân người lao động. Để khắc phục và giải quyết vấn đề trên cần có những biện pháp hợp lý và kịp thời.

- Đảm bảo khung pháp lý ngày càng hoàn thiện không còn rải rác ở nhiều luật và văn bản khác nhau, bảo đảm sự bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động, số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

- Tăng số lượng năng lực thanh tra viên lao động, phân bố đồng đều trên phạm vi ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, tạicấp huyện, khu công nghiệp.

- Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, về cơ cấu ngành nghề có trình độ và có chất lượng để cung cấp cho các ngành, vùng kinh tế, đặt biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, phục vụ có hiệu quả công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập.

- Mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp theo hướng hiện đại và công nghiệp hóa nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội

- Phát triển thị trường lao động đồng đều trên phạm vi cả nước để gắn kết cung cầu lao động, tạo sự căn bằng tiền lương và thu nhập, phụ thuộc vào kết quả lao động, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với vai trò là người sử dụng. Kết hợp hài hòa giữa nhà đào tạo và

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

người sử dụng lao động để hài hòa lợi ích các bên, tránh lãng phí. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực với các hình thức đa dạng như đào tạo nhân lực, doanh nghiệp tham gia đào tạo giảng dạy và sử dụng . Xây dựng chính sách để các doanh nghiệp đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường đầu tư cho giáo dục và học nghề về đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp có chính sách thu hút, sử dụng lao động phù hợp như hổ trợ chỗ ở cho người lao động để người lao động yên tâm gắn bó làm việc. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn liền với đào tạo nghề với việc làm, đẩy nhanh việc xã hội hóa công tác dạy nghề, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo nghề cho người lao động.

- Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý thông tin về lao động việc làm.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo,…cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án phát triển, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ được dự báo tình hình kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình. Cần đầu tư công tác thống kê, phân tích dữ liệu thông tin thị trường lao động ở các tỉnh, thành phố và thiết lập hệ thống thông tin giữa các tỉnh nhằm cung cấp, điều phối lao động.

- Đưa các chương trình như chương trình thị trường lao động hội chợ việc làm tới gần với người dân cung cấp thông tin kỹ năng nghề nghiệp và những hiểu biết về việc làm

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất

3.2. Một số định hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm theo các quy định của nhà nước của nhà nước

3.1.1 Một số định hướng giải quyết việc làm

Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm luôn là vấn đề nổi bật và cấp bách đối với mọi quốc gia, nếu vấn đề này không giải quyết khi không có việc làm thì sẽ đi đôi với thất nghiệp tạo ra sức ép lớn đến toàn xã hội. Vì thế hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là hết sức cần thiết, khi giải quyết tốt vấn đề việc làm hạn chế khả năng thất nghiệp và các tệ nạn. Trong hoàn cảnh đó cần định hướng rõ các phương hướng chính xác và quản lí tốt và triển khai có hiệu quả.

Một là, ban hành các chính sách kịp thời các vấn đề liên quan đến việc làm giải quyết việc làm cho người lao động. Thay đổi quan niệm nhận thức về việc làm, đảm bảo cho người lao động được tự do hành nghề, liên doanh, liên kết, hợp tác và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước phải xác định mục tiêu của chính sách việc làm là phải xoá bỏ hoàn toàn nạn thất nghiệp mà là hạn chế nó tới mức thấp nhất, bảo đảm sự an toàn cho người lao động.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao đồng thời tăng đầu tư, khuyến khích những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư, đẩy mạnh các ngành du lịch, dịch vụ và thương mại...

Ba là, tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước trong giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2020, phải đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.

Nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm- thực trạng và một

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)