Chiến lược định giá

Một phần của tài liệu Chiến lược marketng mix của vinamilk (Trang 33 - 36)

• Sữa đặc có đường ông thọ

2.6. Chiến lược định giá

Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy việc đưa ra chính sách hợp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho Vinamilk có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Sự hình thành và chuyển động của giá sữa chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên khi đưa ra những quyết định về giá, đòi hỏi Vinamilk phải xem xét, cân nhắc, giải quyết nhiều vấn đề như: các nhân tố ảnh hưởng đến giá sữa, các chính sách thông dụng, thông tin về giá cả các loại sữa trên thị trường và việc điều chỉnh giá,……

2.6.1.1. Các nhân tố bên trong

Có nhiều yếu tố tác động lên việc định giá bao gồm: chiến lược marketing, phối thức marketing, chi phí, các xem xét về mặt tổ chức, bản chất thị trường, nhu cầu, cạnh tranh, …

Các mục tiêu Marketing

Trước khi định giá, giống như những doanh nghiệp khác, Vinamilk phải quyết định chiến lược của mình đối với sản phẩm.

Mục tiêu chủ lực của Vinamilk hiện nay là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh. Khi đó giá bán sẽ được tính toán sago cho có thể tăng doanh thu và lợi nhuân tối đa. Vinamilk sẽ tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất tại thị trường Việt Nam bằng chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn, để thực hiện mục tiêu Vinamilk chấp nhận hạ giá bán tới mức có thể đạt quy mô thị trường lớn nhất.

Chiến lược Marketing Mix

Giá chỉ là một trong những công cụ phối thức Marketing mà doanh nghiệp sửa dụng để đạt được các mụa tiêu Marketing. Các quyết định về giá phải phối hợp với các quyết định thiết kế sản phẩm, phân phối, truyền thông,…

Với công ty Vinamilk, sau khi tham thăm dò thị trường và xác định phân đoạn thị trường chưa được chú ý là những người dân bình thường hay người lao động nghèo mong muốn được sử dụng sữa với giá cả rẻ. Vinamilk quyết định phục vụ khách hàng trong phân đoạn này. Vinamilk sản xuất những sản phẩm về sữa với mức giá trung bình cho trẻ em cũng như các bà mẹ mang thai và người lớn từ khoảng 66,000- 99,000VND dành cho những người lao động nghèo hay những người dân bình thường với thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu được sử dụng sữa. Tất nhiên khách hàng nào cũng quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Muốn giữ cho chi phí rẻ mà chất lượng đảm bảo thì Vinamilk đã phải áp dụng

những công nghệ hiện đại với dây chuyền sản xuất hàng loạt và thực hiện kiểm soát chi phí nghiêm ngặt.

Chi phí sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp cần phải định mức giá vừa đủ để vừa đảm bảo các chi phí cho sản xuất, phân phối, bán hàng,….

Chi phí công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ không những đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ hiện đại trên thế giới, với chi phí đầu tư cao, đội giá thành như:

• Công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước • Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp

• Công nghệ cô đặc sữa chân không • Công nghệ bảo quản sữa hộp bằng nito • Công nghệ chiết rót và đóng gói chân không • Công nghệ sản xuất kem,…

• Công nghệ sản xuất phomat nấu chảy

Những công nghệ này phần lớn được nhập khẩu từ các hãng cung cấp thiết bị ngành sữa nổi tiếng trên thế giới như: Tetra Pak ( Thụy Điển), APV ( Đan Mạch). Các dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại, điều khiển tự động hoặc bán tự động đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chi phí nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào của Vinamilk bao gồm: bột sữa các loại 100% nguyên liệu nhập khẩu, sữa tươi 100% nguyên liệu trong nước, đường chủ yếu dùng sản phẩm trong nước. Sữa bột được nhập khẩu từ Châu Âu, New Zealand, Mỹ, Australia và Trung Quốc. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã khiến cho các công ty sản xuất sữa gặp nhiều khó khăn, trong khi giá các nguyên liệu tăng giảm thất thường rất khó dự đoán.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong giá sữa, từ 5-27% giá vốn, trong đó chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 1-19,2%. Thương hiệu uy tín của ngành hàng sữa lại được hình thành chủ yếu từ quảng cáo. Công ty Vinamilk cũng có chi phí quảng cáo 12,9% nên có khả năng đẩy giá sữa lên cao.

2.6.1.2. Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài tác động lên định giá bao gồm: Thị trường và nhu cầu, cạnh tranh, …

Một phần của tài liệu Chiến lược marketng mix của vinamilk (Trang 33 - 36)