- Một số nghiên cứu sử dụng hormon tuyến giáp để duy trì tình trạng ĐTĐ thực nghiệm sau khi đã dùng liều nhỏ Alloxan hoặc sau khi cắt bỏ trên 80% tuyến
PHẦN 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Kết quả sàng lọc các phân đoạn của dịch chiết Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ
nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ
Với liều cho uống thuốc tương đương 2,88g dược liệu khô/kg chuột, trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ (150mg/kg), chỉ có 2 cắn dịch chiết trong phân đoạn n-hexan và trong ethyl acetate có tác dụng hạ glucose huyết (P<0,05) với tỷ lệ % hạ glucose huyết tương ứng lần lượt là 41,41 ± 2,84 và 25,96 ± 6,52. Sự khác nhau này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chứng tỏ cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan có tác dụng hạ glucose huyết mạnh hơn cắn dịch chiết trong ethyl acetate. 2 cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong clorofoc và trong
butanol không có tác dụng hạ glucose huyết. Việc xác định được phân đoạn có tác dụng là tiêu chí để tiếp tục các nghiên cứu hóa học và nghiên cứu sâu hơn về tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt.
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm trên, chúng tôi tiếp tục tiến hành đáng giá tác dụng hạ glucose huyết trên chuột nhắt trắng đã gây ĐTĐ bằng STZ (150mg/kg) của 2 cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan và ethyl actetate với liều tương đương 14,4 g dược liệu khô/kg chuột (tương đương liều gấp 5 lần liều dùng cho người) ở các thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi cho uống thuốc. Kết quả cho thấy:
- Với cắn dịch chiết trong phân đoạn n-hexan, tại thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi uống thuốc tỷ lệ % hạ glucose huyết tương ứng là 32,09 ± 5,48; 37,56 ± 9,95; 31,22 ± 8,27. Như vậy tại thời điểm 4h sau khi uống thuốc, tỷ lệ % hạ glucose huyết là lớn nhất. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Với cắn dịch chiết trong phân đoạn ethyl acetate, tại thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi uống thuốc tỷ lệ % hạ glucose huyết tương ứng là 17,25 ± 3,90; 13,86 ± 4,37; 24,02 ± 7,67. Như vậy tại thời điểm 6h sau khi uống thuốc, tỷ lệ % hạ glucose huyết là lớn nhất. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Tại thời điểm 2h, 4h sau khi uống thuốc, cắn dịch chiết trong phân đoạn n- hexan có tác dụng hạ glucose huyết mạnh hơn rõ rệt so với cắn dịch chiết trong phân đoạn ethyl actetate (P<0,05). Nhưng tại thời điểm 6h sau khi uống thuốc thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đây là cơ sở để chọn thời điểm đánh giá tác dụng hạ glucose huyết trong các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Quanghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Đã thu thập mẫu cây Chóp mau Việt, mô tả đặc điểm thực vật, thẩm định tên khoa học của cây nghiên cứu. Nghiên cứu 1 số đặc điểm vi phẫu của lá, thân, rễ cây Chóp mau Việt góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu.
2. Sơ bộ kết luận dịch chiết toàn phần rễ cây Chóp mau Việt có thể có độc tính nhưng độc tính thấp, không xác định được liều LD50.
3. Dịch chiết toàn phần rễ cây Chóp mau Việt trong methanol với liều 2,88g khô/kg và liều 14,4 g dược liệu khô/kg chuột đều có tác dụng hạ glucose huyết có ý nghĩa thống kê (P<0,01) trên mô hình chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ (liều 150mg/kg) ở thời điểm 4h sau khi dùng thuốc. Tỷ lệ % hạ glucose huyết tương ứng là 41,11± 2,84 và 37,56 ± 9,95. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4. Cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong phân đoạn n-hexan và ethyl acetate, với liều 2,88g có tác dụng hạ glucose huyết. Với tỷ lệ % hạ glucose huyết tương ứng là 41,11 ± 2,84; 25,96 ± 6,52; cắn dịch chiết trong n-hexan cho tác dụng hạ glucose huyết mạnh hơn rõ rệt so với cắn dịch chiết trong phân đoạn ethyl acetate (P<0,05).
5. Với liều 14,4 g dược liệu khô/kg chuột, tại các thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi cho uống thuốc, cả 2 cắn dịch chiết trong phân đoạn n-hexan và ethyl acetate đều cho tác dụng hạ glucose huyết. Và % hạ glucose huyết trung bình ở thời điểm 4h là cao nhất (đối với lô uống DC/n-hexan); ở thời điểm 6h là cao nhất (đối với lô uống DC/EtOAc). Tuy nhiên, trong cùng lô uống DC/n-hexan hoặc uống DC/EtOAc, sự khác nhau về tỷ lệ % hạ glucose huyết ở các thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi uống là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
6. Tác dụng hạ glucose huyết của cắn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt sau 4h uống thuốc và cắn dịch chiết trong phân đoạn ethyl acetate khác nhau không có ý
nghĩa thống kê khi dùng với 2 mức liều tương đương 2,88 g và 14,4 g dược liệu khô/kg chuột.
7. Dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong butanol và trong clorofoc với liều 2,88 g dược liệu khô/kg chuột không có tác dụng hạ glucose huyết tại thời điểm 4h sau khi uống thuốc (P>0,05).
KHUYẾN NGHỊ
Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Chóp Việt đặc biệt là nghiên cứu sâu hơn về tác dụng trên glucose huyết. Làm cơ sở để phát triển sản phẩm có tác dụng điều trị ĐTĐ từ cây Chóp mau Việt.
MỤC LỤC