- Một số nghiên cứu sử dụng hormon tuyến giáp để duy trì tình trạng ĐTĐ thực nghiệm sau khi đã dùng liều nhỏ Alloxan hoặc sau khi cắt bỏ trên 80% tuyến
PHẦN 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Kết quả sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết rễ cây Chóp mauViệt trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ (liều 150mg/kg)
Chuẩn bị dịch chiết: bột rễ cây Chóp mau Việt, đem chiết bằng methanol, thu được dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong methanol. Cất thu hồi dung môi ở áp suất giảm, cắn hòa tan bằng nước sôi thu được dịch chiết nước. Sau đó đem lắc với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, clorofoc (CHCl3), ethyl acetate (EtOAc), butanol (BuOH) thu được các dịch chiết Chóp mau Việt trong 4 dung môi trên. Cất thu hồi dung môi ở áp suất giảm thu được các cắn tương ứng là:
DC/n-hexan; DC/CHCl3 ; DC/EtOAc; DC/BuOH.
Chuột nhắt trắng sau khi nuôi ổn định 3-5 ngày trong phòng thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên 9 con làm lô chứng trắng:
Lô 1 (n = 9): lô chứng trắng, uống dung môi pha thuốc (dung dịch HPMC 3%). Số chuột còn lại tiêm màng bụng STZ liều duy nhất 150mg/kg để gây ĐTĐ, chọn những con chuột có glucose huyết ≥ 10mmol/l chia thành các lô:
Lô 2 (n = 8): chứng STZ uống dung môi pha thuốc (dung dịch HPMC 3 %) Lô 3 (n = 13): uống DC/n-hexan (pha trong dung dịch HPMC 3%) với liều tương đương 2,88 g dược liệu khô/kg chuột.
Lô 4 (n = 6): uống DC/CHCl3 (pha trong dung dịch HPMC 3%)với liều tương đương 2,88 g dược liệu khô/kg chuột.
Lô 5 (n = 11): uống DC/EtOAc (pha trong dung dịch HPMC 3%) với liều tương đương 2,88 g dược liệu khô/kg chuột.
Lô 6 (n = 12): uống DC/BuOH (pha trong dung dịch HPMC 3%) với liều tương đương 2,88 g dược liệu khô/kg chuột.
Tiến hành định lượng lại glucose huyết sau 4h cho uống thuốc hoặc dung môi pha thuốc, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Sự biến đổi glucose huyết theo thời gian trên mô hình chuột STZ Lô Nồng độ glucose huyết trung bình
0h 4h Chứng trắng (n = 9) 8,30 ± 0,31 7,93 ± 0,19 P = 0,39* Chứng STZ 14,70 ± 1,20 17,64 ± 2,02
(n = 8) P = 0,070* DC/n-hexan (n = 13) 15,50 ± 1,17 9,05 ± 0,73 P = 0,0000015* DC/CHCl3 (n = 6) 17.80 ± 2,71 13.38 ± 1.48 P = 0.066* DC/EtOAc (n = 11) 13,63 ± 0,87 9,82 ± 0,82 P = 0,0051* DC/BuOH (n = 12) 15,98 ± 1,41 16,52 ± 1,82 P = 0,48*
(*): so với thời điểm 0h.
Như vậy trên mô hình chuột gây tăng glucose huyết bằng STZ, với liều tương đương 2,88g dược liệu khô/kg chuột, sau 4h uống thuốc, chỉ có 2 phân đoạn có tác dụng hạ glucose huyết là: DC/n-hexan và DC/EtOAc với mức hạ glucose huyết khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với thời điểm chưa dùng thuốc. Ở liều dùng trên 2 phân đoạn DC/CHCl3 và DC/BuOH không có tác dụng hạ glucose huyết (P>0,05).
Bảng 2.5. Bảng so sánh % hạ glucose huyết so với thời điểm 0h của 2 lô chuột có tác dụng hạ glucose huyết: DC/n-hexan và DC/EtOAc:
DC/n-hexan DC/EtOAc
Tỷ lệ % hạ glucose huyết 41,11 ± 2,84 25,96 ± 6,52 P (so lô DC/n-hexan với
lô DC/EtOAc)
0,035
Kết quả cho thấy, với liều tương đương 2,88 g dược liệu khô/kg chuột tỷ lệ % hạ glucose huyết của 2 lô chuột uống DC/n-hexan và uống DC/EtOAc lần lượt là 41,41 ± 2,84 và 25,96 ± 6,52. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chứng tỏ phân đoạn dịch chiết trong n-hexan có tác dụng hạ glucose huyết mạnh hơn phân đoạn dịch chiết trong EtOAc.