Về tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng STZ (liều 150mg/kg)

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ hóa học MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY TĂNG GLUCOSE HUYẾT THỰC NGHIỆM (Trang 39 - 40)

- Một số nghiên cứu sử dụng hormon tuyến giáp để duy trì tình trạng ĐTĐ thực nghiệm sau khi đã dùng liều nhỏ Alloxan hoặc sau khi cắt bỏ trên 80% tuyến

2.3.4.Về tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng STZ (liều 150mg/kg)

PHẦN 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.3.4.Về tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng STZ (liều 150mg/kg)

chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng STZ (liều 150mg/kg)

Trên mô hình chuột tăng glucose huyết bởi STZ, cả 2 mức liều của dịch chiết toàn phần rễ cây Chóp mau Việt tương đương 2,88 g dược liệu khô/kg chuột và

14,4 g dược liệu khô/kg chuột đều có tác dụng hạ glucose huyết ở thời điểm 4h sau khi cho uống thuốc với mức hạ glucose huyết khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với thời điểm 0h chưa dùng thuốc.

Kết quả cho thấy: với liều 2,88 g và 14,4 g dược liệu khô/kg chuột, dịch chiết toàn phần rễ cây chóp mau Việt đều cho tác dụng hạ glucose huyết tốt với % hạ glucose huyết lần lượt là 35,64 ± 4,86 và 47,40 ± 3,92 . Tỷ lệ % hạ glucose huyết ở thời điểm 4h sau khi uống thuốc của 2 lô uống dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt và lô uống gliclazid (liều 19,2 mg gliclazid/kg chuột) đều khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của cây Salacia cochinchinensis trên glucose huyết, mặc dù các cây khác thuộc chi

Salacia đã được nghiên cứu khá nhiều những nghiên cứu về tác dụng hạ glucose huyết, chống béo phì. Điều này mở ra một hướng đi mới là cần phải nghiên cứu sâu hơn về tác dụng hạ glucose huyết góp phần làm phong phú thêm nguồn dược liệu có tác dụng hạ glucose huyết ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy ở lô chứng trắng và lô chứng STZ glucose huyết sau 4h uống thuốc không hạ (P>0,05) so với thời điểm 0h chưa uống thuốc, mặt khác lô uống Gliclazid mức hạ glucose huyết rất rõ (P<0,01), chứng tỏ dùng STZ với liều 150mg/kg chuột tiêm màng bụng duy nhất chưa phá hủy hoàn toàn đảo tụy ở chuột nhắt trắng và chuột vẫn đáp ứng tốt với thuốc điều trị ĐTĐ đường uống (gliclazid). Tỷ lệ % hạ glucose huyết ở 2 lô uống thuốc và lô uống gliclazid khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ hóa học MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY TĂNG GLUCOSE HUYẾT THỰC NGHIỆM (Trang 39 - 40)