Xuất cho việc áp dụng các quy định của Luật thương mại 2005 về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT-VIỆT

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT (Trang 39 - 43)

hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT-VIỆT

Kể từ thành lập cho đến nay, tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển và mở rộng, số lượng các hợp đồng được giao kết tăng khá nhiều. Công ty đã soạn thảo các mẫu hợp đồng cụ thể để phục vụ cho quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho công ty. Tuy nhiên công ty còn chưa nhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp nhận, sửa đổi hợp đồng theo những quy định mới của pháp luật.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty, một số nội dung các điều khoản trong hợp đồng còn sơ sài, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán. Do vậy, cần phải có giải pháp nhằm phát huy vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty cũng như quan sát quá trình thực hiện hợp đồng mua bán tại công ty, em xin đưa ra một số đề xuất như sau:

 Đối với yếu tố con người trong công ty:

Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập như hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cho nhân viên kinh doanh trong công ty thực sự cần thiết. Bởi có biết luật, hiểu luật thì những nhân viên này mới có thể áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa một cách chuẩn xác, tránh những tranh chấp không đáng có trong quá trình giao kết.

Để đảm bảo cho vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng được thuận lợi, công ty nên tranhg bị nhân viên pháp lý hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn từ các văn phòng luật. Công ty nên có một số điều chỉnh về tổ chức quản lý hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật. Nhất là các vấn đề pháp lý về giải quyết vi phạm cũng như tranh chấp trong hợp đồng mua bán giày dép.

Công ty nên có những cái nhìn chính xác hơn nữa về những quy định trong Luật cũng như cần phải nắm bắt được sự thay đổi của Luật trong quá trình thực hiện. Điều này đảm bảo cho việc thực hiện đúng, hợp lý và nhanh chóng những quy định của pháp luật.

Hình thức đối với những giao dịch mua bán thông thường thì pháp luật không giới hạn phải thể hiện hợp đồng bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc không kí kết hợp đồng bằng văn bản dẫn đến tình trạng không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khiến cho việc giải quyết tranh chấp trở nên rất khó khăn. Vì vậy nội dung trong hợp đồng của công ty cần quy định chi tiết, chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp, thời gian hiệu lực, điều khoản lựa chọn luật điều chỉnh…Không dùng những từ ngữ khó hiểu hoặc có nhiều cách giải thích trong hợp đồng. Không cam kết những nội dung mà mình không biết hoặc không có thẩm quyền giải quyết.

 Đối với các quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty:

Theo như bản hợp đồng ký kết giữa công ty TNHH NHẬT- VIỆT và cửa hàng giày dép Hồng Phương thì công ty nên sửa đổi, bổ sung và thay thế một số điều khoản để bản hợp đồng có tính chặt chẽ và logis hơn.

+ Trước hết là phần căn cứ của hợp đồng, đây là cơ sở pháp lý để hai bên tiến hành thực hiện hợp đồng mua bán giày dép. Căn cứ này phải dựa trên Luật Thương mại 2005 và BLDS 2005, đồng thời dựa trên những thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật mà hai bên đã thống nhất trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng.

+ Trong hợp đồng này công ty nên có điều khoản ghi rõ tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị hợp đồng cũng như những thông tin kèm theo sản phẩm để hai bên có thể tiện theo dõi. Mặc dù trong hợp đồng này cũng kèm theo bản đặt hàng của khách hàng tuy nhiên trong trường hợp mà khách hàng gọi điện đặt hàng trực tiếp hoặc đến tận nơi đặt hàng thì trong hợp đồng nên nêu rõ cụ thể về hàng hóa.

+ Nên đưa thêm vào hợp đồng điều khoản về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng vì hiện nay hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nhiều quy định không rõ ràng. Hai bên thỏa thuận cụ thể các biện pháp giải quyết trên tinh thần đảm bảo lợi ích của cả hai bên sẽ tránh được những khó khăn trong quá trình áp dụng luật. Điều này khiến hợp đồng chi tiết, các bên dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

+ Tiếp nữa là trong hợp đồng không đề cập đến những tình huống bất khả kháng. Ví dụ trong hợp đồng giữa công ty và cửa hàng Hồng Phương này. Công ty có trụ sở tại Hải Phòng, còn đối tác là trong thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng vào thành phố Hồ Chí Minh rất có thể xảy ra một số tình huống không mong muốn như hỏng hóc xe cộ hoặc mưa bão mà hàng có thể đến chậm hoặc bị hư hỏng. Công ty cũng nên đưa thêm điều khoản về vấn đề này để bản hợp đồng thêm chặt chẽ.

KẾT LUẬN

Qua việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT đã cho thấy công ty đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng này để mang lại kết

quả kinh doanh cao hơn nữa, khẳng định vị trí của công ty tại thị trường Việt Nam và vươn xa ra thị trường quốc tế.

So với pháp luật về HĐMBHH trên phạm vi quốc tế và các nước phát triển, pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, tuy nhiên nhìn chung đã có sự tiến triển khá rõ rệt. Pháp luật thương mại ở nước ta đã tạo ra được một hành lang pháp lý ban đầu, góp phần đáng kể vào việc điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận thực tế đó là nó vẫn chưa hoàn thiện, còn rất nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ và thiếu hệ thống. Do vậy, nhệm vụ đặt ra trong thời gian tới đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về HĐMBHH sao cho đồng bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của văn bản pháp luật khác trong nước và quốc tế, tiến tới tạo sự công bằng cho thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài.

Khóa luận đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc thực hiện HĐMBHH đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn pháp luật HĐMBHH ở nước ta ngày càng trở nên hấp dẫn cũng như rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi những rủi ro, kinh doanh hiệu quả trong HĐMBHH, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về HĐMBHH nói riêng. Bên cạnh đó, các thương nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cần phải trau dồi kiến thức hiểu biết của mình, cập nhật thông tin pháp luật nhanh chóng cần thiết để có thể tự tin trong ký kết và thực hiện HĐMBHH.

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w