Những hạn chế của pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT (Trang 36 - 37)

đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay

 Pháp luật hợp đồng ở Việt Nam có sự trùng lặp, thiếu sự nhất quán và không đồng bộ.

Pháp luật hợp đồng ở Việt Nam chủ yếu do hai nguồn luật điều chỉnh là BLDS 2005 và LTM 2005.Chế định hợp đồng còn tồn tại trong các quan hệ pháp lý khác được điều chỉnh theo những luật chuyên biệt như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật kinh doanh bất động sản, Luật kinh doanh bảo hiểm…

Ở Việt Nam, BLDS 2005 với tư cách là luật chung đã có những quy định về chế định hợp đồng, nên những luật còn lại với tư cách là luật chuyên ngành phải tuân theo và dựa trên các quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, cách thức áp dụng thì lại ưu tiên cho luật chuyên ngành nếu luật chung có quy định khác với luật chuyên ngành. Câu chuyện này thực tế đã gây ra sự bất cập lớn trong pháp luật hợp đồng ở Việt Nam.  Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa

tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Ở Việt Nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệ thương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng.  BLDS 2005 và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa

pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp… cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành.

 Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có không ít bất cập trong quá trình đi vào thực thi.Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa mâu thuẫn với nh Cụ thể quy định về địa điểm giao hàng khi không có trong thỏa thuận của hợp đồng. Điều này được quy định tại các điều luật sau: Điều 433, Điểm b- khoản 2- Điều 28 BLDS 2005 và Điểm d- khoản 2- Điều 35 LTM 2005.Theo quy định tại BLDS thì khi không có thỏa thuận trong hợp đồng, địa điểm giao hàng được xác định là trụ sở của người có quyền- tức là người mua; còn theo quy định của LTM 2005 thì tại địa điểm kinh doanh của người bán. Điều này gây khó khăn cho các bên tham gia ký kết hợp đồng.

 Luật thương mại 2005 còn nhiều nội dung sơ sài, thiếu chi tiết, thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật khác.. Điều này dẫn đến tình trạng Nghị định hướng dẫn thi hành là văn bản chủ yếu được áp dụng:

- Quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán chưa rõ ràng: Khoản 2- Điều 37- LTM 2005: Nếu trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận thời hạn mà không thỏa thuận thời điểm giao hàng thì hàng hóa được giao tại mọi thời điểm trong thời

hạn đó. Trong trường hợp này, pháp luật yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ thông báo trước cho bên mua về thời điểm giao hàng. Một câu hỏi có thể đặt ra là cần có sự chấp thuận của người mua khi được thông báo hay không? Trong khi đó, LTM 2005 không có quy định về vấn đề này. Như vậy, có thể ngầm hiểu rằng, người bán chỉ có nghĩa vụ thông báo về thời điểm giao hàng và sau khi đã thông báo họ có quyền giao hàng mà không cần phải có sự chấp thuận của người mua. Điều này đáng phải suy nghĩ, bởi vì trong nhiều trường hợp khi nhận được thông báo người mua chưa có sự chuẩn bị để tiếp nhận hàng hóa.

- Quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro chưa hợp lý: Điều 59- LTM 2005: Pháp luật Việt Nam quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa do người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; hoặc, khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.Phân tích quy định nói trên, có một số điểm cần xem xét lại:

+ Thứ nhất, người nhận hàng để giao trong quy định trên có mối quan hệ với ai, với người bán hay người mua.

+ Thứ hai, khó có thể xác định rõ ràng chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cách nào để người nhận hàng giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT (Trang 36 - 37)