Biện pháp phát triển du lịch chùa Chuông

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH pot (Trang 38 - 40)

Có thể nói, chùa Chuông là một trong những điểm tham quan đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với khách du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển của các hoạt động du lịch tại điểm di sản này cũng đặt ra không ít những khó khăn cần phải có những giải pháp thiết thực để vừa phát triển du lịch địa phương, vừa giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của di sản này.

Qua quá trình khảo sát, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sau để phát triển du lịch tại chùa Chuông – Hưng Yên:

+ Hàng năm, vào dịp lễ hội thường xảy ra tình trạng quá tải tại điểm du lịch, du khách đến quá đông làm ảnh hưởng đến những giá trị của di sản cũng như khó cho công tác quản lý nên chúng ta cần phải:

• Thiết lập ban quản lý di tích nhằm hướng dẫn cho khách những điều nên và không nên khi vào chùa nhằm bảo vệ những giá trị của di sản.

• Cùng với đó cần phải có những biển hướng dẫn, biển thông báo được dán ở nhiều nơi trong chùa để du khách có thể tiện theo dõi và thực hiện.

• Cần thêm sự hỗ trợ của lực lượng dân quân để an ninh trong chùa được đảm bảo, an toàn cho khách du lịch.

• Thiết kế những chương trình du lịch tận dụng tối đa tiềm năng phát triển điểm du lịch chùa Chuông ngoài khoảng thời gian lễ hội nhằm giảm tải lượng khách đến chùa cùng một lúc.

+ Xây dựng những chương trình du lịch phong phú hơn nữa kết hợp với điểm du lịch chùa Chuông, không chỉ du lịch tâm linh mà còn là những chương trình kết hợp du lịch tâm linh với tham quan, khám phá những giá trị văn hóa Hưng Yên.

+ Quảng bá hình ảnh của điểm du lịch với khách bằng việc:

• Thiết kế thêm catalogue bắt mắt, giới thiệu quảng bá hình ảnh điểm du lịch chùa Chuông đến với khách du lịch.

• Xây dựng một trang địa chỉ web thiết kế dành riêng để giới thiệu chùa Chuông và những hoạt động của ngôi chùa đến với du khách muốn tìm kiếm thông tin.

• Tích cực quảng bá hình ảnh của du lịch chùa Chuông trên những phương tiện truyền thông đại chúng như: báo, đài truyền hình, mạng Internet… + Thực trạng cho thấy, những sư trong chùa hầu như từ nơi khác đến chưa thực sự có kiến thức về ngôi chùa nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của khách du lịch. Chính vì thế, cần phải có những buổi tập huấn, thuyết giảng kiến thức về ngôi chùa nhằm cho những vị sư trong chùa biết để giải thích những kiến thức cho khách du lịch.

+ Bảo tồn những khu có nguy cơ bị mai một, đặc biệt là những cột gỗ đã bị mối mọt theo thời gian, dựa trên quan điểm bảo tồn nguyên trạng, đưa một số cột gỗ vào thay thế để tăng thêm tuổi thọ cho di sản.

Đánh giá chung:

Tóm lại, chùa Chuông là một điểm di sản có nhiều tiềm năng trong việc phát triển du lịch ở Hưng Yên. Hiện nay, cùng với sự mở rộng khuôn viên chùa, cho phép du khách có không gian nghỉ ngơi, sự phát triển đồng bộ của cơ sở vật chất hạ tầng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện đã khiến cho Hưng Yên ngày càng trở thành một điểm đến đầy lý thú cho du khách. Những chính sách của cơ quan chức năng địa phương, tính an toàn tại điểm du lịch chùa Chuông cũng là một lợi thế mạnh cho du lịch ở điểm di sản này thu hút hơn nữa khách du lịch trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH pot (Trang 38 - 40)