CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Xác định rõ các nguồn thải cần được kiểm soát trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án.
- Quản lý và xử lý các nguồn gây ô nhiễm ngay từ nguồn phát sinh; có biện pháp thu gom, xử lý thích hợp cho từng loại. Các chất thải sau xử lý phải đạt các tiêu chuẩn thải ra môi trường.
- Các biện pháp xử lý đề ra phải có tính khả thi cao (về kỹ thuật và chi phí) trong điều kiện hiện tại, tránh lãng phí.
Với phương hướng và quan điểm trên, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án đã được đề ra trên cơ sở các kết quả đánh giá tác động môi trường, tập trung vào những vấn đề cần được kiểm soát trong quá trình Dự án hoạt động.
4.1.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng
4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động đến công nhân lao động trên công trường Trong quá trình thi công xây dựng, Chủ dự án cam kết sẽ kết hợp với nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp thiết thực để bảo vệ sức khỏe người lao động:
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Bố trí các máy móc thiết bị thi công hợp lý, đúng tiến độ. - Sử dụng các biện pháp thi công tiên tiến.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố.
- Đối với những khu vực có mức ồn cao, dự án lắp thiết bị chống ồn; thường xuyên phun nước để giảm bụi.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.
Ngoài ra trên công trường còn có các hệ thống hạ tầng đảm bảo sinh hoạt hàng ngày cho công nhân trong giai đoạn thi công như; nhà vệ sinh tự hoại, hệ thống đèn chiếu sáng, khu lán trại nghỉ ngơi…
4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí:
Trong quá trình thi công xây dựng dự án, Chủ dự án sẽ yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Các biện pháp sau đây sẽ được áp dụng để hạn chế tác hại tới môi trường và không khí xung quanh:
- Dùng xe tưới ẩm các đoạn đường vận chuyển cho dự án vào những ngày không mưa; các phương tiện vận chuyển đều có bạt che phủ kín;
- Lập kế hoạch xây dựng và bố trí nhân lực hợp lý; sử dụng các phương tiện thi công tiên tiến;
- Trang bị bảo hộ và công cụ lao động thích hợp cho công nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn và đảm bảo an toàn lao động.
- Không chuyên chở hàng hoá vượt quá trọng tải của phương tiện; - Không sử dụng cùng một lúc nhiều máy móc và thiết bị có độ ồn cao; - Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị, đảm bảo làm việc tốt; - Không bố trí thời gian vận chuyển vào giờ cao điểm;
- Bao che kín khu vực xây dựng trong quá trình thi công để chống bụi và đảm bảo an toàn.
4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
* Nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng
Để đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường khi thi công, Dự án sẽ xây dựng các rãnh thoát nước mưa có hố ga lắng cặn tạm thời, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung Khu công nghiệp.
* Nước thải sinh hoạt
Dự án sẽ thuê nhà vệ sinh tạm có bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt có dung tích chứa 2 m3. Định kỳ sẽ thuê đơn vị có chức năng hút cặn và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
4.1.1.4.Biện pháp giảm thiểu do chất thải rắn
Trong hồ sơ mời thầu, đấu thầu các hạng mục yêu cầu các đơn vị thi công cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nếu trúng thầu, cụ thể là:
- Không tổ chức nấu ăn ngay trên công trường nhằm hạn chế chất thải sinh hoạt phát sinh.
- Đối với các chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng: cử công nhân tiến hành thu gom và phân loại tại chỗ
+ Các chất thải rắn có khả năng tái chế sẽ bán cho những cơ sở thu mua để tái sử dụng.
+ Các chất thải rắn không có khả năng tái chế được tập kết lại một khu vực trong khuôn viên dự án. Định kỳ 1 tuần thuê đơn vị chức năng vận chuyển đi xử lý.
Công tác sửa chữa và thay dầu mỡ cho các máy móc, thiết bị thi công không được thực hiện trên công trường, để hạn chế ngay tại nguồn một số chất thải nguy hại như dầu máy thải, giẻ lau dính dầu,…
Mặc dù ít nhưng để hạn chế ô nhiễm ngay tại nguồn các loại chất thải nguy hại sẽ được thu gom vào 02 thùng phuy có nắp đậy, được dán nhãn để phân biệt với rác thải rắn thông thường. Trong đó 01 thùng chứa găng tay dính dầu, giẻ lau dính dầu, vỏ thùng sơn thải và 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang thải. Các thùng này được bảo quản trong khu vực quy định, nhãn bên ngoài có ghi rõ loại chất thải nguy hại và có che chắn tránh tiếp xúc với nước mưa, gió, lửa và thiên tai.
Do thời gian thi công diễn ra khoảng 7 tháng, nên Chủ đầu tư cam kết sẽ kết hợp với nhà thầu thi công tiến hành các biện pháp quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Toàn bộ lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý, không thải ra môi trường (Công ty CP Hòa Anh)
4.1.2. Trong giai đoạn vận hành
Các biện pháp quản lý trong giai đoạn vận hành:
- Thành lập bộ phận quản lý môi trường của công ty, có ít nhất một người được đào tạo về chuyên ngành môi trường.
- Giao cho bộ phận quản lý môi trường nhiệm vụ giám sát vệ sinh môi trường, nhắc nhở công nhân thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường trong thời gian làm việc tại Dự án; tổ chức thu gom, quản lý rác thải, chất thải nguy hại; tổ chức quan trắc và giám sát môi trường định kỳ; quản lý hệ thống phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy,…
- Tập huấn thường xuyên công tác phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn lao động cho công nhân và cán bộ quản lý.
- Kết hợp với Khu công nghiệp để điều phối giao thông hợp lý trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp để giảm ách tắc giao thông.
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Khí thải các xưởng sản xuất trên chủ yếu là CO, SO2, NOx, toluen,… đây là những khí độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
Tham khảo kết quả phân tích các thông số ô nhiễm môi trường không khí của Nhà máy I của Công ty cổ phần Sivico tại cụm công nghiệp Vĩnh Niệm với loại hình hoạt động sản xuất tương tự do Viện công nghệ mới thuộc Viện khoa học và công nghệ quân sự quan trắc ngày 04 tháng 09 năm 2013 tiến hành phân tích như sau:
Bảng 4.1. Kết quả quan trắc môi trường tại các phân xưởng sản xuất
TT Thông số Đơn vị Kết quả 3733/2002/QĐ-QĐ
BYT K2 K3 1 Nhiệt độ 0C 30,6 31,5 ≤ 34 2 Độ ẩm % 65,7 62,3 ≤ 80 3 Bụi mg/m3 0,43 0,32 6 4 Ồn dBA 77,4 82,4 85 5 SO2 mg/m3 0,145 0,264 10 6 NO2 mg/m3 0,113 0,116 10 7 CO mg/m3 2,67 3,65 40 8 Toluen mg/m3 0,851 0,472 300 Ghi chú:
- Ngày lấy mẫu: 04/09/2013
- Đơn vị lấy mẫu: Viện Công nghệ mới - K1: Phân xưởng sản xuất sơn
- K2: Phân xưởng sản xuất bao bì – nhựa - Tiêu chuẩn so sánh:
+21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ y tế.
Theo kết quả phân tích tại bảng 4.1 cho thấy môi trường lao động trong khu vực sản xuất của Nhà máy I của Công ty cổ phần Sivico đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, các biện pháp giảm thiểu mà Công ty đang áp dụng tại Nhà máy I mang lại hiệu quả tốt, đảm bảo xử lý khí thải phát sinh ở dưới tiêu chuẩn cho phép, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Vì vậy, chủ Dự án sẽ tiến hành thiết kế nhà xưởng và thiết kế hệ thống chụp hút thu khí thải tương tự như Nhà máy I của Công ty đang áp dụng. Tuy nhiên, do công suất Dự án tăng gấp 1,5 lần so với công suất Nhà máy I nên các biện pháp xử lý và
a, Các biện pháp giảm thiểu chung:
Chủ dự án sẽ đề ra các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Các biện pháp cụ thể là:
- Trang bị bảo hộ và công cụ lao động thích hợp cho công nhân làm việc như: mũ, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ lao động, ....
- Che chắn bạt đối với các xe chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm để hạn chế rơi vãi nguyên vật liệu và phát tán bụi lan rộng ra môi trường xung quanh.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy để họ ý thức được lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
- Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy để kịp thời phát hiện những bệnh nghề nghiệp nếu có.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh Nhà máy nhằm giảm thiểu phát tán tiếng ồn, cải thiện cảnh quan môi trường và vi khí hậu (tỷ lệ trồng cây xanh là 15%).
b, Các biện pháp giảm thiểu cụ thể:
Ngoài các biện pháp giảm thiểu chung được trình bày ở trên, Dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể bao gồm:
+ Giảm thiểu tác động của bụi, hơi dung môi, tiếng ồn khu vực xưởng sản xuất:
+ Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, thay đổi công nghệ mới để giảm thiểu đáng kể phát thải khí độc hại.
+ Xây dựng nhà xưởng theo đúng quy định có sử dụng vật liệu chống nóng đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho Nhà máy.
+ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị, giảm tiếng ồn động cơ và duy trì hiệu quả sản xuất.
+ Ngoài các phương án giảm thiểu đã nêu ở trên, để hạn chế tối đa hơi dung môi trong khu vực xưởng sản xuất Dự án sẽ tiến hành lắp đặt các hệ thống thông gió, chụp hút. Bởi vì hơi dung môi bao gồm chủ yếu là toluen, chất này rất dễ bay hơi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động nếu phải tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài. Hệ thống chụp hút đặt tại các khu vực sản xuất sẽ hút các hơi độc hại này để đảm bảo điều kiện vi khí hậu cho công nhân làm việc tại xưởng sản xuất, đảm bảo cho sức khỏe của người lao động.
Tham khảo kết quả phân tích các thông số ô nhiễm của ống thoát hơi của Nhà máy I tại cụm công nghiệp Vĩnh Niệm với loại hình hoạt động sản xuất tương tự do Viện công nghệ mới thuộc Viện khoa học và công nghệ quân sự quan trắc ngày 04 tháng 09 năm 2013 tiến hành phân tích như sau:
Bảng 4.2. Kết quả quan trắc môi trường tại hai ống thoát hơi TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT (Cột A) K4 K5 C Cmax(*) 1 Bụi mg/m3 20,6 22,8 400 216 2 SO2 mg/m3 47,7 52,9 1.500 810 3 NO2 mg/m3 32,6 36,7 1.000 540 4 CO mg/m3 67,8 80,6 1.000 540 5 Toluen mg/m3 4,065 3,743 750** Ghi chú:
- Ngày lấy mẫu: 04/09/2013
- Đơn vị lấy mẫu: Viện Công nghệ mới - K3: Không khí tại ống thoát hơi xưởng sơn
- K4: Không khí tại ống thoát hơi xưởng sản xuất bao bì – nhựa - Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
(*) Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức: Cmax=C x Kp x Kv (trong đó Kp=1, Kv=0,6)
+ (**) Theo quy chuẩn QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
Theo kết quả phân tích bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép, không gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý khí thải trong Nhà máy I của Công ty hoạt động hiệu quả. Vì vậy chủ Dự án sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý như đang áp dụng tại Nhà máy I, trong quá trình hoạt động nếu thấy có dấu hiệu của sự ô nhiễm toluen Chủ dự án sẽ lắp đặt thêm bể hấp phụ bằng than hoạt tính để đảm bảo khí thải ra không gây ô nhiễm môi trường.
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải
Khí thải trong các phân xưởng sản xuất được quạt hút phát tán ra môi trường không khí xung quanh.
Quạt hút có các thông số kỹ thuật như sau: - Lưu lượng: Q = 28.500 m3/h;
- Đường kính quạt: 800 mm; - Công suất: 7,5 kW;
- Điện áp: 380V;
- Áp lực hút: 1.350 phKW.
+ Giảm thiểu tác động của bụi và khí thải khu vực tập kết nguyên vật liệu, giao thông nội bộ:
Các biện pháp giảm thiểu của Nhà máy sẽ áp dụng như sau:
- Bố trí các loại xe ra vào bãi đỗ xe hợp lý, phương tiện ra vào phải theo đúng quy định hướng dẫn của phòng bảo vệ.
- Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các phương tiện vận chuyển nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ.
- Tiến hành quét dọn sạch sẽ sân, khu vực Dự án và phun nước tưới ẩm sân vào vào đầu ngày làm việc khi mùa khô.
- Tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường đối với các phương tiện giao thông.
+ Biện pháp hạn chế tiếng ồn và độ rung:
Để giảm bớt các tác động của tiếng ồn và độ rung đến môi trường và con người, Dự án sẽ thực hiện một số biện pháp sau:
- Kiểm tra thường xuyên độ cân bằng của máy móc, thiết bị (khi lắp đặt và định kỳ trong quá trình hoạt động); kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ bảo dưỡng.
- Các máy móc thiết bị gây ồn lớn sẽ được xây dựng bệ móng riêng biệt bằng bê tông có độ dày thích hợp không liên kết vào khung, sàn nhà để tránh rung động, cộng hưởng gây ồn.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn. - Bố trí hợp lý các khu vực nhà xưởng và khu vực văn phòng làm việc.
- Định kỳ kiểm tra, đo đạc tiếng ồn và độ rung phát ra từ hệ thống máy móc để có biện pháp kịp thời.
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước
- Xử lý nước mưa chảy tràn
Với lưu lượng là 0,24 m3/s nước mưa sẽ được thu gom bằng hệ thống ống chôn ngầm PVC D114, ống bê tông chịu lực nằm dưới đường được thoát từ các hố thu nước mưa (các hố này được xây bằng gạch với kích thước 400mm x 400 mm) về các hố ga nước mưa nằm dưới đường. Bên cạnh đó, sân và đường nội bộ sẽ được quét dọn đường xuyên để hạn chế bụi và lá cây bị cuốn xuống hố ga vì vậy, nước mưa chảy tràn khu vực Nhà máy tương đối sạch.
Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn trong Nhà máy sẽ được đấu nối với hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp trước khi ra ngoài.