CHƯƠNG 3- ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu báo cáo tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa và sơn giao thông phản quang (Trang 60 - 79)

Khi triển khai Dự án sẽ gây ra các tác động nhất định đến môi trường. Các tác động này xuất hiện từ khi bắt đầu xây dựng và trong suốt quá trình triển khai Dự án. Trong chương này, Báo cáo sẽ tập trung nhận dạng, phân tích và đánh giá tác động môi trường Dự án theo 2 giai đoạn sau:

- Giai đoạn xây dựng Dự án. - Giai đoạn vận hành Dự án.

3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Do dự án được thực hiện trong khu công nghiệp Tràng Duệ, vì vậy khi đi vào xây dựng Dự án sẽ không có các tác động trong quá trình chuẩn bị mặt bằng do mặt bằng xây dựng đã sẵn có.

Các tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng khu vực thực hiện Dự án đã được đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổng thể trong báo cáo ĐTM của khu công nghiệp Tràng Duệ được Bộ TNMT phê duyệt tại quyết định số 542/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 03 năm 2008 (quyết định được đính kèm trong phần phụ lục).

3.1.2. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Nguồn gây ô nhiễm môi trường có liên quan tới chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là chất thải xây dựng (đất đá thải, vật liệu xây dựng thừa,…), chất thải dạng khí (bụi, khí thải), nước mưa chảy tràn, chất thải sinh hoạt. Các hoạt động xây dựng Dự án và các nguồn thải chính được thống kê trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động

Stt Nguồn gây tác động Loại tác động Đối tượng chịu tác động

1

Xây dựng công trình (đóng cọc, đào móng, xây xưởng)

- Rác xây dựng, sinh hoạt, - Bụi từ vật liệu xây dựng, - Nước thải thi công - Nước thải sinh hoạt, - Tai nạn lao động,

- Nước mưa trên công trường.

- Nước mặt, - Không khí, - Công nhân,

2

Vận chuyển vật liệu đến công trình

- Tăng bụi, khí thải giao thông - Tăng mật độ giao thông trên các con đường gần Dự án,

- Khả năng giao thông của khu vực,

- Không khí giao thông,

- Công nhân, người tham gia giao thông 3 Hoàn thiện, lắp đặt

thiết bị

- Rác thải, chất thải nguy hại - Công nhân,

Các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và có tính tuần tự theo tiến độ thi công. Để tiện theo dõi cho người đọc, báo cáo đánh giá tác động theo từng ngồn tác động, thời điểm tác động.

Tổng diện tích xây dựng: 4.530 m2, diện tích sàn xây dựng: 7.700 m2.Khối lượng vật liệu sử dụng cho mỗi m2 sàn ước tính khoảng 1m3. Như vậy, khối lượng vật liệu sử dụng cho xây dựng ước tính khoảng 7.700 m3 (tương đương 10.010 tấn) bao gồm cát tôn nền, bê tông thương phẩm, xi măng, cát, đá dăm, thép hình, thép cuộn, thép cây, gạch chỉ xây, tôn lợp, gạch lát, gạch ốp, sơn cửa nhôm kính các loại.

3.1.2.1. Tác động do bụi và khí thải

Các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu như cát, đá, bê tông, thép…và các hoạt động thi công. Chính vì vậy, đối tượng chịu tác động ở đây bao gồm:

- Công nhân lao động trực tiếp trên công trường. - Môi trường không khí xung quanh.

Tác động do bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công: Trong giai đoạn xây dựng dự án, chất thải dạng khí, bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và thiết bị. Thành phần các chất ô nhiễm gồm: bụi giao thông do vật liệu rơi vãi hoặc sẵn có trên đường bị cuốn lên khi có xe tải chạy qua; bụi, khí thải (SO2, CO, NOx, THC, muội khói…) phát sinh do hoạt động của phương tiện vận chuyển sử dụng xăng dầu như các loại xe tải và thiết bị thi công cơ giới.

Dự án vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng bằng ô tô có trọng tải 10 tấn, cung đường vận chuyển khoảng 10 km/lượt xe.

Khối lượng vật liệu vận chuyển là 10.010 tấn.

Quá trình xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ được tiến hành tập trung trong thời gian 07 tháng. Như vậy, mỗi ngày trung bình có khoảng 6 chuyến xe vào

Tổng quãng đường vận chuyển trong một ngày:

6 chuyến/ngày x 10 km/chuyến x 2 = 120 km/ngày

Thời gian vận chuyển tạm tính là giời hành chính 8h/ngày. Mật độ xe gia tăng trên đường vận chuyển phục vụ dự án là: 6 x 2 /8 = 2 lượt xe/h.

Tải lượng, nồng độ bụi và các chất ô nhiễm được tính toán theo mô hình khuếch tán nguồn đường dựa trên định mức thải của Tổ chức Y tế thế giới WHO đối với các xe vận tải dùng xăng dầu như sau:

( ) ( ) u h z h z E C z z z ∂               ∂ − − +       ∂ + − = 2 2 2 2 2 exp 2 exp 8 , 0 (Công thức Sutton)

(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật).

Trong đó: 73 , 0 53 , 0 x z =

∂ là hệ số khuếch tán của khí quyển theo phương thẳng đứng C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

E: Lưu lượng nguồn thải (mg/ms); z: độ cao điểm tính (m);

u: tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với nguồn đường (m/s); u = 1,3m/s. h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m); h = 0,2 m

Chọn điều kiện tính:

+ Chiều dài cung đường : 10km + z (chiều cao hít thở) : 1,5m

+ x (khoảng cách đến lòng đường) : 1,5m + h (chiều cao đường) : 0,3m + u (tốc độ gió) : 1,3 m/s + Mật độ xe : 2 Xe/h

+ Hệ số khuếch tán : = 0,713

Bảng 3.2. Tải lượng phát thải ô nhiễm của ô tô tải

Các loại xe Khoảng cách di chuyển TSP (kg) SO 2 (kg) NO x (kg) (kg)CO VOC (kg) Hệ số ô nhiễm trung bình* 1000 km 0,9 4,29 11,8 6 2,6

(* Hệ số ô nhiễm không khí đối với các loại xe. Nguồn: Theo Môi trường không khí –

73 , 0 53 , 0 x z = ∂

Thay các thông số vào công thức trên ta tính toán được nồng độ của các khí thải gia tăng trên đường vận chuyển nguyên vật liệu do các phương tiện giao thông trong Dự án như sau:

Bảng 3.3. Dự báo ô nhiễm do vận chuyển

Stt Đại lượng Chất ô nhiễm

CO SO2 NO2 TSP VOCs

1

Tổng thải lượng nguồn -E

(mg/m.s) 0,004 0,0029 0,0079 0,0006 0,00017

2

Nồng độ gia tăng tại điểm cách tim đường 1,5m – C

(mg/m3) 0,003 0,002 0,004 0,0001 0,001

4

Nồng độ gia tăng tại điểm cách tim đường 5 m – C

(mg/m3) 0,001 0,001 0,002 0,00005 0,0005

5

Nồng độ gia tăng tại điểm cách tim đường 10m – C

(mg/m3) 0,0005 0,0005 0,001 0,000025 0,00025

QCVN 05/2009 - C

(mg/m3) 30 0,35 0,20 0,3 0,5*

Ghi chú: * Theo QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Từ kết quả trên cho thấy mức gia tăng ô nhiễm các khí thải do các phương tiện vận chuyển vật liệu gây nên là không đáng kể. Tuy nhiên, để đánh giá sức chịu tải của môi trường phải dựa vào nồng độ môi trường nền và nồng độ gia tăng chất ô nhiễm, cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Nồng độ chất ô nhiễm khu vực dự án do vận chuyển nguyên vật liệu gây ra

Nồng độ các chất ô nhiễm Chất ô nhiễm

CO SO2 NO2 TSP

Nồng độ gia tăng các chất ô nhiễm 0,003 0,002 0,004 0,0001 Môi trường nền (bảng 2.4, K2) 1,87 0,043 0,081 0,29 Khu vực dự án 1,873 0,045 0,085 0,2901

QCVN 05/2009 - C

Như vậy qua kết quả tại bảng 3.6 ta thấy, mức gia tăng ô nhiễm các khí thải do các phương tiện vận chuyển vật liệu gây nên là không đáng kể với QCVN 05:2009/BTNMT. Mức ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển vật liệu, một phần vật liệu rơi vãi trên đường bị nghiền nát và cuốn theo khi có phương tiện chạy qua gây ô nhiễm dân cư 2 bên đường và các đối tượng xã hội gần Dự án. Do vậy, Chủ dự án cam kết trong quá trình xây dựng sẽ kết hợp với nhà thầu thi công để có kế hoạch vận chuyển hợp lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm này.

Bụi từ quá trình tập kết nguyên vật liệu xây dựng:

Để phục vụ quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, Dự án cần có bãi tập kết nguyên liệu tạm thời. Bụi có thể phát sinh tại các vị trí đánh đống trên công trường. Với nguyên liệu chủ yếu là xi măng, gạch, cát, đá,… trong điều kiện độ ẩm không khí 80 – 90% và tốc độ gió trong khoảng 2 ÷ 4 m/s nếu không áp dụng biện pháp che chắn nồng độ bụi phát sinh tại khu vực này (nguồn lớn nhất) khoảng 0,8 g/m3, loại bụi này có tỉ trọng lớn nên dễ sa lắng tại chỗ, khả năng phát tán theo gió ra ngoài công trường là không lớn. Trong điều kiện mùa khô hanh, gió lớn, độ ẩm không khí thấp lượng bụi phát sinh sẽ lớn hơn từ 1 – 2 lần có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường không khí xung quanh. Chủ dự án sẽ yêu cầu các nhà thầu thường xuyên phun nước tưới ẩm khu vực công trường nhằm giảm thiểu bụi phát tán ra xung quanh.

3.1.2.2. Tác động do nước thải, nước mưa - Nước thải sinh hoạt:

Đây là nguồn thải chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật và một số khoáng chất. Các chất ô nhiễm này nếu không được xử lý tốt có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước nguồn tiếp nhận.

Lượng nước thải tính theo mức sử dụng nước trung bình như sau:

- Tổng số công nhân làm việc thường xuyên trên công trường là 50 người - Định mức sử dụng nước (theo TCXDVN 33:2006) là 45 lít/người.ngày. Lượng thải được tính bằng 80% lượng sử dụng, như vậy nước thải sinh hoạt là:

Vthải = 80% x 50 x 45 /1000 = 1,8 m3.

Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển, hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (chưa xử lý) được cho trong bảng 3.5:

Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường

Stt Chất ô nhiễm Hệ số (g/người, ngày)

1 Tổng chất rắn lơ lửng 70 – 145 2 Amoni (N-NH4+) 3,6 – 7,2 3 Tổng Photpho (P) 0,6 – 4,5 4 BOD5 45 – 54 5 COD 85 – 102 6 Dẫu mỡ động, thực vật 10 – 30

Ghi chú: (*) - theo WHO, 1993

Với thành phần gồm các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N) và các vi sinh vật, lôi kéo các ký sinh trùng có hại (ruồi, muỗi,...) có thể gây ô nhiễm và lây lan ô nhiễm ra môi trường xung quanh theo nguồn tiếp nhận. Đối với nguồn thải này, chủ Dự án sẽ xử lý bằng cách thuê nhà vệ sinh để xử lý nước thải trên khu vực lán trại công nhân, đảm bảo hợp vệ sinh môi trường.

- Nước mưa chảy tràn

So với các loại nước thải, nước mưa khá sạch (số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới – WHO cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa khoảng 0,5 – 1,5 mgN/l; 0,004 – 0,03 mgP/l; 10 – 20 mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l).

Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực Dự án được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn như sau:

Q = q x F x φ (m3/s) Trong đó:

Q: Lưu lượng tính toán (m3/s);

φ: Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,95; F: Diện tích lưu vực thoát nước mưa, F = 0,7ha; q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha);

q = (20 ) * 20(1 lg ) ( ) n n b q C P t b + + + Trong đó:

q20: Cường độ ở phút thứ 20 và P = 1 năm (lít/ha.s), q20 = 183,4 (l/s.ha) b: Hệ số cường độ mưa, b = 15.Pm = 15 x 10,19 = 15

C: Hệ số địa lý khí hậu, C = 0,25

Vậy lưu lượng nước mưa tại khu đất Dự án là:

Trong điều kiện địa hình bằng phẳng của khu vực Dự án, tác động cuốn trôi không lớn, do Dự án nằm trong khu công nghiệp Tràng Duệ đã xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa nên có thể tiêu thoát nước nhanh chóng. Tuy nhiên, Chủ dự án sẽ chú ý đến hiện tượng ngập úng các hố móng hoặc mưa lớn có thể gây sập đổ các công trình mới xây dựng còn chưa cố kết.

3.1.2.3. Tác động do chất thải rắn - Rác thải sinh hoạt:

Rác thải sinh hoạt bao gồm: bao bì đựng thức ăn, hộp, chai đựng nước, các hoa quả, thức ăn thừa….Lượng rác thải trung bình được tính cho số công nhân làm việc thường xuyên là 50 người, mức thải 0,5 kg/người/ngày, ước tính lượng rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng là 25kg/ngày.

Lượng rác này có thể phát tán theo gió xuống nước gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan hoặc có thể là nơi dụ dỗ côn trùng, chuột đến kiếm sống gây hại cho sức khỏe người lao động hoặc chuyền dịch bệnh. Dự án sẽ kết hợp với nhà thầu thi công có biện pháp quản lý, thu gom và thuê xử lý định kỳ.

- Rác thải xây dựng:

Các loại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng bao gồm vật liệu xây dựng vỡ vụn như gạch, tấm lợp, ván khuôn, bao xi măng, sắt, thép,…Từ các khu vực xây dựng nhà xưởng, sân và công trình phụ trợ khối lượng các chất thải loại này phụ thuộc vào kỹ năng thi công, khả năng quản lý vật tư của đơn vị thi công. Theo kinh nghiệm của đơn vị cung cấp, xây dựng và lắp đặt thiết bị cho dự án, lượng này ước tính khoảng 10 tấn (0,1% tổng khối lượng nguyên liệu). Loại rác thải này ít ô nhiễm và được sử dụng san lấp tại chỗ hoặc làm vật liệu độn thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật thấp.

Ngoài ra các loại chất rác xây dựng khác có giá trị tái sử dụng như mẩu gỗ, mẩu kim loại và các loại bao bì nhựa, giấy, v.v… đều có thể thu gom để bán làm phế liệu, không thải ra môi trường. Dự án sẽ giao cho các đội xây dựng tự thu gom và bán tận

q = (20 + 15)

0,84 x 183,4 x (1+0,25lg1)

(0,6 + 15)0,84 = 361 l/s/ha

3.1.2.4. Tác động do chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động xây dựng bao gồm: dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, giẻ lau dính dầu…Lượng chất thải này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chu kỳ bảo dưỡng thay dầu, số lượng thiết bị, phương tiện… Tuy nhiên, máy móc trên công trường không sửa chữa, bảo dưỡng tại đây nên lượng chất thải nguy hại phát sinh chỉ có giẻ lau dính dầu, thùng đựng dầu, thùng đựng sơn, cặn sơn thải,… Trong giai đoạn xây dựng chất thải này khoảng 50 kg. Đây là lượng chất thải không lớn nhưng gây tác động đến môi trường. Vì vậy, Chủ dự án cam kết sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động này.

3.1.2.5. Tác động do tiếng ồn

Trong quá trình thi công xây dựng có sử dụng các máy móc có công suất lớn như xe tải, xe chuyên chở nguyên vật liệu, đất đá, xe trộn bê tông.

Tác động của tiếng ồn, độ rung do sự hoạt động của các phương tiện vận chuyển, thi công trên công trường và trên các tuyến giao thông là không thể tránh khỏi. Mức ồn tính toán (Li) trên công trường xây dựng như sau:

Li = Lp - ∆Ld - ∆Lc Trong đó:

- Lp: độ ồn tại điểm cách nguồn 15 m.

- ∆Ld: mức giảm độ ồn ở khoảng cách d và được tính theo công thức sau:

∆Ld = 20.lg [(r2/r1)](1+ a) (dBA)

- a: hệ số tính đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất. Do mặt đất khu vực sau GPMB được coi là trống trải, không có cây cối nên a = 0.

- r: khoảng cách từ nguồn đến điểm đo, r1 = 15 m. - ∆Lc: mức độ giảm độ ồn khi đi qua vật cản.

Tổng độ ồn sinh ra tại một điểm do tất cả các nguồn gây ra được tính theo công thức: ∑ = ∑ n i Li L 10lg 10( /10) (dBA)

Một phần của tài liệu báo cáo tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì nhựa và sơn giao thông phản quang (Trang 60 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w