6.3.3.1. Chiều cao mặt cắt cống
Chiều cao mặt cắt cống được xác định theo công thức: Hc = h + Δ
(6-8) Trong đó:
h: là độ sâu dòng đều trong cống khi dẫn lưu lượng Qtk,h = 0,94m.
Δ: là độ lưu không, chọn Δ = 0,5m.
⇒ Hc = 0,94 + 0,5 = 1,44 m.
Để cho an toàn và thi công dễ dàng hơn ta chọn Hc = 1,5 m.
6.3.3.2. Cao trình đặt cống
- Cao trình đặt cống ở cửa vào được xác định theo công thức:
Zv = MNC – h – ΣZi (6-9) Trong đó:
h: độ sâu dòng đều trong cống khi tháo Qtk, h = 0,94m. ΣZi: tống tất cả các tổn thất cục bộ khi tháo Qtk, ΣZi = 0,0667m.
⇒ Zv = 31 – 0,94 – 0,067 = 29,99m.
Vậy chọn: - Cao trình đáy cống ở cửa vào là: Zv = 30m.
- Cao trình đáy cống ở cửa ra: Zr = Zv – i.L = 29,97m.
Trong đó:
Zv: là cao trình đặt cống ở cửa vào, L: là tổng chiều dài cống, L = 65m. i: là độ dốc dọc cống.
6.4. Kiểm tra trạng thái chảy, tính tiêu năng.
6.4.1. Trường hợp tính toán
Tính toán cho trường hợp khi mực nước thượng lưu cao chỉ cần mở một phần cửa van để lấy được lưu lượng cần thiết. Do năng lựợng dòng chảy lớn nên sau van là dòng chảy xiết và khi nối tiếp với dòng êm ở hạ lưu sễ sinh ra nước nhảy. Vậy cần tính toán để :
+ Kiểm tra nước nhảy có xẩy ra trong cống không. Khi mực nước thượng lưu cao khống chế không cho nước nhảy trong cống vì như vậy sẽ gây rung động. Khi mực nước thượng lưu thấp không tránh khỏi nước nhảy trong cống nhưng gây rung động không lớn lắm.
+ Xác định chiều sâu bể để nước nhảy ngay cửa ra của cống tránh hiện tượng xói lở kênh hạ lưu.
Vậy chỉ cần tính toán với trường hợp ở thượng lưu là MNDBT = 36,45(m), lưu lượng cần lấy qua cống là : Q = 0,8(m3/s) độ sâu hh = 0,854(m).
Sơ đồ tính toán như hình 6-2.
Hình 6-2 : Sơ đồ tính trạng thái chảy và tiêu năng