Các trường hợp tính toán

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước lanh ra nằm trên sông lanh ra thuộc xã phước sơn, huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (bản vẽ + thuyết minh) (Trang 160 - 162)

Để bể làm việc an toàn và ổn định trong mọi trường hợp thì ta cần tính toán cho nhiều trường hợp làm việc khác nhau của cống. Do thời gian làm đồ án có hạn nên em chỉ tính cho các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bể vừa thi công xong, chưa có nước.

Các lực tác dụng lên bể trong trường hợp này là: Trọng lượng bản thân, áp lực đất hai bên thành bể, lực do trọng lượng của xe, máy tác dụng lên thành bể.

Trường hợp 2: Tràn vừa xả lũ xong, mực nước trong bể ngang cao trình đáy kênh hạ lưu.

Các lực tác dụng lên bể: Trọng lượng bản thân, trọng lượng nước trong bể, áp lực nước bên trong và bên ngoài, áp lực đất hai bên thành bể.

7.2. Các tài liệu tính toán

Chiều dài bể: Lb = 29m. Chiều rộng bể: Bb = 20m.

Chiều cao tường hai bên bể: h = 9,5m. Chiều dày bản đáy của bể: t = 1,0m.

Kích thước của tường hai bên bể như hình 7-1.

 Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp hai bên thành bể: - Dung trọng tự nhiên: γtn = 1,97 T/m3 - Dung trọng bão hòa: γbh = 2,10 T/m3 - Góc ma sát trong tự nhiên: φtn = 19o

- Lực dính đơn vị tự nhiên: Ctn = 1,4(T/m2) - Lực dính đơn vị bão hòa: Cbh = 1,1(T/m2) - Hệ số thấm của đất: K = 5.10-5(cm/s)

Ta tính toán kết cấu của bể tiêu năng theo mô hình của bài toán phẳng, cắt bể ra một dải theo phương ngang bể có bề rộng là b = 1m.

Do thời gian làm đồ án có hạn nên trong phần này em chỉ tính toán kết cấu cho tường bên của bể

Vì tường bên của bể là tường trọng lực, tách rời với bản đáy bể nên trước hết ta phải tính toán ổn định cho tường ứng với các trường hợp tính toán.

Hình 7-1: Mặt cắt ngang tường bên bể tiêu năng

7.3. Tải trọng tác dụng

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước lanh ra nằm trên sông lanh ra thuộc xã phước sơn, huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (bản vẽ + thuyết minh) (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w