Các bước tính toán bể tiêu năng đã được trình bày cụ thể ở phần tính bể tiêu năng của phần thiết kế sơ bộ.Dưới đây là kết quả tính toán.
4.4.3.1. Chiều sâu đào bể.
Bảng 4-5: Bảng tính toán chiều sâu đào bể
Bb q P2 hcd Vcd Eo dgt Eo' F(τc) τc'' hc'' ΔZ d (m) (m.)2/s (m) (m) (m/s) (m) (m) (m) (m) (m) (m)
20 27.27 1.95 2.160 14.468 12.13 1.7413.86 0.393 0.507 8.38 0.32 1.75
Kết luận: Chiều sâu đào bể là d = 1,75 m.
4.4.3.2. Chiều dài bể.
Chiều dài bể được xác định theo công thức: Lbể = βln + l1
Trong đó:
ln: chiều dài nước nhảy hoàn chỉnh
β: hệ số kinh nghiệm, lấy β = 0,8.
l1: chiều dài nước rơi. l1 = 0 (Đoạn nước rơi sẽ tính riêng).
Vậy Lb = 0,8.4,5.8,04 = 28,944m ⇒ Chọn chiều dài bể là Lbể = 29 m.
4.4.3.3. Chiều dài sân sau.
Chiều dài sân sau được xác định theo công thức kinh nghiệm:
Ls = 2,5.Lbể = 2,5.29 = 72,5 m
Sân sau chia ra làm hai hình thức bảo vệ khác nhau.
Đoạn sát sau bể tiêu năng dài 40 m, bảo vệ bằng BTCT M200, dày 20 cm.
Đoạn tiếp theo dài 32,5 m, bảo vệ bằng rọ đá được xếp trên đáy và mái kênh.
4.4.3.4. Chiều dày đáy bể tiêu năng
Chiều dày đáy bể tiêu năng được xác định theo công thức: t = 0,15 q P3 = 0,15 25,043 3,7 =
1,04m.
⇒Chọn chiều dày đáy bể tiêu năng là t = 1,0 m.
Trong công thức tính t
q: là lưu lượng đơn vị tiêu năng.(m3/s)
P3: chênh lệch cao trình cuối dốc nước và đáy bể tiêu năng. P3 = P2 + d = 1,95 + 1,75 = 3,7 m.