NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP HIẾU KHÍ: 1 Phương pháp ủ hiếu khí có đảo trộn:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tận dụng phế liệu trong chế biến rau quả (Trang 45 - 46)

I.1. Phương pháp ủ hiếu khí có đảo trộn:

Phế thải ủ theo phương pháp này sẽ được đảo trộn theo định kỳ. Có thể đảo trộn thủ công 1 lần trong một tuần hoặc đảo trộn bằng cơ giới 1 lần trong một ngày, tùy theo điều kiện cho phép. Mục đích chính của đảo trộn là cung cấp không khí và xáo trộn phế thải để tạo độ đồng đều.

Kích thước của khối ủ : Dài : 13m

Rộng : 3m Cao : 1,5m.

Kích thước này có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể. Qúa trình ủ có thể kéo dài 20 – 40 ngày, có thể kéo dài hơn đến vài tháng tùy vào thành phần chất thải và khí hậu nơi ủ. Ở giữa đống ủ nhiệt độ có thể lên tới 650C.

I.2. Phương pháp ủ thổi khí :

Theo phương pháp này, các chất thải được đưa vào bể ủ có kích thước như sau : Dài :12m

Rộng : 6m Cao : 2.5m.

Dưới đáy bể ủ có lắp đặt hệ thống phân phối khí. Khí được đưa vào qua các máy nén khí. Lượng khí được đưa vào trên cơ sở đã được tính toán theo nhu cầu cần thiết để tránh các phản ứng oxy hóa sinh học. Thường hệ thống phân phối khí này có một rãnh sâu khoảng 15 – 20 cm. Trước khi cho chất thải hữu cơ vào, người ta phải lót một lớp vỏ bào gỗ có kích thước lớn hoặc lớp vỏ xơ dừa để tránh tắc nghẽn luồng khí. Phía trên có lắp đặt các nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ khối ủ trong suốt qúa trình lên men. Nhiệt độ của khối ủ sẽ không đều do tác động của dòng khí thổi vào.

- Nếu nhiệt độ của dòng khí thổi vào với lưu lượng ít thì nhiệt độ phía dưới và vùng giữa đống ủ có thể lên tới trên 650C. Xung quanh vùng này nhiệt độ vào khoảng 55 – 650C , gần phía trên bề mặt nhiệt độ chỉ còn 45 – 550C.

- Nếu dòng khí thổi vào với lưu lượng mạnh thì nhiệt độ dưới đáy rất thấp, chỉ dưới 450C. Phần giữa đống ủ nhiệt độ có thể dao động trong khoảng 50 – 550C. tiếp đó là vùng có nhiệt độ lên tới 650C. Vùng trên bề mặt nhiệt độ vào khoảng 450C. Thời gian lên men theo phương pháp này khoảng 30 ngày. Việc xác định lượng khí đưa vào được dựa trên lượng oxy cần thiết cho qúa trình oxy hóa các chất hữu cơ đưa vào. Điều này tương đối khó khăn vì vậy để đơn giản hóa người ta đưa ra một số công thức hóa học tiêu biểu cho từng loại chất thải như sau :

NTTULIB

http://elib.ntt.edu.vn/

NGUYỄN THỊ BÍCH KHUÊ LỚP CH01TP2 – KHOA HĨA – ĐH BÁCH KHOA TP.HCM Thành phần chất thải Công thức hóa học tiêu biểu Thành phần chất thải Công thức hóa học tiêu biểu

Hydrat cacbon ( C6H10O5)X

Protein C16H24O5N4

Mỡ và chất béo C50H90O6

Vi khuẩn C5H7O2N

Nấm mốc C10H17O6N

Nếu qúa trình lên men xảy ra trong điều kiện pH > 7 thì một phần NH3 sẽ bị tách ra, một phần NH3 sẽ được vô cơ hóa và chuyển vào sản phẩm cuối.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỴ KHÍ: II.1. Chôn chất thải :

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tận dụng phế liệu trong chế biến rau quả (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)