7. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Tổng quan chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”
a) Chương “Oxi – Lưu huỳnh”
• Về kiến thức
Học sinh biết vận dụng những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử để hiểu được:
- Tính chất hóa học của đơn chất: O2, O3, S.
- Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh: H2S, SO2, SO3, H2SO4. - Những ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng. • Kỹ năng
Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng:
- Thực hành, thí nghiệm về tính chất hóa học các đơn chất O2, O3, S và các hợp chất của chúng.
- Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước, sự phá hủy tầng ozon, mưa axit).
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử, xác định chất khử, chất oxi hóa bằng phương pháp cân bằng electron hoặc cân bằng số oxi hóa.
- Giải các bài tập hóa học có liên quan đến kiến thức của chương. • Tình cảm, thái độ:
Ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm môi trường: không khí, đất, nước.
b) Chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”
• Về kiến thức
Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để hiểu được:
- Các khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.
- Xem xét đến các biểu thức toán học biểu thị và tính toán tốc độ phản ứng trung bình. - Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất hoá học.
• Kỹ năng
Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng:
- Hình thành khái niệm tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng của Lơ Sa-tơ-li-ê vào các cân bằng hóa học.
- Giải các bài toán về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học: tính nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng…
- Rèn một số kỹ năng tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Viết tường trình thí nghiệm.
• Tình cảm, thái độ
Ý thức bảo vệ môi trường và ngày càng yêu thích môn hóa hơn.
2.1.2. Cấu trúc nội dung
a) Chương “Oxi – Lưu huỳnh”
Hình 2.1. Cấu trúc nội dung chương “Oxi – Lưu huỳnh”
Hình 2.2. Cấu trúc nội dung chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”
2.2. Nguyên tắc thiết kế ebook 2.2.1.Về nội dung 2.2.1.Về nội dung
• Đảm bảo tính cơ bản, kiến thức phải bám sát sách giáo khoa và sách bài tập. Tuy nhiên không lạm dụng vào cách trình bày của SGK, vì thế sẽ tạo cảm giác nhàm chán đối với HS. Ngoài ra có thể phát triển thêm các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung ôn thi tốt nghiệp phổ thông.
• Đảm bảo tính chính xác.
Để nội dung ebook được chính xác, người thiết kế cần:
- Thường xuyên kiểm tra lỗi chính tả. Đọc đi đọc lại nhiều lần nội dung ebook để kiểm tra sai sót, lỗi chính tả. Có thể nhờ đồng nghiệp đọc và sửa giúp.
- Kiểm tra tính chính xác của kiến thức, thuật ngữ hóa học…GV cần phải xem xét, nghiên cứu cẩn thận các kiến thức được đưa vào ebook. Xem nó có mâu thuẫn với nội dung nào trong SGK hay không. Cần tham khảo các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu đã được thẩm định.
- Kiểm tra tính tin cậy của bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, hướng dẫn giải và đáp án. Cần phải kiểm tra kỹ đáp án và các bước hướng dẫn trong ebook. Vì nếu bài tập có sai sót thì sẽ gây hoang man và làm học sinh hiểu sai về vấn đề nào đó.
• Gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất.
2.2.2.Về hình thức
• Đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Ebook có cấu trúc, bố cục rõ ràng.
- Giao diện đẹp nhưng phải đơn giản, màu sắc hài hòa và không làm rối học sinh. Qua trang “Chủ”, HS dễ dàng hình dung kiến thức bên trong nó và thấy ngay các thông tin mà các em đang quan tâm, tìm hiểu.
- Những tranh ảnh, đoạn phim dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta muốn.
• Đảm bảo tính nhất quán.
- Từ ngữ phải theo đúng thuật ngữ hóa học, nhất quán, dễ hiểu.
- Các font, size, kiểu chữ và tiêu đề không nên thay đổi lung tung. Phần nào phải thống nhất phần ấy. Có thể thay đổi chút ít nếu thật sự cần thiết.
- Thống nhất cách trình bày: Trên là thanh Banner, dưới là thanh Menu, bên trái là cột dàn ý và bên phải là nội dung bài.
2.2.3.Về sử dụng
- Dễ sử dụng, phù hợp với cơ sở vật chất và trình độ tin học của học sinh.
- Các liên kết phải rõ ràng, dễ sử dụng. Học chỉ chỉ cần rê chuột là biết ở đâu có liên kết và ở đâu không có.
- Các liên kết phải đơn giản và truy cập nhanh để HS có thể học một các nhanh chóng không nhàn chán.
- Phần hướng dẫn sử dụng ebook phải được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu.
2.2.4.Về tính hiệu quả
Ebook thiết kế cần đạt được các hiệu quả sau: - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
- Củng cố kiến thức cho học sinh.
- Tăng hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh. - Hỗ trợ tốt cho học sinh tự học.
2.3. Quy trình thiết kế ebook
• Bước 1: Phân tích
- Xác định đối tượng sử dụng ebook.
- Xác định mục tiêu cần đạt được của ebook
Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
- Xác định công cụ thực hiện thiết kế ebook. • Bước 2: Xây dựng nội dung
- Lựa chọn lượng kiến thức cơ bản, bài tập phù hợp, xác định đúng nội dung trọng tâm. Những nội dung đưa vào ebook phải được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
- Lựa chọn các dạng bài tập phù hợp với nội dung bài học và trình độ của HS. Các bài tập nên được trích dẫn trong SGK hoặc SBT.
• Bước 3: Đa phương tiện hoá kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế ebook. Việc đa phương tiện hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash...
các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
• Bước 4: Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho ebook, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và thuận tiện cho việc thiết kế.
• Bước 5: Phác thảo ý tưởng thiết kế
Để trong quá trình thiết kế được thuận lợi và nhanh chóng. GV cần: - Phác thảo ngoài nháp cấu trúc và nội dung ebook.
- Suy nghĩ về kiểu chữ, phong chữ, màu sắc, hình nền và cách sắp xếp ở mỗi trang. • Bước 6: Thực hiện thiết kế
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, công việc thiết kế ebook được thực hiện bằng phần mềm Toolbook như sau:
- Đầu tiên mở phần mềm Toolbook để thiết kế các trang chính.
(1) Trên màn hình Window chọn Start/ All Programs/ ToolBook 9.5/ ToolBook Instructor 9.5/ Quick Start/ Blank DHTML Book (tạo quyển sách trống).
+ Chọn màu nền: Trên thanh trình đơn, chọn Object/ Properties for Background để thiết lập vùng làm việc.
+ Định kích thước quyển sách: Trên thanh trình đơn, chọn Object/ Properties for Book. Hộp thoại Properties for Book xuất hiện.
Tại Set units chọn kích thước: Pixels/ Chọn 800 x 600 pixels. + Lưu sách: File/ Save as/ Tìm thư mục lưu/ Save.
(2)Thiết kế tất cả các trang như trong phát thảo. (3)Tạo liên kết giữa các trang sách.
- Tiếp theo, dùng các phần mền khác như: Mindjet MindManager Pro 7, Flash Effect Maker, QuizCreator tạo ra file hình ảnh, flash để chèn vào ebook thêm sinh động.
• Bước 7: Chỉnh sửa, bổ sung
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết, để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.
2.4. Cấu trúc ebook chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” học”
Ebook gồm 5 nội dung chính:
Giới thiệu: Tóm tắt sơ lược nội dung ebook và hướng dẫn cụ thể cách sử dụng toàn ebook bằng file flash minh họa cụ thể.
Lý thuyết:Nội dung lý thuyết các bài học của chương 6 và 7 kèm theo hình ảnh, video sinh động.
Bài tập:Trình bày các công thức, dạng bài tập, phương pháp giải, các bài tập tự luận và trắc nghiệm có hướng dẫn giải cụ thể giúp học sinh củng cố và rèn luyện kỹ năng của mình. Ngoài ra, ebook còn thiết kế các đề kiểm tra thử hỗ trợ cho các em trong kiểm tra, thi học kì được tốt hơn.
Thư giãn: Để HS giảm bớt căng thẳng sau khi học phần lý thuyết và bài tập, ebook còn cung cấp thêm các trò chơi vui nhộn và bổ ích.
Tư liệu:Đây là trang tham khảo, mở rộng các kiến thức thực tế liên quan tới môn Hóa học.
Hình 2.4. Cấu trúc ebook
2.4.1. Cấu trúc trang “Chủ”
Trang “Chủ” giới thiệu khái quát các nội dung có trong ebook, giúp HS dễ dàng tri cập nội dung cần học và liên kết đến các trang con. Trang được bố trí như bảng 2.1.
Bảng 2.1. Mô tả bố trí trang “Chủ”
Thanh banner: Gồm một file flash thiết kế từ phần mềm Flash Effect Maker. Thanh menu: 5 nút button có chèn hình ảnh.
Phần nội dung: Gồm một file hình, một Text file và nút “ Tới lui” giữa các trang.
Hình 2.5. Giao diện trang “Chủ”
b) Thể hiện ý tưởng thiết kế bằng phần mềm Toolbook và Flash Effect Maker
• Mở chương trình Flash Effect Maker/ Trên thanh Banner: Chọn mẫu phù hợp/ Nhấp vào từng file Text trên hình sửa thành “ Ebook Hóa Học 10”.
Tiếp theo, click / Tìm đường dẫn đến folder “Trang trí” đã chuẩn bị trước/ OK. (tạo file flash)
• Mở chương trình Toolbook: - Chèn file flash và hình ảnh.
2.4.2. Cấu trúc trang “Giới thiệu”
a) Cấu trúc
Trang “Giới thiệu” tóm tắt sơ lược các nội dung của ebook và hướng dẫn học sinh sử dụng ebook một cách hiệu quả nhất. Trang được bố trí như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Mô tả bố trí trang “Giới thiệu”
Thanh banner: Gồm một file flash như trang chủ. Thanh menu: 5 nút button có chèn hình ảnh như trang chủ.
Phần nội dung: Gồm 2 file hình, một Text file và nút “ Tới lui” giữa các trang.
Hình 2.6. Giao diện trang “Giới thiệu”
b) Thể hiện ý tưởng thiết kế bằng phần mềm Toolbook và Flash Effect Maker
• Mở chương trình Toolbook:
- Tạo một trang mới giống mẫu của trang “Chủ”.
- Xóa file hình và file Text. Sau đó chèn hình ảnh mới và tạo text mới.
2.4.3. Cấu trúc trang “Lý thuyết”
a) Cấu trúc
Bảng 2.3. Mô tả bố trí trang “Lý thuyết”
Thanh banner: Gồm một file flash như trang chủ. Thanh menu: 5 nút button có chèn hình ảnh như trang chủ.
Phần nội dung:1 file hình, Text file ghi tên bài học và nút “ Tới lui” giữa các trang.
Hình 2.7. Giao diện trang “Lý thuyết”
b) Thể hiện ý tưởng thiết kế bằng phần mềm Toolbook và Flash Effect Maker
• Mở chương trình Toolbook:
- Tạo một trang mới giống mẫu của trang “Chủ”.
- Xóa file hình và file Text. Sau đó chèn hình ảnh mới và tạo text mới.
2.4.2. Cấu trúc trang “Bài tập”
a) Cấu trúc
Trang “Bài tập” liệt kê các mục cần học để rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Trang được bố trí như bảng 2.4.
Thanh banner: Gồm một file flash thiết kế từ phần mềm Flash Effect Maker. Phần nội dung: Gồm 2 file hình, 5 button liên kết các trang con, 1 file Text soạn nội
dung, 1 Text file liên kết với trang chủ và nút “ Tới lui” giữa trang trước, sau.
Hình 2.8. Giao diện trang “Bài tập”
b) Thể hiện ý tưởng thiết kế bằng phần mềm Toolbook và Flash Effect Maker
• Mở chương trình Flash Effect Maker/ Trên thanh Banner: Chọn mẫu phù hợp/ Nhấp vào từng file Text trên hình sửa thành “ Bài tập hóa học”/ Click / Tìm đường dẫn đến folder “Trang trí” đã chuẩn bị trước/ OK.
• Mở chương trình Toolbook: - Chèn file flash và hình ảnh.
- Soạn văn bản và tạo các nút button như hướng dẫn phần “Hướng dẫn sử dụng phần mềm Toolbook”.
2.4.4.Cấu trúc trang “Thư giãn”
Trang “Thư giãn” liệt kê các trò chơi gây hứng thú và giảm bớt căng thẳng cho HS. Trang được bố trí như bảng 2.5.
Bảng 2.5. Mô tả bố trí trang “Thư giãn”
Thanh Menu: 5 button có chèn hình ảnh.
Phần trang trí: 1 file flash thiết kế từ phần mềm Flash Effect Maker. Phần phụ: 1 file Text liên kết với trang chủ, 1 nút liên kết trang trước trang sau.
Hình 2.8. Giao diện trang “Thư giãn”
b) Thể hiện ý tưởng thiết kế bằng phần mềm Toolbook và Flash Effect Maker
• Mở chương trình Flash Effect Maker/ Trên thanh Panel: Chọn mẫu phù hợp/ Nhấp vào từng file Text trên hình sửa thành “ Vui hóa học”/ Click / OK.
• Mở chương trình Toolbook:
- Chèn file flash vào trang “Thư giãn”. - Tạo nút button có chèn hình ảnh.
- Copy file Text, nút “Tới lui” ở trang trước.
2.4.5.Cấu trúc trang “Tư liệu”
a) Cấu trúc
Trang “Tư liệu” giới thiệu kiến thức liên quan đến môn Hóa học. Trang được bố trí như bảng 2.6.
Thanh Banner: 1 file flash được tạo từ Flash Effect Maker Thanh menu: Các button. Phần nội dung: Hình ảnh và file Text.