0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin, vai trò của CNTT đối với phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (Trang 45 -47 )

2) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin.

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin, vai trò của CNTT đối với phát triển kinh tế xã hội.

đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quản lý, ứng dụng và phát triển CNTT trong cả nước nói chung và ở Hà Giang nói riêng chưa đạt được hiệu quả cao chính là việc nhận thức và đánh giá đúng vai trò của CNTT trong quá trình phát triển KT-XH và CNH, HĐH. Khi nhận thức còn chưa rõ hoặc chưa thống nhất, mọi nỗ lực đầu tư hoặc chính sách đều có thể bị vô hiệu hóa. Chính vì thế, nâng cao nhận thức là một trong những giải pháp có ý nghĩa hết sức to lớn, trong quản lý và quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần tập trung vào một số vấn đề sau.

- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT cho mọi đối tượng trong xã hội, phải làm cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hiểu rõ về vai trò của CNTT trong thời đại mới, thời đại CNTT chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với quá trình toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, CNTT

tế của các doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi địa phương và quốc gia. Cuộc cách mạng CNTT không chỉ là kết quả của sự phát triển công nghệ, mà chúng còn tạo ra một loạt các yếu tố tác động tới toàn xã hội (khác với cuộc cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp và công nghiệp trước đây). Ứng dụng CNTT không thể thiếu được trong mọi mặt của đời sống xã hội. Từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các ngành, các đơn vị trong mọi lĩnh vực đến hoạt động kinh tế, đời sống, xã hội của người dân đều cần và có CNTT. Công nghiệp CNTT đang trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, tạo ra nhiều việc làm và nhiều ngành nghề kinh tế mới và làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống. Đặc biệt, đối với nước ta nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng CNTT còn tạo ra một loạt các cơ hội giúp giải quyết, thanh toán những mặt lạc hậu và xây dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội với những điều kiện về khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hiệu quả hơn.

- Tăng cường công tác giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến về công tác quản lý và tình hình phát triển, kinh nghiệm ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành trong và ngoài nước để cán bộ và nhân dân thấy rõ khoảng cách phát triển CNTT của tỉnh Hà Giang với các địa phương và khu vực khác, từ đó nỗ lực tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Để thực hiện tốt công tác này cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của CNTT trong phát triển KT-XH. Phối hợp các biện pháp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội và cán bộ quản lý về cơ bản cũng như vai trò của CNTT đối với phát triển KT-XH. Đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo CNTT trên cơ sở tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên học tập, nâng cao trình độ về CNTT. Thực hiện công tác xã hội hoá CNTT, khuyến khích và tạo điều kiện đưa giáo dục và đào tạo CNTT, xã hội thông tin, kinh tế tri thức đến mỗi cơ quan, tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác phổ biến kiến thức, bồi dưỡng, đào tạo về khai thác, sử dụng CNTT và Internet để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt quan tâm và có chính sách giáo dục đào tạo đối với thanh niên nông thôn, nhân dân ở vùng xa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (Trang 45 -47 )

×