Indonesia trong chính sách chống khủng bố của Mỹ

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của mỹ đối với indonesia từ năm 1993 đến năm 2008 (Trang 59 - 67)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Indonesia trong chính sách chống khủng bố của Mỹ

3.2.1.1 Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chiến lược cho thế kỉ XXI, trong đó đưa “cuộc chiến chống khủng bố” trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Chống khủng bố được sử dụng để tập hợp lực lượng nhằm thiết lập một trật tự thế

giới mới do Mỹ lãnh đạo, dùng lí do chống khủng bố, Mỹ thực hiện biện pháp quân sự đánh phủ đầu Afganistan và Iraq. Năm 2002, Mỹ đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia với nội dung chủ yếu:

(1) Coi chủ nghĩa khủng bố quốc tế, những quốc gia thù địch bất trị, những nước ủng hộ và che dấu khủng bố, tìm kiếm và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt là kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ.; nêu cao khả năng sử dụng vũ lực đơn phương, đưa ra học thuyết “đánh đòn phủ đầu” để hợp lí hóa việc sử dụng sức mạnh quân sự.

(2) Tập hợp lực lượng toàn thế giới chống khủng bố, coi “cuộc chiến chống khủng bố” là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ và thành chuẩn mực trong quan hệ của Mỹ với các nước (phân chia hai loại nước đi với Mỹ chống khủng bố hay đi với khủng bố quốc tế).

(3) Trong quan hệ với các nước lớn, Mỹ theo đuổi chính sách “cân bằng quyền lực”, tìm kiếm quan hệ xây dựng với Trung Quốc nhưng cảnh giác với việc Bắc Kinh tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng quan hệ chiến lược với Nga, tăng cường quan hệ với Ấn Độ, củng cố, mở rộng và cải tổ NATO, củng cố đồng minh truyền thống.

Tháng 2/2006, “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một lần” của Mỹ đã định nghĩa lại mối đe dọa mà quân đội Mỹ phải đối mặt, đặt trọng tâm chiến lược vào ba lĩnh vực là từ chiến tranh quy mô thông thường chuyển sang chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ lãnh thổ nước Mỹ, tác động tới sự lựa chọn của những nước “ở ngã ba”, ngăn ngừa những nước thù địch hoặc tổ chức hoạt động phi chính phủ được trang bị vũ khí hủy diệt.

Do bị sa lầy tại Iraq nên từ nhiệm kì hai của Tổng thống Bush, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược theo hướng tranh thủ đồng minh, bạn bè, bớt đơn phương, nhấn mạnh các thể chế đa phương trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề quốc tế.

Chính quyền Bush đặt nhiệm vụ chống khủng bố là mục tiêu trong quan hệ với Đông Nam Á. Trong bối cảnh một số nước ASEAN có các tổ chức khủng bố hoạt động mạnh, tháng 8/2002, Mỹ và ASEAN đã kí “Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế”. Một trong những mục tiêu hợp tác giữa hai bên là ngăn ngừa, chặn đứng và đánh bại chủ nghĩa khủng bố quốc tế thông qua trao đổi thông tin, chia sẽ tin tức tình báo và hỗ trợ xây dựng năng lực”. Năm 2002, Mỹ khởi xướng kế hoạch Hợp tác ASEAN. Kế hoạch chủ yếu tập trung vào các vấn đề xuyên quốc gia như chống buôn

bán ma túy, hải tặc, chống khủng bố, giải quyết thiên tai, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS.

Mỹ đã thiết lập mạng lưới an ninh song phương với Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Brunei; kí hàng loạt các thỏa thuận quân sự với các nước đồng minh truyền thống như Philippines, Thái Lan và Singapore và cho họ hưởng quy chế “Đồng minh chiến lược ngoài NATO”. Trong khuôn khổ những cơ chế này, hàng năm Mỹ thực hiện các cuộc tập trận chung đồng thời với những hoạt động quân sự - an ninh khác.

Tuy nhiên, do phải ưu tiên cho cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực Trung Đông, nên trong nhiệm kì một, Chính quyền Bush đã không dành nhiều sự quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, khiến cho vị thế, vai trò của Mỹ bị ảnh hưởng.

Trong nhiệm kì hai, Chính quyền Bush đã thực hiện chính sách thúc đẩy can dự vào khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy các mục tiêu về quân sự, kinh tế và chính trị:

(1) Hướng ASEAN thành một tổ chức hợp tác trong các lĩnh vực dưới sự chi phối của Mỹ nhằm ngăn chặn, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và thúc đẩy chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

(2) Mở cửa thị trường các nước trong khu vực cho hàng hóa và các doanh nghiệp của Mỹ vào đầu tư, kinh doanh thông qua Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), WTO …

(3) Duy trì hợp tác an ninh – quân sự nhằm đảm bảo cho các tuyến đường hàng hải quan trọng, chống khủng bố và chống hải tặc.

(4) Lôi kéo, chuyển hóa chế độ ở các nước nằm ngoài quỹ đạo của Mỹ.

Đối với “cuộc chiến chống khủng bố” ở mặt trận Đông Nam Á, Chính quyền Mỹ quyết tâm theo đuổi hai mục tiêu: (1) tiêu diệt thủ lĩnh chủ chốt của Al Qaeda, JI và các mạng lưới khủng bố khác; (2) ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng cực đoan trong thế giới Hồi giáo có nguy cơ trở thành chủ nghĩa khủng bố.

3.2.1.2 Vai trò của Indonesia trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Khủng bố ở Đông Nam Áxảy ra nhiều năm nay. Nó quá quen thuộc nên nhiều khi chính quyền và người dân sở tại ít lưu tâm mặc dù hoạt động của nó gây không ít trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của người dân và tình hình phát triển của đất nước. Việc ngăn chặn, tiêu diệt nạn khủng bố là cả một vấn đề phức tạp. Mâu thuẫn, xung đột, đối

đầu nãy sinh từ xung đột quyền lợi cả về vật chất lẫn tình thần giữa các tộc người, bộ phận dân cư, địa phương với nhau hay với chính quyền trung ương. Tình trạng xung đột, bạo loạn là mảnh đất sản sinh ra hành động khủng bố. Indonesia là nước có hoạt động khủng bố diễn ra thường xuyên … một trong những nước có xung đột kéo dài.

Indonesia là nước có cộng đồng Islam đông nhất thế giới. Đặc điểm này làm cho vấn đề khủng bố có phần phức tạp và là vấn đề nhạy cảm. Thực tế là các cuộc xung đột, mang tính chất chống đối, li khai thường xảy ra ở những nơi có người Muslim sinh sống. Trước sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Indonesia xảy ra những hoạt động khủng bố chủ yếu là các tổ chức như MILF, Abu Sayyaf hay J.I. Cuộc xung đột và các phong trào li khai ở Aceh, Irianjaya (Papua) … đã tạo môi trường cho những hoạt động khủng bố. Sau khi chế độ “Trật tự mới” (Orba) sụp đổ, Indonesia lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế xã hội trầm trọng càng tạo thêm cơ hội cho sự bùng phát của các cuộc xung đột và bạo lực. Tháng 4 năm 1999, tại Jakarta đã xảy ra vụ đánh bom vào nhà thờ Islam lớn nhất trong cả nước. Giữa tháng 9 năm đó, thị trường chứng khoán ở Jakarta bị đánh bom làm 15 người chết, 23 người bị thương. Đây mới là vụ đánh bom thứ 12 trong năm đó. Chưa hết, đêm Giáng sinh 24 tháng 12 năm 2000 cùng lúc xảy ra nhiều vụ đánh bom vào các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở 9 thành phố trong cả nước làm 18 người chết và hơn 100 người khác bị thương, riêng ở thủ đô Jakarta đã có hơn 15 người thiệt mạng và khoảng 70 người bị thương8. Ngày 23 tháng 9 năm 2001, trung tâm thương mại Jakarta bị đánh bom. Tuy nhiên, những hành động chống khủng bố này khi đó không được chính quyền và người dân Indonesia đánh giá là nghiêm trọng vì lúc này Indonesia xảy ra nhiều vụ xung đột sắc tộc, tôn giáo như ở Maluku, Sulawesi, Kalimantan … Những vụ bạo lực xảy ra thường được coi là những hành động phá hoại, trả thù của những lực lượng chống đối lẫn nhau.

Sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ, hoạt động khủng bố ở Indonesia và Đông Nam Á có những chuyển biến mới, trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế mà cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố ở khu vực cũng trở nên cam go hơn. Việc Mỹ phát động cuộc chiến và đẩy mạnh cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế bằng việc lật đổ chế độ Taliban ở Afganistan, nơi được coi là hang ổ của lực lượng khủng bố quốc tế càng làm thay đổi tình hình Đông Nam Á. Những phần tử thuộc mạng lưới khủng bố

quốc tế do Osama Bin Laden đứng đầu bị xua đuổi khỏi Afganistan nhưng không từ bỏ mục tiêu của mình đã tìm đến Đông Nam Á để tiếp tục xây dựng lực lượng. Thẩm vấn Al – Farug, một tỉ phú người Kuweit, bị lực lượng an ninh Indonesia bắt giữ đầu tháng 6 năm 2002, cho thấy y là đại diện cấp cao Al – Qaeda ở Đông Nam Á và có liên quan đến nhiều vụ đánh bom trong khu vực này, trong đó có vụ đánh bom Đêm Giáng sinh năm 2000 ở Indonesia.

Trước vụ nổ bom ở Bali, chính phủ Indonesia mặc dù công nhận có hoạt động khủng bố trong nước, nhưng không chấp nhận những cáo buộc về các tổ chức khủng bố quốc tế đang hoạt động ở Indonesia. Xuất phát từ đặc điểm và tình hình chính trị, xã hội của đất nước, các nhà lãnh đạo Indonesia tỏ ra hết sức thận trọng khi bày tỏ quan điểm trước một vấn đề trọng đại nhưng cũng hết sức nhạy cảm này.

Có thể coi sự kiện Bali hồi tháng 10 năm 2002 là một mốc mới trong cuộc chiến chống khủng bố ở Indonesia và cả Đông Nam Á. Vụ nổ bom đã cướp đi sinh mạng của 202 người thuộc nhiều quốc gia khác nhau và làm nhiều người khác bị thương. Trong đó chủ yếu là người nước ngoài. Đây là màn mở đầu cho hàng loạt hành động khủng bố tiếp theo, đặc biệt nhiều nhất là ở Indonesia. Trong 8 tháng đầu năm 2003, chỉ riêng Jakarta, thủ đô của Indonesia đã xảy ra 6 vụ đánh bom, trong đó điển hình là vụ đánh bom vào khách sạn Mariot của Mỹ ở Jakarta hôm 5 tháng 8 năm 2003, trong đó 6 người nước ngoài và hàng trăm người khác bị thương. Vụ đánh bom vào Đại sứ quán Australia ở Jakarta hôm 9 tháng 9 năm 2004 càng tăng thêm nỗi lo ngại của các nước trong khu vực về sự gia tăng nạn khủng bố.

Làn sóng tấn công khủng bố đã làm tăng sự cần thiết phải hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là Đông Nam Á. Indonesia được coi là mắc xích yếu nhất và có nhiều khả năng là mục tiêu tấn công khủng bố mới. Tuy nhiên, những vụ tấn công gần đây không phức tạp lắm và cũng không phải phối hợp chặc chẽ như những vụ tấn công trước đây. Điều này làm cho một số quan chức tin rằng đây có thể là những vụ tấn công khủng bố do các phần tử cực đoan có cảm tình với Al – Qaeda gây ra, hơn là chính Al – Qaeda điều khiển.

Các vụ tấn công gần đây ở Indonesia và Đông Nam Á cho thấy đây là khu vực đang trở thành tiêu điểm của hoạt động khủng bố. Các lực lượng Hồi giáo cấp tiến ở khu

vực này rất đồng cảm với người người Hồi giáo ở Trung Đông và nhiều nơi khác đang được tự do hoạt động hơn.

Vụ đánh bom ở Bali đã làm cho Indonesia thay đổi thái độ đối với nạn khủng bố và tích cực hơn trong việc hợp tác chống khủng bố, nhất là trong hợp tác với Mỹ.

Sau vụ đánh bom ở Bali, ngay lập tức Mỹ, Nhật Bản và Australia đã đi đầu trong một nỗ lực đa phương nhằm trợ giúp Indonesia chống khủng bố. Đối mặt với mối đe dọa thực tế, Indonesia đã nỗ lực không ngừng để xây dựng năng lực nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai. Năm 2003, Văn phòng Điều phối hoạt động Chống Khủng bố của Bộ Ngoại Mỹ giao đã lên kế hoạch và xây dựng ngân sách cho Cục An ninh Ngoại giao của Bộ Ngoại giao nhằm triển khai một chương trình hỗ trợ chống khủng bố trị giá tám triệu đô-la nhằm đào tạo, trang bị và tổ chức một đơn vị chống khủng bố thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia Indonesia. Đơn vị này được gọi là Đội đặc nhiệm 88 (SD-88). Đến nay, Mỹ đã đào tạo cho Indonesia 69 sỹ quan cảnh sát, và với các chương trình khác nữa dự kiến đến năm 2005 sẽ đào tạo được 279 sỹ quan. Sát cánh với Lực lượng đặc nhiệm chống Jemaah Islamiya của Indonesia, SD-88 tăng cường phòng thủ bảo vệ Inđônêxia trước mối đe dọa khủng bố chính của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Chương trình Phòng vệ Khu vực và Hợp tác Chống Khủng b Indonesia ố của Bộ Quốc phòng cũng đã dành 2,3 triệu đô-la đào tạo 78 nhân viên tình báo Inđônêxia về tiếng Anh, nghiệp vụ trong quân đội và các khóa học liên quan đến chống khủng bố.

Chương trình trợ giúp tài chính chống khủng bố. Bên cạnh việc xây dựng năng lực thực thi luật pháp, hỗ trợ đa phương cho Indonesia còn bao gồm những nỗ lực sâu rộng giúp bảo vệ hệ thống tài chính, ngăn không cho các phần tử khủng bố lợi dụng. Các cơ quan của Mỹ đã chi hơn 820.000 đô-la dành cho đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Indonesia trong hoạt động chống tài trợ khủng bố và rửa tiền (CTF/AML). Tháng 9/2002, một tháng trước khi xảy ra vụ khủng bố Bali, Mỹ đã có những bước đi đầu tiên nhằm xây dựng năng lực CTF/AML bằng việc đánh giá chặt chẽ cơ chế tài chính chống khủng bố của Indonesia. Tháng 9/2003 Mỹ cử đoàn chuyên gia thứ hai sang Indonesia để tiếp tục đánh giá năng lực của quốc gia này. Indonesia đã có những tiến bộ đáng kể trong việc củng cố năng lực chống tài trợ khủng bố trong năm thành tố chủ chốt của một cơ chế tài chính chống khủng bố hiệu quả.

1. Khuôn khổ pháp lý: Việc truy tố những kẻ khủng bố phải dựa trên một khuôn khổ pháp lý mạnh. Mỹ và một số đối tác khác đã giúp đỡ Indonesia xây dựng một hệ thống luật pháp CTF/AML vững chắc. Từ tháng 7/2002, Mỹ đã tiến hành đào tạo các cơ quan tư pháp của Indonesia và các nước Đông Nam Á về việc soạn thảo và sửa đổi luật theo hướng phù hợp với các công ước của Liên Hợp Quốc về khủng bố và Nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề hình sự hóa tội danh tài trợ khủng bố và rửa tiền. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã phối hợp với đối tác của Australia trợ giúp Ngân hàng Trung ương Inđônêxia và Cơ quan Tình báo Tài chính trong công tác soạn thảo các văn bản pháp quy nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế tài chính. Inđônêxia có thành tích rất yếu kém về lĩnh vực phòng chống tội phạm tài chính và đã từng bị Lực lượng Đặc nhiệm Chống Tội phạm Tài chính (FAFT) liệt vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bất hợp tác năm 2001. Tuy nhiên, đến tháng 9/2003, với sự trợ giúp kỹ thuật của một tổ công tác liên ngành của Mỹ, Indonesia đã thành công trong việc sửa đổi luật chống rửa tiền (AML) của mình, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tránh được các biện pháp trả đũa của FATF. Nhờ sự tiến bộ về pháp luật này mà hiện nay FATF đang theo dõi việc triển khai thực hiện luật chống rửa tiền của Indonesia.

2. Kiểm soát tài chính: Các ngân hàng trung ương là công cụ giám sát và ngăn chặn nguồn tài chính của các nhóm khủng bố. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ quốc tế khác, Indonesia đã tiến hành hiện đại hóa khu vực tài chính. Tháng 10/2003, các nhân viên ngân hàng trung ương Indonesia đã tham dự một khóa học về kiểm soát tài chính do Cục Phòng chống Buôn bán Ma túy Quốc tế và Thực thi Pháp luật của Bộ Ngoại giao và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ Mỹ đồng tổ chức. Khóa học dành cho các nhân viên ngân hàng trung ương các quốc gia Đông Nam Á có

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của mỹ đối với indonesia từ năm 1993 đến năm 2008 (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)