7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.2. Lợi ích của Mỹ ở Indonesia
Việc hoạch định chính sách đối ngoại của một quốc gia vốn chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong đó, môi trường quốc tế không phải là nhân tố duy nhất. Chính lợi ích quốc gia mới là yếu tố chủ yếu và quan trọng. Nó giống như hạt nhân, giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt quá trình cấu thành một chính sách. Suy cho cùng, không có chính sách quốc gia nào ra đời mà không bắt nguồn từ chính lợi ích của nó và những lợi ích từ nó
3Hiện nay, Indonesia đã rút khỏi tổ chức này do sản lượng không thể đáp ứng đủ cho xuất khẩu.
sản sinh. Một nhà hoạch định chiến lược tốt hay một vị tổng thống giỏi phải là người thực hiện được điều đó. Alexander George và Robert Keohane cho rằng việc theo đuổi lợi ích quốc gia sẽ quy định những chọn lựa chính sách đối ngoại của một quốc gia [112,67]. Vậy lợi ích quốc gia của Mĩ trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh là gì?
Theo Trương Tiểu Minh thì nội dung của lợi ích quốc gia là: “sinh tồn và an ninh quốc gia, phát triển và phồn vinh kinh tế, thậm chí là sự mở rộng uy danh và thế lực quốc gia. Nội hàm và ngoại diên của lợi ích quốc gia được quyết định bởi nhiều nhân tố: thực lực của nước đó, địa vị trên trường quốc tế”[20,40]. Riêng “lợi ích của Mỹ”– đó là một phạm trù không giới hạn, không rõ ràng và không thống nhất, là nguồn lợi hiện diện khắp mọi nơi, không bị ngăn cách bởi quốc gia hay khu vực và mang tính toàn cầu. Chịu sự tác động từ môi trường quốc tế và lợi ích quốc gia, chắc chắn chính sách đối ngoại của Mỹ ở Indonesia hay rộng ra là Đông Nam Á cũng như nhiều nơi khác trên thế giới còn phải chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố khác nữa. Song trong một phạm vi hạn hẹp, chúng tôi xin rút ra một vài lợi ích cơ bản chi phối việc hoạch định chính sách của Mĩ ở ở Indonesia.
Lợi ích của Mỹ ở Indonesia thay đổi qua các thời kì tùy theo tình hình cụ thể. Sau chiến tranh lạnh, có thể nói nó bao gồm nhiều yếu tố, trong đo đáng chú ý có các yếu tố: lợi ích an ninh – chính trị, lợi ích kinh tế.
1.2.2.1. Lợi ích an ninh- chính trị:
Lợi ích an ninh quốc gia là nhu cầu cơ bản nhất đối với sự tồn tại của một quốc gia, là lợi ích đầu tiên và cơ bản nhất. Mọi hoạt động của một nước đều xây dựng trên nền an ninh quốc gia, là cơ sở đảm bảo sự tồn tại của quốc gia đó. Nước Mỹ giáp với hai đại dương lớn, nam và bắc đều là những nước láng giềng “hữu nghị” và tương đối yếu hơn, do đó nước Mỹ có được vị trí địa lí thuận lợi. Điều này làm cho người Mỹ có cảm giác an toàn mà các quốc gia khác khó có được.
Nước Mỹ hiện nay là siêu cường duy nhất, dường như có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Lợi ích an ninh của Mỹ không hạn chế trong nước mà còn ở nhiều khu vực.
An ninh - chính trị là nhân tố quan trọng được nhiều nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ chú ý. Một khi tầm ảnh hưởng chính trị của các cường quốc khác càng nâng cao trên trường quốc tế thì mức độ nguy hại cho nền an ninh – chính trị Mĩ cũng càng gia tăng.
Cũng như bao lĩnh vực khác, an ninh - chính trị là một khái niệm hàm chứa rất nhiều mục tiêu khác nhau. Dựa trên những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và địa vi quốc tế hiện tại, mọi hoạt động an ninh quốc gia đều được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tối đa khả năng phòng thủ và duy trì nguyên trạng vị thế quốc tế. Đối với nước Mĩ, nó còn phải mở rộng thế và lực quốc gia ra toàn thế giới [12, 45] thì mới có thể thoát khỏi sự đe dọa của các cường quốc đối với vị trí bá quyền của Mỹ.
Lợi ích của Mỹ tại Indonesia cũng như Đông Nam Á nằm trong lợi ích đa dạng và trải rộng của Mỹ tại Đông Á - Tây Thái Bình Dương với tư cách là một cường quốc khu vực và toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây, lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ bao gồm: (1) Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, người dân Mỹ, đồng minh và lợi ích của Mỹ; (2) Ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ đe dọa hay cản trở cơ hội hay lợi ích của Mỹ; (3) Phát triển khu vực và thúc đẩy tự do thương mại và mở cửa thị trường; (4) Đảm bảo một thế giới ổn định, an toàn và phi hạt nhân; (5) Thúc đẩy các giá trị toàn cầu, như quản lý tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; (6) Đảm bảo tự do hàng hải, điều kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Mỹ [117, 15]. Những lợi ích này luôn được duy trì cho dù chính quyền Mỹ có thay đổi. Mỹ gia tăng dính líu vào Indonesia và khu vực Đông Nam Á cũng là để phục vụ các lợi ích kể trên.
Tự do hàng hải là một trong những lợi ích then chốt và cũng là lợi ích kinh tế và an ninh quan trọng nhất đối với Mỹ. “Sự tăng trưởng của kinh tế và an ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì tự do hàng hải với cả tàu buôn và tàu quân sự”[118, 7]. Với Mỹ, eo biển Malacca là điểm giao thông quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như chống hải tặc và khủng bố, tự do hàng hải. Điều này dường như không có gì thay đổi trong suốt nhiều thập kỉ qua. Báo cáo về Đông Nam Á của Hội đồng Lực lượng đặc biệt Đối ngoại Mỹ, công bố hồi năm 2001 đã khẳng định: “Chúng ta cần phải duy trì một lối vào tự do và cởi mở đối với các tuyến đường biển tại eo Malacca và Lombok. Duy trì các điểm nút khác nằm dưới sự bảo đảm về an ninh tại Biển Đông và sự an toàn về hàng hải cho tất cả các bên hữu quan theo pháp luật quốc tế” [34,22]
Mặt khác, sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đang tăng cường ảnh hưởng và vai trò của mình tại Đông Nam Á khiến cho Mỹ
lo ngại. Nhật Bản là nước tích cực tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế với các nước Đông Nam Á đồng thời theo đuổi lợi ích chính trị ở khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhất trí thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, hướng tới hòa bình và ổn định. Ấn Độ ngay từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã thi hành “chính sách hướng Đông” xích lại gần hơn với các nước Đông Nam Á. Tất cả những điều này khiến Mỹ thực sự lo ngại mất chân tại khu vực. Để đáp ứng những đòi hỏi mới về an ninh, Mỹ cần phải có những mối quan hệ mật thiết hơn đối với những nước khác ngoài những đồng minh truyền thống tại Đông Nam Á.
Đông Nam Á có vị trí chiến lược, là hướng bung ra của Trung Quốc. Nếu kiểm soát được biển Đông và biển Nam Hải, Trung Quốc sẽ khống chế được con đường biển quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương lẫn khu vực có nhiều dầu khí với trữ lượng được ước tính là tương đương với trữ lượng dầu ở vịnh Ba Tư là biển Đông. Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc là một thách thức địa vị của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ xem Đông Nam Á là mắc xích quan trọng để kiềm chế Trung Quốc. Lôi kéo được Đông Nam Á, Mỹ sẽ thiết lập được vành đai liên kết an ninh từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và có thể vươn sang Ấn Độ. Mỹ muốn biến Đông Nam Á thành cứ điểm nhằm cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Một mặt, Mỹ liên kết với Ấn Độ nhằm ngăn chặn hợp tác Nga - Ấn, mặt khác là nhằm để kiềm chế Trung Quốc. Mỹ xem “Indonesia là một trong những quốc gia “nặng kí” trong vùng để ngăn chặn mưu đồ bành trướng sức mạnh, đặc biệt âm mưu bành trướng ra biển Đông của Trung Quốc” [113,56].
Một số vấn đề khu vực cũng trở thành đường nét chính thu hút sự quan tâm của Mỹ như vấn đề biển Đông, vấn đề Mianmar, quá trình dân chủ hóa ở Indonesia. Những vấn đề này tạo ra bài toán an ninh buộc Mỹ phải xử lí. Đồng thời thách thức những giá trị Mỹ như: tự do, dân chủ, nhân quyền mà Mỹ thường nêu lên với phong cách của nhà lãnh đạo thế giới.
Sau Chiến tranh lạnh, Indonesia phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh như sự mất ổn định về chính trị, xung đột sắc tộc, tôn giáo và xu hướng li khai. Chính trường Indonesia luôn biến động kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, liên tục thay đổi tổng thống. Thế lực Hồi giáo phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng ngày càng tăng lên, nhất là sau sự kiện khủng bố 11/9. Hoạt động khủng bố và li khai do một số tổ chức Hồi
giáo tiến hành đã gây ra mối đe dọa khá lớn đối với ổn định xã hội và an ninh Indonesia cũng như khu vực. Những bất ổn về an ninh, chính trị ở Indonesia làm tổn hại đến lợi ích chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á buộc Mỹ phải duy trì sự hiện diện của mình tại đây.
1.2.2.2. Lợi ích kinh tế
Bên cạnh mục tiêu an ninh – chính trị, kinh tế cũng là một trong ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kì sau Chiến tranh lạnh. Trong quan hệ với Indonesia, vấn đề kinh tế là một bộ phận trong chiến lược đối ngoại của Mỹ.
Indonesia được người châu Âu biết đến như một vùng đất giàu tài nguyên và hương liệu. Những nguồn nguyên liệu quý hiếm có ở đây như gỗ, hương liệu, hồ tiêu, hồng ngoc và các loại đá quý khác, vàng, ngà voi, san hô, đồ gốm, nhựa thông và long não. Tại Indonesia, người ta có thể dễ dàng tìm thấy các mặt hàng kể trên.
Trong quá trình xâm chiếm thuộc địa nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ tiền và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nước Pháp, Anh, Hà Lan đặc biệt chú trọng phát triển công thương nghiệp và sản xuất hàng hóa. Để loại bỏ ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hà Lan từng bước thực hiện ý đồ, bắt đầu từ biện pháp kinh tế. Quá trình bành trướng thế lực của cường quốc này gắn liền với hoạt động của công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C). Sau một thời gian cạnh tranh, công ty này đặt cơ sở ở Jakarta và có gắn thiết lập độc quyền thương mại các mặt hàng hương liệu và nông sản địa phương. Họ lần lượt chiếm vùng: Aceh, Sumatra, Borneo…Đến năm 1908, Indonesia hoàn toàn thuộc về Hà Lan. Sau khi chiếm xong, Hà Lan tiến hành khai thác, cướp bóc nhưng phần nào có đầu tư vật chất ở Indonesia. Là một cường quốc trẻ và đến muộn, Mỹ đã chia sẽ lợi ích kinh tế, nhưng mặt khác cũng lo củng cố lợi ích riêng của mình với các cường quốc khác có mặt ở khu vực, trong đó có Indonesia.
Trong bối cảnh toàn khu vực đang phải đối đầu với lực lượng cách mạng đang dâng cao sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì việc khai thác các lợi ích kinh tế xem ra rất khó khăn, thậm chí có thể mất hết hoàn toàn. Nhưng Indonesia chiếm hữu nguồn lợi kinh tế lớn không thể từ bỏ đối với nước Mỹ. Tổng thống Eisenhower đã từng nhận xét: “Nếu mất Đông Dương thì … Chúng ta cũng không thể còn nhận được của Indonesia cao su, tung-steng mà chúng ta rất cần thiết.”[6,52]. Do đó, họ chú trọng tạo dựng môi
trường đầu tư – khai thác thuận lợi để đảm bảo nắm chắc nguồn nguyên liệu và thị trường rộng lớn này.
Thời kì sau Chiến tranh lạnh, dù có xem nhẹ các mục tiêu chính trị, an ninh ở Indonesia cũng như khu vực Đông Nam Á nhưng mục tiêu kinh tế vẫn được Mỹ đặt biệt coi trọng.
Indonesia có hơn 230 triệu người, chiếm khoảng 40% dân số ASEAN. Đây là lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Indonesia cũng là thị trường tiêu thụ không nhỏ cho các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ. Trên thực tế, Indonesia là bạn hàng lớn của Mỹ ở Đông Nam Á.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, thương mại bằng đường biển vẫn rất quan trọng. Indonesia có vị trí nằm ở cực nam châu Á, giữa hai lục địa Đông Nam Á và châu Đại Dương. Là một quốc đảo với diện tích rộng lớn, Indonesia là “cửa ngõ” của các đại dương, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.Là một quốc gia thương mại lớn, Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc duy trì tự do hàng hải ở các làn vận chuyển trên biển trên toàn thế giới, trong đó có các tuyến đường biển chạy qua lãnh hải Indonesia.
Việc bảo vệ và phát triển lợi ích kinh tế Mỹ rộng khắp thế giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách đối ngoại của nước này. Để thực hiện được nó, Mỹ đã không ngại đầu tư vào nhiều khu vực để tạo mối quan hệ liên kết - ràng buộc lẫn nhau. Sự chú ý và quan tâm của Mỹ dành cho Indonesia trước hết là những tiềm năng kinh tế quý giá và hiếm có. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công rẻ, dồi dào cùng với thị trường tiêu thụ rộng lớn, Indonesia một lần nữa khẳng định lợi ích kinh tế nổi trội mà mình có được. Do đó, Mỹ trở thành đối tác buôn bán thường xuyên và chủ yếu của Indonesia.
*
Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể thấy, bước vào thời hậu Chiến tranh lạnh, xuất phát từ những thay đổi trong quan hệ quốc tế và khu vực; những thách thức về an ninh của nước Mỹ từ bên trong lẫn bên ngoài; vai trò, vị trí địa - chính trị của Indonesia cũng như khu vực Đông Nam Á cùng với những tồn tại về an ninh ở Indonesia và lợi ích của Mỹ ở đây đã khiến cho chính sách của Mỹ với Indonesia trở thành chính sách quan trọng để Mỹ thực hiện mục tiêu chiến lược của mình ở Indonesia, khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Việc hoạch định chính sách luôn phải cập nhật và phân tích sự kiện quốc gia và khu vực thường xuyên nên ở mỗi thời kỳ khác nhau thì lối nhận định cũng khác. Điều này phản ánh rõ trong tư tưởng, nhận thức của giới lãnh đạo Mĩ thông qua các học thuyết cá nhân của họ.
Chương 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI INDONESIA THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (1993 - 2000). 2.1 Chiến lược “cam kết và mở rộng” và chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống Clinton.
Sau chiến tranh lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của mình. Từ năm 1991, tùy theo tình hình mỗi giai đoạn mà chiến lược toàn cầu của Mỹ có khác nhau. Nó chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan, chủ quan, bên trong và bên ngoài. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ là một siêu cường duy nhất, điều này được thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghệ …, đây là nhân tố quan trọng nhất chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng bản thân Mỹ cũng đối mặt với những thách thức mà không tự mình giải quyết được như: hiểm họa vũ khí hạt nhân, sinh – hóa học, chủ nghĩa khủng bố. Các xu hướng vận động khách quan của các mối quan hệ quốc tế hiện đại, xu hướng toàn cầu