Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thủy anh (Trang 39)

- Kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp. - San lấp mặt bằng.

3.2.2 Chức năng

- Thực hiện nhiệm vụ mua bán hàng hóa, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng.

- Thực hiện tốt các công tác hoạch định, tổ chức nhằm đảm bảo công ty hoạt động nhịp nhàng.

3.2.3 Nhiệm vụ

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nƣớc, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

- Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và không ngừng vƣơn lên, phát triển, mở rộng thị trƣờng.

- Tổ chức quản lý tốt nguồn lao động trong Công ty, có kế hoạch và chiến lƣợc đào tạo đội ngủ nhân viên một cách hiệu quả.

25

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Thủy Anh

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: là ngƣời có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của Công ty.

- Giám đốc: là ngƣời lãnh đạo quản lý và giám sát mọi hoạt động chung của Công ty, trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo việc kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả. Đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với nhà nƣớc, tập thể và toàn bộ công nhân viên của Công ty.

- Phó giám đốc: là ngƣời hỗ trợ công việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc các nhiệm vụ đƣợc giao. Ngoài ra, còn phụ trách giám sát đôn đốc hoàn thành kế hoạch các phòng ban.

- Phòng tổ chức hành chánh: giúp Giám đốc tổng hợp tình hình hoạt động, nhân sự. Chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị. Tham mƣu kịp thời cho Ban Giám đốc về mặt tổ chức nhƣ: Nhân sự, đối ngoại, thi đua khen thƣởng…

- Phòng vật tƣ thiết bị: tham mƣu cho Giám đốc về công tác lập kế hoạch, mua sắm tài sản cố định, sữa chữa phƣơng tiện đi lại mua bán trao đổi vật tƣ, thiết bị. Căn cứ vào kế hoạch đƣợc giao lập kế hoạch chi tiết hàng tháng, quý, năm. Bảo quản vật tƣ, nhiên liệu chặt chẽ về số lƣợng, chất lƣợng và sử dụng đúng mục đích, thuê và cho thuê tài sản cố định.

- Phòng kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ kế toán có chức năng tham mƣu cho Giám đốc và thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính. Có nhiệm vụ

Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chánh Phòng vật tƣ thiết bị

26

quản lý, tổ chức bộ máy kế toán, ghi chép toàn bộ các sổ sách, số liệu về kinh tế tài chính, xử lý, thu thập, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho bộ máy quản lý, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Phòng kinh doanh: là phòng tham mƣu cho Giám đốc giúp phân tích đánh giá và đƣa ra các biện pháp kinh doanh xúc tiến quá trình mua bán của Công ty, xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh, thu hút khách hàng nhằm tạo lợi nhuận cho Công ty.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Thủy Anh

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

- Kế toán trƣởng: nhiệm vụ theo dõi kiểm tra sổ sách kế toán chịu trách nhiệm ký duyệt các giấy tờ về công tác kế toán.

- Kế toán tiền lƣơng: hàng tháng, hàng quý, tính toán theo dõi việc thanh toán tiền lƣơng, BHXH và tạm ứng cho cán bộ công nhân viên.

- Kế toán vật tƣ: theo dõi các công trình xây dựng cơ bản, vật tƣ, thiết bị phụ tùng,... tổ chức lập báo cáo và kiểm kê theo dõi định kỳ.

- Kế toán kho: nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về mặt số lƣợng từng loại hàng hoá.

- Kế toán bán hàng: là ngƣời ghi chép tình hình mua bán hàng ngày của đơn vị theo dõi việc nhập, xuất, tồn hàng hoá một cách chính xác để báo cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán trƣởng Kế toán vật tƣ Kế toán lao động tiền lƣơng, Thủ quỹ Kế toán kho Kế toán bán hàng, Kế toán thanh toán

27

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3.4.2.1 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 và hệ thống các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính quy định nhằm phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh các số liệu hiện có và tình hình biến động của từng đối tƣợng kế toán.

3.4.2.2 Hình thức kế toán áp dụng

- Sổ sách kế toán Công ty đƣợc sử dụng theo biểu mẫu nhất định của Bộ Tài Chính ban hành, theo yêu cầu và chính sách gọn, nhẹ, hình thức kế toán đƣợc áp dụng tại Công ty là hình thức nhật ký chung để ghi chép tất cả các số liệu, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ dựa trên cơ sở chứng từ gốc.

- Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu: + Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt.

+ Sổ cái.

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

28

Toàn bộ quá trình ghi sổ ở trên đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:

Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Thủy Anh

Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

Ghi chú:

Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán thích hợp.

- Nhật ký đặc biệt cũng đƣợc ghi hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt ghi vào sổ cái tài khoản phù hợp.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

: Ghi cuối tháng : Ghi sổ hàng ngày

29

- Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi chép các sổ, thẻ chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào sổ, thẻ chi tiết lập ra bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tƣợng đƣợc theo dõi chi tiết.

- Đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, sau khi đối chiếu khớp đúng, dựa vào số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.

3.4.3 Phƣơng pháp kế toán

Phƣơng pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ.

Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp tính giá xuất kho theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO).

Phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

3.5 SƠ LƢỢT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.5.1 Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2013

Công ty Cổ phần Thủy Anh từ khi thành lập đến nay đang dần phát triển ngày một lớn mạnh hơn và hoạt động cùng với những biến động của đất nƣớc.

Qua bảng 3.1 (trang 30) ta thấy: Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 54,35% so với năm 2011 tức là tăng một lƣợng giá trị bằng 12.414 triệu đồng. Doanh thu tăng nhƣ vậy là do đội ngủ nhân viên bán hàng ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bán hàng dẫn đến sản lƣợng hàng bán ra tăng, ngoài ra Công ty còn thực hiện chính sách hạ giá bán trong phạm vi có thể nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn. Sang năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3,15% so với năm 2012 tức là tăng 1.109 triệu đồng, đồng nghĩa với việc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 có tăng so với năm 2012 nhƣng mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do có nhiều Công ty, doanh nghiệp mới thành lập với quy mô lớn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt nên việc kinh doanh không mấy thuận lợi, một phần khác là do biến động kinh tế, thị trƣờng.

30

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Thủy Anh

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 22.841 35.255 36.364 12.414 54,35 1.109 3,15 2. Giá vốn hàng bán 20.164 33.055 31.727 12.891 63,93 (1.328) (4,02) 3. LN gộp về bán hàng và CCDV 2.677 2.200 4.636 (477) (17,82) 2.436 110,73

4. Doanh thu hoạt động tài chính 11 125 59 114 1.036,36 (66) (52,80)

5. Chi phí tài chính 255 185 690 (70) (27,45) 505 272,97

Trong đó chi phí lãi vay 255 185 690 (70) (27,45) 505 272,97

6. Chi phí bán hàng 279 291 960 12 4,30 669 229,90

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 419 437 1.440 18 4,30 1.003 229,52

8. LN thuần từ hoạt động KD 1.735 1.412 1.606 (323) (18,62) 194 13,74 9. Thu nhập khác - 20 57 20 - 37 185,00 10. Chi phí khác 75 190 100 115 153,33 (90) (47,37) 11. Lợi nhuận khác (75) (170) (43) (95) 126,67 127 (74,71) 12. Tổng LN kế toán trƣớc thuế 1.660 1.242 1.563 (418) (25,18) 321 25,85 13. Chi phí TNDN 415 311 391 (104) (25,06) 80 25,72

31

Nói về chi phí của Công ty, nhìn chung đa số chi phí của Công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 trừ chi phí tài chính. Cụ thể: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 63,93% so với năm 2011 tức là tăng 12.891 triệu đồng. Giá vốn hàng bán tăng là do năm 2012 Công ty làm ăn hiệu quả khối lƣợng bán ra tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng. Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 4,3% so với năm 2011 tức là tăng 12 triệu đồng. Nguyên nhân là do khối lƣợng tiêu thụ tăng cao, do vậy mà các khoản chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài phát sinh tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4,3% tức là tăng 18 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí tiếp khách tăng và Công ty có mua thêm một số vật dụng văn phòng góp phần làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Sang năm 2013 nhìn chung chi phí của Công ty tăng trừ giá vốn hàng bán và chi phí khác. Cụ thể: Giá vốn hàng bán năm 2013 giảm 4,02% so với năm 2012, tức là giảm 1.328 triệu đồng do Công ty đã tìm đƣợc nhà cung cấp mới là Công ty Cổ Phần Thạch Bàn với giá rẻ hơn nhiều so với nhà cung cấp trƣớc đây là Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát. Chi phí tài chính năm 2013 so với năm 2012 tăng mạnh, tăng 272,97% tức tăng 505 triệu đồng. Do năm 2013 Công ty vay tín dụng nhiều làm cho chi phí tài chính tăng đáng kể. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến, chi phí bán hàng tăng 229,90%, tức là tăng 669 triệu đồng, chi phí quản lý doanh doanh nghiệp tăng 229,52% tức là tăng 1.003 triệu đồng so với năm 2012. Chi phí bán hàng tăng cao nhƣ vậy là do kinh doanh khó khăn nên Công ty phải quảng cáo tìm kiếm khách hàng và trong năm khách hàng của Công ty chủ yếu là ở nơi xa nên Công ty phải chịu nhiều chi phí vận chuyển, ngoài ra Công ty còn tăng lƣơng cho nhân viên để khuyến khích nhân viên. Nói về chi phí quản lý doanh nghiệp, nguyên nhân tăng cũng là do Công ty thực hiện chính sách tăng lƣơng cho nhân. Song song với việc làm đó Công ty còn thực hiện đƣa nhân viên đi đào tạo để nâng cao kỹ năng quản lý.

Nhìn vào bảng ta cũng thấy đƣợc qua ba năm Công ty kinh doanh đều có lãi, nhƣng tăng giảm không đều, cụ thể năm 2012 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 25,14%, tức là giảm 313 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 54,35% thấp hơn nhiều so với mức tăng của giá vốn hàng bán 63,93%. Sang năm 2013, mặc dù kinh tế không ổn định, nhƣng lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2012 là 25,75% tức là 240 triệu đồng. Là do mức tăng của giá vốn hàng bán giảm trong khi mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với mức 3,15%.

32

3.5.2 Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012 – 2014

Nhìn vào bảng 3.2 (trang 33) ta thấy doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với năm 2012 giảm 27,98% tức là giảm một lƣợng giá trị bằng 4.791 triệu đồng. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 Công ty kinh doanh không đƣợc tốt, số lƣợng bán ra giảm làm cho doanh thu giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu bán hàng tăng trở lại với mức tăng 28,83% tƣơng ứng với lƣợng giá trị là 3.556 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự nổ lực làm việc của toàn thể nhân viên trong Công ty làm cho sản lƣợng bán ra hoàn thành vƣợt mức kế hoạch so với cùng kỳ năm trƣớc.

Nói về chi phí ta thấy chi phí 6 tháng đầu năm 2013 có chi phí tăng, có chi phí giảm so với năm 2012. Cụ thể: chi phí bán hàng tăng 334 triệu đồng tức là tăng 228,77%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 230,28% tức là tăng một lƣợng giá trị bằng 502 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng là do mua thêm đồ dùng sử dụng cho bộ phận, chính sách tăng lƣơng cho nhân viên. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhƣ vậy là do mua sắm thêm các đồ dùng văn phòng, đƣa nhân viên đi đào tạo và tăng lƣơng cho nhân viên nhằm khích lệ tinh thần nhân viên. Chi phí tài chính tăng 252 triệu đồng tƣơng ứng 270,97%, chi phí tài chính của Công ty chỉ có chi phí lãi vay nên nguyên nhân làm cho chi phí tài chính tăng là do Công ty vay tín dụng ngân hàng làm cho chi phí lãi vay tăng kéo theo chi phí tài chính tăng. Chi phí giá vốn hàng bán giảm 6.263 triệu đồng tức là giảm 40,15%. Giá vốn giảm là do 6 tháng đầu năm 2013 kinh doanh khó khăn làm cho số lƣợng bán ra giảm, ngoài ra việc tìm đƣợc nhà cung cấp hàng hóa với giá rẻ cũng làm cho giá vốn hàng bán giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2014, nhìn chung hầu hết chi phí tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, trừ chi phí tài chính và chi phí khác. Cụ thể: giá vốn hàng bán tăng 3.954 triệu đồng tức là tăng 42,36%. Đây là kết qủa của cả quá trình nổ lực làm việc của toàn thể nhân viên Công ty làm cho sản lƣợng bán ra tăng lên so với cùng kỳ năm trƣớc, bên cạnh đó do biến động thị trƣờng làm cho giá của hàng hóa tăng lên cũng làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng lên. Chi phí bán hàng tăng 12,92% tƣơng ứng với lƣợng giá trị bằng 62 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng do sự tăng của sản lƣợng bán ra. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13,06% tức là tăng 94 triệu đồng. Tăng là do chi phí tiếp khách tăng và công ty mua thêm một số đồ dùng văn phòng. Chi phí tài chính giảm là do lãi suất năm 2014 giảm so với lãi suất năm 2013 làm cho

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thủy anh (Trang 39)