Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) [7], có một số công trình nghiên cứu về
dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm đã được công bố như sau: Xác định mức protein thích hợp cho gà nuôi thịt 1 - 8 tuần tuổi của Nguyễn Nghi và cs năm
1988. Hiệu quả sử dụng L-lysine và DL-methionine cho gà broiler, gà đẻ của Nguyễn Kim Anh, Bùi Đức Lũng ... năm 1996. Xác định mức protein, tỷ lệ lysine, methionine + cystine thích hợp cho gà broiler của Nguyễn Thị Oanh, Ninh Thị
Len, Hoàng Hương Giang ... năm 1997. Nghiên cứu sử dụng thức ăn không có protein động vật trong chăn nuôi của Nguyễn Khánh Quắc, Trần Thanh Vân năm 2000. Xác định mức protein và năng lượng thích hợp cho gà broiler ROSS 208, ROSS 208 V35 và HV35 của Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến năm 1999. Nhu cầu protein, năng lượng, aa cho gà broiler ISA của Bùi Đức Lũng và cs năm 2001. Hàm lượng năng lượng , aa thích hợp cho gà Tam Hoàng và Kabir hướng thịt của Trần Quốc Việt và cs năm 2001. Xác định tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần cho gà Kabir, F1 (Mía x Kabir), F1 (Ri x Kabir) nuôi ở miền Trung của Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức Hưng năm 2001. Xác định mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần cho gà Kabir, F1 (Mía x Kabir), F1 (Ri x Kabir) nuôi ở miền Trung của Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức Hưng năm 2001. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein và mức năng lượng đến sinh trưởng của gà Kabir và Lương Phượng...
Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010) [21] đã có công trình nghiên cứu về gà Ri lai năm 2010. Khi nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt của gà Ri và gà Ri lai (¾ LP, ¼ Ri), các tác giảđã kết luận: Khối lượng sống, thịt móc hàm, thân thịt, thịt ngực và thịt đùi ở gà Ri lai lúc 11 tuần tuổi (lần lượt là 1479,17; 1140,00; 1019,17; 84,01 và 110,75 g) là cao hơn rất rõ ràng (P<0,01) so với gà Ri (tương ứng là 1016,67; 784,17; 688,33; 49,20 và 70,13 g).Chất lượng thịt của gà Ri lai đảm bảo chất lượng tốt và tương đương gà Ri, tuy nhiên thịt gà Ri lai mềm hơn so với thịt gà Ri. Giá trị pH24, màu sáng (L) và độ mềm thịt ngực ở gà Ri là 5,77; 48,52 và 2,15 kg; ở gà Ri lai lần lượt tương ứng là 5,83; 49,62 và 1,73 kg. Sử dụng gà Ri lai có thể làm tăng năng suất thịt so với gà Ri mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Lê Huy Liễu (2004) [8] đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (♂ Lương Phượng x ♀ Ri) và F1( ♂ Kabir x♀ Ri) nuôi thả vườn tại Thái Nguyên năm 2004.
Hồ Xuân Tùng (2009) [20] đã nghiên cứu khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa gà Lương Phượng và gà Ri để phục vụ chăn nuôi nông hộ năm 2009.
Nói chung, đã có một số tác giả nghiên cứu về gà Ri lai nhưng tập trung vào lai tạo, khả năng sản xuất, chất lượng thịt.
Đến thời điểm hiện nay, đối với gà Ri lai, chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu có hệ thống nào công bố mức năng lượng, protein, aa thích hợp trong khẩu phần.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Gà thí nghiệm là gà lai F1( ♂ Ri x ♀ Lương Phượng) nuôi từ một ngày tuổi, mua giống tại Viện Chăn nuôi Quốc gia.
- Thức ăn chăn nuôi: được phối trộn từ các nguyên liệu phổ biến mua trên thị trường.
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đề tài được bố trí tại Trang trại VM - xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/07/2016 – 16/12/2014
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
+ Ảnh hưởng của mức lysine cao trong khẩu phần thức ăn có cùng mức năng lượng và protein đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai.
+ Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của gà Ri lai.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên,đảm bảo tính đồng đều về
các yếu tố như giống, tuổi, nguyên liệu và phương pháp chế biến thức ăn trong mỗi thí nghiệm cũng như quy trình vệ sinh phòng bệnh, quy trình nuôi dưỡng. Mỗi lô thí nghiệm lặp lại ba lần.
Phân tích nguyên liệu trước khi phối hợp khẩu phần thí nghiệm và khẩu phần của gà được lập trên phần mềm Brill Fomulation.
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm sẽđược tiến hành trên 90 con gà, chia thành 3 giai đoạn 0 – 3, 4 - 7, 8 – 12 tuần tuổi, theo hình thức nuôi nhốt (nuôi trên nền có độn chuồng, mật độ 5 - 6 m2/con).
Gà được phân thành 3 lô (từ 1 đến 3), mỗi lô 30 con, trong mỗi lô phân thành 3 lô nhỏ (lặp lại 3 lần) (từ 1.1 đến 3.3), mỗi lô 10 con (đồng đều trống, mái). Như vậy, có 3 x 3 = 9 lô thí nghiệm nhỏ (có 3 nghiệm thức).
Bảng 3.1. Sơđồ bố trí thí nghiệm
Lô TN LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3
Số gà TN 30 30 30 Số lần lặp lại 3 3 3 % aa chuẩn 90 100 110 Giai đoạn 0-3 tuần ME (Mcal/kg) 3,00 3,00 3,00 Protein thô (%) 21 21 21 Lysine (g/Mcal) 3,79 4,21 4,63 Lysine (%) 1,14 1,26 1,39 Giai đoạn 4-7 tuần ME (Mcal/kg) 3,05 3,05 3,05 Protein thô (%) 19 19 19 Lysine (g/Mcal) 3,34 3,72 4,10 Lysine (%) 1,01 1,13 1,25 Giai đoạn 8-12 tuần ME (Mcal/kg) 3,10 3,10 3,10 Protein thô (%) 17 17 17 Lysine (g/Mcal) 2,90 3,22 3,55 Lysine (%) 0,89 0,99 1,10
Do gà được nuôi theo 3 giai đoạn nên phải có 9 khẩu phần khác nhau. Mỗi khẩu phần tương ứng với các mức lysine khác nhau, có cùng mức năng lượng và protein như sau:
Mức lysine/ME ở lô 1 là mức 3,79 - 3,34 - 2,9 g/Mcal (trong đó, ME là 3,00 – 3,05 – 3,10 Mcal/kg, lysine là 11,4 – 10,1 – 0,89 g/kg thức ăn hay 1,14 – 1,01 – 0,89 %, ứng với 3 giai đoạn nuôi (các mức aa trên bằng 90 % mức chuẩn của Leeson S. & Summers J. D., 2008 [28]).
Mức lysine/ME ở lô 2 là mức 4,21 – 3,72 – 3,22 (trong đó, mức ME là 3,00 – 3,05 – 3,10 Mcal/kg, lysine là 12,6 – 11,3 – 9,9 g/kg thức ăn hay 1,26 – 1,13 –
0,99 %, ứng với 3 giai đoạn nuôi (các mức aa trên bằng 100 % mức chuẩn của Leeson S. & Summers J. D., 2008 [28]).
Mức lysine/ME ở lô 3 là mức 4,63 – 4,1 – 3,55 g/Mcal (trong đó, mức ME là 3,00 – 3,05 – 3,10 Mcal/kg, lysine là 13,9 – 12,5 - 11,0 g/kg thức ăn hay 1,39 – 1,25 – 1,10 %, ứng với 3 giai đoạn nuôi (các mức aa trên bằng 110 % mức chuẩn Leeson S. & Summers J. D., 2008 [28]).
Tỷ lệ protein thô (% CP) trong thức ăn của các lô là 21 – 19 – 17 %, ứng với 3 giai đoạn nuôi là 0 – 3, 4 – 7, 8 – 12 tuần tuổi.
Các dinh dưỡng khác, có mức bằng nhau giữa các lô thí nghiệm.
Bố trí các lô: Chuồng được chia làm 9 lô nhỏ (từ 1.1 đến 3.3) các lô được ngăn với nhau bằng khung tre có lưới quây để tránh không lẫn nhau, có cửa để ra vào thuận tiện cho việc cho ăn cho uống. Gà được đeo nhẫn từ 1 tới 90 sau đó sẽ
lấy ngẫu nhiên từng con vào lô sao cho đảm bảo tỷ lệ trống mái tương
đương nhau để tránh nhầm lẫn với các lô và tiện theo dõi trong quá trình nuôi do trong quá trình nuôi phải cân trọng lượng hàng tuần.
*Chếđộ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện thí nghiệm
+ Mật độ chuồng nuôi: 5 - 6 m2/con.
+ Đệm lót: dùng trấu, độ dày đệm lót trải lần đầu dày 8 – 10 cm, sau đó trải trấu tiếp lần hai cho đến khi đệm lót dày từ 15 – 20 cm.
+ Nhiệt độ: Các lô gà đều có chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ cho cơ thể gà. Các lô thí nghiệm đều có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời gian nhiệt độ
xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi 30 – 33 0C. Các lô
đều có hệ thống thông gió, quạt mát được sử dụng vào những ngày nhiệt độ cao. + Máng ăn, máng uống: Trong 3 tuần đầu sử dụng khay tròn tương ứng cho 50 gà/khay và cho uống nước bằng các uống galon 50 gà/máng. Các máng
ăn, máng uống đặt xen kẽ nhau xung quanh chụp sưởi. Sau đó thay dần mỗi lô 1 máng uống 4 – 8 lít và 1 khay ăn thay bằng máng P50.
+ Thức ăn và cách cho ăn:
Thức ăn hàng tuần sẽ được phối trộn một lần ứng với 3 giai đoạn và có 3 lô lớn nên sẽ có 9 khẩu phần tương ứng tỷ lệđược thể hiện như sau:
Bảng 3.2. Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn cho khẩu phần ăn của gà Ri lai (%) Nguyên liệu GĐ1 GĐ2 GĐ3 LÔ 1 Ngô hạt loại 1 55.45 61.62 67.50 Dầu đậu tương 1.71 1.60 1.65 Khô đậu Achen (tách vỏ) 34.24 33.67 27.62 Premix Vitamin-Khoáng 0.25 0.25 0.25 Choline (60 %) 0.05 0.08 0.09 L-Lysine HCL 0.01 0.04 0.06 DL-Methionine 0.27 0.13 0.09 L-Threonine 0.02 0.02 0.08 Muối (NaCl) 0.25 0.25 0.25 Bột đá trắng 0.74 0.94 0.95 DCP (17 % P) 1.64 1.40 1.46 Tổng 100.00 100.00 100.00 LÔ 2 Ngô hạt loại 1 56.12 62.23 68.03 Dầu đậu tương 1.54 1.45 1.52 Khô đậu Achen (tách vỏ) 38.66 32.82 26.88 Premix Vitamin-Khoáng 0.25 0.25 0.25 Choline (60 %) 0.05 0.08 0.10 L-Lysine HCL 0.21 0.22 0.21 DL-Methionine 0.39 0.23 0.17 L-Threonine 0.13 0.13 0.17
Nguyên liệu GĐ1 GĐ2 GĐ3 Muối (NaCl) 0.25 0.25 0.25 Bột đá trắng 0.74 0.94 0.95 DCP (17 % P) 1.66 1.40 1.47 Tổng 100.00 100.00 100.00 LÔ 3 Ngô hạt loại 1 56.75 62.83 68.60 Dầu đậu tương 1.38 1.30 1.38 Khô đậu Achen (tách vỏ) 37.76 31.98 26.10 Premix Vitamin-Khoáng 0.25 0.25 0.25 Choline (60 %) 0.06 0.08 0.10 L-Lysine HCL 0.39 0.39 0.36 DL-Methionine 0.50 0.31 0.24 L-Threonine 0.23 0.23 0.26 L-Tryptophan 0.02 0.01 0.03 Muối (NaCl) 0.25 0.25 0.25 Bột đá trắng 0.74 0.95 0.95 DCP (17 % P) 1.67 1.42 1.48 Tổng số 100.00 100.00 100.00
Khối lượng thức ăn được phối trộn tùy thuộc vào mức ăn hàng tuần và khối lượng của gà hàng tuần dựa vào đó để phối trộn một lượng sao cho phù hợp
Hàng ngày cân lượng thức ăn thừa của ngày trước đó, dựa vào đó để cân thức ăn chuẩn bị cho ngày hôm nay.
* Công tác phòng bệnh và lịch sử dụng vắc-xin
+ Từ 1 – 5 ngày đầu: Sử dụng Glucoza với Colivinavet và B.Complex pha nước uống theo chỉ dẫn.
+ Phòng bệnh Cầu Trùng bằng Coxymax và các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa bằng: Anti CRD, Colivinavet,…
+ Dùng các loại Vitamin A, D, E, B.Complex và các loại kháng sinh.
Bảng 3.3. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà thí nghiệm
Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dùng
7 ngày tuổi
Lasota lần1 Nhỏ mắt 1 giọt/con Gumboro (Gum B) lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt/con
21 ngày tuổi
Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt/con Gumboro (Gum A) lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt/con 42 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da 0,4 ml/con
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
3.4.1. Tỷ lệ nuôi sống (%)
Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép chính xác số
gà chết của mỗi lô gia cầm thí nghiệm. Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số
gia cầm chết trong mỗi lô thí nghiệm để xác định số con còn sống. Số con còn sống đến cuối kỳ
Tỷ lệ nuôi sống = x 100 Số con nuôi đầu kỳ
Tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi, theo từng giai đoạn và cả giai đoạn.
3.4.2. Tăng khối lượng
- Khối lượng sống qua các tuần tuổi
Khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi (xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một. Cân gia cầm vào buổi sáng, trước khi cho ăn, cho uống, khoảng 6- 7 giờ, cân từng con một.
Sử dụng cân điện tử có độ chính xác cao. Đối với gà mới nở (1 ngày tuổi) và còn nhỏ thì cân bằng cân kỹ thuật, có độ chính xác ± 0,5 g. Cân gà lớn bằng cân đồng hồ có độ chính xác ± 5 g.
- Tăng khối lượng tuyệt đối
Khối lượng cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra khi tính toán số liệu thu được từ khối lượng sống qua các tuần tuổi. Trong thí nghiệm này, xác định tăng khối lượng tuyệt đối theo từng tuần tuổi, theo giai đoạn nuôi và tính trung bình mỗi ngày trong tuần. Tăng khối lượng tuyệt đối được tính theo công thức:
P2 - P1
A (g/con/ngày)=
T
Trong đó: A là tăng khối lượng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g)
P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g)
T là khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (ngày tuổi)
- Tăng khối lượng tương đối:
Là khối lượng gia cầm tăng lên tương đối của lần cân sau với lần cân trước. Xác định sinh trưởng tương đối theo từng tuần tuổi và theo giai đoạn.
Công thức tính tăng khối lượng tương đối: P2 - P1
R ( %) = x 100 (P1+P2)/2
Trong đó: R là tăng khối lượng tương đối (%)
P1 là khối lượng cơ thểở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thểở lần cân sau (g).
3.4.3. Lượng thức ăn thu nhận (FI)
Hàng ngày, vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho gia cầm ăn (7-8 giờ), vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa. Nếu cho ăn theo bữa, cân chính xác lượng thức
ăn đổ vào máng cho gia cầm ăn mỗi bữa. Cuối mỗi bữa ăn, vét sạch lượng thức
ăn (LTĂ) còn thừa trong máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa. LTĂ cho ăn (g) - LTĂ thừa (g)
FI (g/con/ngày) =
Để tiện so sánh, tính toán trung bình lượng thức ăn thu nhận/ngày theo từng tuần tuổi và theo giai đoạn nuôi.
Đểđảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu, thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và lượng thức ăn thu nhận được tính theo 100 % vật chất khô. Sau đó mới tính lại theo độ ẩm thực tế trong thức ăn cho ăn. Thực tế thí nghiệm chỉ lấy mẫu thức ăn thừa một số ngày để phân tích độ ẩm và tính trung bình chung cho các ngày khác.
3.4.4. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)
Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể (FCR).Công thức tính hiệu quả sử dụng thức ăn như sau:
Lượng thức ăn thu nhận (kg) FCR =
Khối lượng cơ thể tăng lên (kg)
* Tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng (kcal/kg tăng khối lượng)
Tiêu tốn ME (Kcal)/kg tăng khối lượng = mức ME (Kcal)/1 kg thức ăn × tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
* Tiêu tốn Pr thô CP (g/kg tăng khối lượng)
Tiêu tốn CP/kg tăng khối lượng = CP (g)/kg thức ăn × tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
Cách tính chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng:
Chi phí thức ăn = Hệ số chuyển hoá thức ăn x đơn giá thức ăn (đ)
3.4.5. Chỉ số sản xuất (PI)
Chỉ số sản xuất là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, FCR và thời gian nuôi, được tính bằng công thức:
A (g/con/ngày) x Tỷ lệ nuôi sống ( %) PI =
FCR × 10
Ghi chú: Tăng khối lượng tuyệt đối (A), Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) và Tỷ lệ nuôi sống đều là giá trị cộng dồn đến thời điểm tính. PI càng cao thể hiện sức sản xuất càng lớn
3.4.6. Chỉ số kinh tế (EN) Chỉ số sản xuất (PI) x 1000 Chỉ số sản xuất (PI) x 1000 EN = Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ) EN càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn 3.4.7. Khảo sát chỉ tiêu năng suất thịt
Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 cá thể trống và 3 mái, có khối lượng tương
đương khối lượng trung bình của đàn. Cách tiến hành:
- Cân P sống (sau khi nhịn đói 12 - 18 giờ nhưng uống nước bình thường). - Cắt tiết (cắt tĩnh mạch cảnh).
- Nhúng vào nước nóng 72 - 75 oC trong 2 - 3 phút, vặt lông.
- Cắt chân ở khớp khuỷu, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlat, rạch bụng dọc theo xương lưỡi hái, bỏống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, thực