Chỉ số kinh tế (EN)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức Lysine khác nhau trong khẩu phần thức ăn có cùng mức năng lượng Protein đến sức sản xuất thịt của gà ri lai (Trang 41)

EN = Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ) EN càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn 3.4.7. Kho sát ch tiêu năng sut tht

Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 cá thể trống và 3 mái, có khối lượng tương

đương khối lượng trung bình của đàn. Cách tiến hành:

- Cân P sống (sau khi nhịn đói 12 - 18 giờ nhưng uống nước bình thường). - Cắt tiết (cắt tĩnh mạch cảnh).

- Nhúng vào nước nóng 72 - 75 oC trong 2 - 3 phút, vặt lông.

- Cắt chân ở khớp khuỷu, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlat, rạch bụng dọc theo xương lưỡi hái, bỏống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, thực quản, lá lách (quả tối). Để lại thận và phổi. - Lấy túi mật ra khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần còn lại nhét vào bụng gà. Đó là thân thịt *Tỷ lệ thân thịt (%): Khối lượng thân thịt (g) Tỷ lệ thân thịt = x 100 Khối lượng sống (g) * Tỷ lệ thịt đùi (%):

Xác định tỷ lệ thịt đùi: tách đùi + cẳng trái ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn ra.

Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2

Tỷ lệ thịt đùi = x 100 Khối lượng thân thịt (g)

*Tỷlệ thịt lườn (%):

Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ

xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ

xương, cân. Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 Tỷ lệ thịt ngực = x 100 Khối lượng thân thịt (g) *Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%): Khối lượng (thịt đùi + thịt ngực) (g) Tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực = x 100 Khối lượng thân thịt (g) * Tỷ lệ mỡ bụng ( %): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng sống hoặc là tỷ

lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng thân thịt.

Khối lượng mỡ bụng (g)

Tỷ lệ mỡ bụng = x 100 Khối lượng thân thịt (g)

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học, trên phần mềm Microsoft Excel với các tham số thống kê sau:

X là số trung bình

X

m : sai số của số trung bình n: dung lượng mẫu

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Phương hướng

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã, trên cơ sởđó đưa tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

Công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây ăn quả.

Phổ biến và áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, ấp trứng, chữa một số bệnh ở gà, vịt, lợn, trâu,... nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học.

Phổ biến và áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, chữa một số bệnh

ở gà, vịt, lợn, trâu,... nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học.

Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “nh hưởng ca các mc lysine khác nhau trong khu phn thc ăn có cùng mc năng lượng và protein đến sc sn xut tht ca gà Ri lai ( Ri × Lương Phượng)”

4.1.2. Kết qu thc hin

Trong suốt quá trình thực tập tại xã Quyết thắng, được sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, của UBND xã Quyết Thắng cùng sự nỗ lực của bản thân tôi

đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

4.1.2.1. Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác vệ

sinh, sát trùng chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng Vinadin 10 %, với liều lượng 20-25 ml/10 lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 4 m2. Sau khi vệ sinh sát trùng, chuồng nuôi được khoá cửa, kéo rèm kín.

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm, bình pha thuốc … đều được cọ rửa sạch sẽ và sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng trước khi đưa gà vào, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể đóng mở được, có hệ thống đèn chiếu sáng và chụp sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

Giai đoạn úm gà: Từ 1 - 21 ngày tuổi

Khi nhập gà con về cho ngay vào quây úm đã có sẵn nước sạch đã pha B. complex, glucoza và thuốc tăng sức đề kháng. Để cho gà uống nước sau khoảng 1giờ thì bắt đầu cho ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này luôn phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32- 35 oC sau đó nhiệt

độ được giảm dần theo tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 26 oC.

Trong quá trình úm gà phải thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi kịp thời để đảm bảo nhiệt độ theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảo cho gà ăn uống bình thường.

Giai đoạn từ 21 - 77 ngày tuổi

Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ nhanh, ăn nhiều do vậy phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn uống tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, máng phải được cọ rửa và thay nước ít nhất 2 lần/ ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo dòi đàn gà, nắm rõ tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện kịp thời, cách ly, chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.

Trong quá trình chăn nuôi, nuôi dưỡng đàn gà để phòng bệnh cho đàn gà chúng tôi sử dụng các loại vắc-xin sau:

Bảng 4.1. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà

Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dùng

7 ngày tuổi

Lasota Nhỏ mắt 1 giọt/con Gumboro (Gum B) lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt/con

21 ngày tuổi

Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt/con Gumboro (Gum A) lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt/con 42 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da 0,4 ml/con

4.1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, cùng với kiến thức đã học ở trường, tôi đã tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà của trại nơi tôi thực tập. Hàng ngày chúng tôi theo dõi và chăm sóc

đàn gà để phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán thông qua quan sát triệu chứng lâm sàng và mổ khám quan sát bệnh tích. Trong qua trình thực tập tôi thường gặp một số bệnh của gà sau:

Bệnh Bạch lỵ ở gà con

Trong quá trình nuôi dưỡng đàn gà tôi thấy ở giai đoạn úm có một số gà con có biểu hiện sau: Mệt mỏi ủ rũ bỏ ăn, gà con tụ lại từng đám, phân tiêu chảy có màu trắng, phân dính bết quanh lỗ huyệt. Tiến hành mổ khám thấy gan, phổi sưng, có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết. Qua những triệu trứng và biểu hiện bệnh tích trên tôi chẩn đoán đây là bệnh bạch lỵ gà con và tiến hành điều trị theo phác đồ sau:

+ Ampi - coli 1 g/1 lít nước uống, B.comlex 1 g/ 3 lít nước cho gà uống liên tục trong 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh 97,6 %.

+ Colistin 1 g/2 lít nước, cho gà uống liên tục 3 - 5 ngày. Tỷ lệ khỏi bệnh 96 %.

Bệnh Cầu trùng ở gà

Trong quá trình chăn nuôi đàn gà con, gà thịt và gà đẻ mặc dù trại vẫn thường xuyên phòng Cầu trùng theo lịch, tuy nhiên khi theo dõi, quan sát, tôi thấy trong đàn gà có một số con có biểu hiện kém ăn, lông xù, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, phân có màu sôcôla, có trường hợp phân gà có lẫn máu.

Một số gà chết, mổ khám quan sát thấy có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, manh tràng bị sưng to, giống với triệu chứng và bệnh tích của bệnh Cầu trùng nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh Cầu trùng và tiến hành dùng liều

điều trị cho cảđàn. Liệu trình điều trị cụ thể như sau: Rigecoccin - WS: Liều 1 g/4 lít nước uống Bio - Anticoc: Liều 1 g/1 lít nước uống

Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liều phòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày nghỉ. Trong các phác đồđiều trị tôi thấy Bio - Anticoc có hiệu quả cao hơn cả.

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)

Cũng trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ tại trang trại tôi đã gặp phải trưởng hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống nền chuồng, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi. Mổ

khám gà chết thấy khí quản đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục. Với những biểu hiện trên tôi chẩn đoán là gà bị mắc bệnh CRD. Khi gặp những trường hợp như vậy tôi đã tiến hành điều trị bằng một trong những phác đồ như sau:

+ Anti - CRD 2 g/1 lít nước uống, B. complex 1 gam/3 lít nước uống. + Tylosin 98 % 2 g/1 lít nước uống, B. complex 1 gam/3 lít nước uống. + WA. Doxytylan 1 g/5 kg KL/ngày.

Sử dụng trong 3 - 5 ngày liên tục gà khỏi bệnh. Trong các phác đồ đã sử

dụng tôi nhận thấy phác đồ Tylosin 98 %, 2 g/1 lít nước uống, B. complex 1 g/3 lít nước uống có hiệu quả cao hơn cả, gà khỏi bệnh nhanh với tỷ lệ khỏi bệnh cao, tới 99,0 %.

4.1.2.3. Các công tác khác

Ngoài công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn gà thí nghiệm trong thời gian thực tập tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, tay nghề:

+ Phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn gà thịt 7, 21 và 42 ngày tuổi. + Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho đàn gà thịt.

Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả công tác phục vụ sản xuất Diễn giải Nội dung Số lượng (con) Kết quả (khỏi/ an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Công tác chăn nuôi Nuôi gà thịt 1750 1709 97,65 Úm gà con 1750 1722 98,40 2. Phòng bnh An toàn Chủng vắc-xin Gumboro 1740 1740 100 Chủng vắc-xin IB- ND 1740 1740 100 Tiêm vắc xin Newcastle 1740 1740 100

3. Chn đoán và điu tr bnh

Bệnh bạch lỵở gà con 14 10 71,42 Bệnh cầu trùng và bệnh CRD 40 35 87,50

4.1.3. Kết lun

Qua 5 tháng thực tập tại xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, tôi đã bước đầu tiếp cận thực tiễn sản xuất, vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường để rèn luyện chuyên môn củng cố những kiến thức đã được học của mình. Ngoài ra, qua đợt thực tập này giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, kinh nghiệm cuộc sống.

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1 T l nuôi sng ca đàn gà thí nghim

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng cần được quan tâm

đầu tiên, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền. Ảnh hưởng của các mức lysine có cùng mức năng lượng và protein trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)

Lô TN

Tuần tuổi LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3 1 100,00 100,00 100,00 2 100,00 100,00 100,00 3 100,00 100,00 100,00 4 100,00 100,00 100,00 5 100,00 100,00 100,00 6 100,00 100,00 100,00 7 100,00 100,00 100,00 8 100,00 100,00 100,00 9 100,00 100,00 100,00 10 100,00 100,00 100,00 11 100,00 100,00 100,00 12 100,00 100,00 100,00

Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ở 3 lô có tỷ lệ nuôi sống cao đều đạt 100%. Cũng theo bảng 4.3 cho thấy đáp ứng của gà về tỷ lệ nuôi

sống đối với các mức lysine không rõ rệt, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô được ăn khẩu phần có mức lysine cao, trung bình và thấp ở tất cả các giai đoạn (P>0,05). Điều đó chứng tỏ tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng lysine trong khẩu phần. Qua đây ta có thể khẳng định giống gà Ri lai (♂ Ri × ♀ Lương Phượng) thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng ở Việt Nam nói chung và xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên nói riêng, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai giống gà vào các nông hộđể nuôi đại trà.

4.2.2. Sinh trưởng ca gà Ri x gà Lương Phượng thí nghim qua các tun tui

4.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Trong chăn nuôi gia cầm hướng thịt, khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu tăng khối lượng có thểđánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng. Khối lượng cơ thể gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhau: Giống, lứa tuổi, tính biệt, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, mùa vụ thời tiết… Trong đó yếu tố dinh dưỡng giữ vai trò quyết định.

Ảnh hưởng của các mức lysine có cùng mức năng lượng và protein đến sự

biến đổi khối lượng cơ thể của gà qua các giai đoạn sinh trưởng và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, khối lượng cơ thể gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Nhìn chung gà thí nghiệm ở các lô đều có tốc độ lớn khá nhanh chứng tỏ gà (Ri x Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng tốt.

Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm tăng khi mức lysine trong khẩu phần tăng. Khối lượng gà thí nghiệm đạt cao nhất ở nhóm được ăn khẩu phần có mức lysine trung bình. Khối lượng gà thí nghiệm trung bình lúc 3, 7, 12 tuần tuổi ở mức lysine trung bình tương ứng là 233,7; 727,8; 1567,4 Kết quả ở bảng 4.4 và đồ

thị 4.1 cho thấy ảnh hưởng tương tác giữa các mức lysine đến khối lượng gà không đều nhau ở các giai đoạn, nhưng khi xét chung cho cả giai đoạn (0 – 12 tt) thì thấy có tương tác rõ rệt (p = 0,001). Ở 7 và 12 tuần tuổi khối lượng gà cao nhất ở nhóm được ăn khẩu phần có mức lysine trung bình cùng mức năng lượng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức Lysine khác nhau trong khẩu phần thức ăn có cùng mức năng lượng Protein đến sức sản xuất thịt của gà ri lai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)