4.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Trong chăn nuôi gia cầm hướng thịt, khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu tăng khối lượng có thểđánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng. Khối lượng cơ thể gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhau: Giống, lứa tuổi, tính biệt, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, mùa vụ thời tiết… Trong đó yếu tố dinh dưỡng giữ vai trò quyết định.
Ảnh hưởng của các mức lysine có cùng mức năng lượng và protein đến sự
biến đổi khối lượng cơ thể của gà qua các giai đoạn sinh trưởng và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Kết quả bảng 4.4 cho thấy, khối lượng cơ thể gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Nhìn chung gà thí nghiệm ở các lô đều có tốc độ lớn khá nhanh chứng tỏ gà (Ri x Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng tốt.
Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm tăng khi mức lysine trong khẩu phần tăng. Khối lượng gà thí nghiệm đạt cao nhất ở nhóm được ăn khẩu phần có mức lysine trung bình. Khối lượng gà thí nghiệm trung bình lúc 3, 7, 12 tuần tuổi ở mức lysine trung bình tương ứng là 233,7; 727,8; 1567,4 Kết quả ở bảng 4.4 và đồ
thị 4.1 cho thấy ảnh hưởng tương tác giữa các mức lysine đến khối lượng gà không đều nhau ở các giai đoạn, nhưng khi xét chung cho cả giai đoạn (0 – 12 tt) thì thấy có tương tác rõ rệt (p = 0,001). Ở 7 và 12 tuần tuổi khối lượng gà cao nhất ở nhóm được ăn khẩu phần có mức lysine trung bình cùng mức năng lượng
và protein (lô 2), cụ thểở 7 tuần tuổi đạt 727,8g và 12 tuần tuổi đạt 1567,4g. Ở 3 tuần tuổi thì khối lượng gà đạt cao nhất ở nhóm được ăn khẩu phần có mức lysine thấp (lô 1), cụ thểở 3 tuần tuổi gà đạt 233,7g. Ở 10, 11, 12 tuần tuổi sự sai khác giữa các lô là rõ rệt (P<0,05) chứng tỏ lysine ảnh hưởng tới khối lượng gà thí nghiệm là rất lớn.
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
(g/con)
Tuần tuổi
LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3
X ±mX Cv % X ±mX Cv % X ±mX Cv % 1 73,4 ± 1,52 2,93 69,9 ± 2,21 4,48 69,3 ± 2,49 5,09 2 155,8 ± 6,14 5,58 142,5 ± 1,44 1,40 149,8 ± 1,08 1,10 3 250,3b± 6,14 3,47 233,7a± 2,85 1,72 247,1ab± 2,91 1,66 4 355,1 ± 3,84 1,53 337,8 ± 8,16 3,42 351,2 ± 4,30 1,73 5 468,0 ± 4,08 1,23 456,4 ± 13,65 4,23 464,1 ± 11,85 1,24 6 589,3 ± 4,27 1,03 585,9 ± 22,16 5,35 586,7 ± 4,05 0,97 7 718,4a± 4,47 0,88 727,8b± 32,35 6,28 717,5a± 7,74 1,52 8 902,3 ± 0,40 0,62 904,7 ± 3,16 0,50 904,6 ± 1,16 0,18 9 1122,1 ± 6,57 0,82 1130,6 ± 6,70 0,84 1126,2 ± 14,40 1,81 10 1317,8a± 5,04 0,54 1326,3b± 7,30 0,77 1319,4a± 10,03 1,07 11 1452,5a± 5,90 0,57 1463,7b ± 22,68 2,19 1455,8a± 27,64 2,70 12 1546,9ab± 8,73 0,79 1567,4b ± 29,76 2,68 1539,5a± 29,64 2,72
Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như vậy ở các mức lysine khác nhau thì lô thí nghiệm 2 được nuôi bằng thức ăn có hàm lượng lysine trung bình có khối lượng lúc 12 tuần tuổi cao hơn các lô khác nên ảnh hưởng các mức lysine trong thức ăn đến tăng trọng rõ rệt
(P<0,05). Vì vậy sử dụng mức lysine trong khẩu phần ăn cho gà ở lô thí nghiệm 2 (1,26 – 1,13 – 0,99 ứng với 3 giai đoạn) là đạt khối lượng cao nhất.
Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm tôi minh hoạ bằng hình 4.1.
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g/con)
4.2.2.1. Sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
•Sinh trưởng tuyệt đối
Tăng khối lượng tuyệt đối được trình bày ở bảng 4.5.
Theo bảng 4.5 ta thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà ở các tuần tuổi khác nhau là khác nhau. Sinh trưởng của gà tuân theo quy luật chung của gia cầm là tốc độ tăng khối lượng dần từ 0 tuần tuổi và đạt cao nhất ở giai đoạn 8 - 9 tuần tuổi. Kể từ tuần 10 trởđi sinh trưởng bắt đầu giảm dần.
Sự chênh lệch ở 3 lô thí nghiệm ta thấy ở giai đoạn từ 0 – 12 tuần tuổi lô thí nghiệm 2 (1,26 – 1,13 – 0,99 % lysine) có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn lô thí nghiệm 1 (1,14 – 1,01 – 0,89 % lysine) và lô thí nghiệm 3 (1,39 – 1,25 – 1,10 % lysine) đạt 18,26 g/con/ngày.Chênh lệch không đáng kể so với lô thí nghiệm 1 là 0,24 g/con/ngày và lô thí nghiệm 3 là 0,33 g/con/ngày.
Điều này cho thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở lô thí nghiệm 2 nhanh hơn lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 3.Ở giai đoạn 0 – 12 tuần tuổi sự sai khác nhau rất rõ rệt chứng tỏ (P<0,05) chứng tỏ lysine ảnh hưởng tới tăng trọng tuyệt
đối rất rõ rệt. Như vậy gà sử dụng thức ăn có hàm lượng lysine ở lô thí nghiệm 2 tốt hơn so với lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3.
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)
Giai đoạn (tuần tuổi)
LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3
X ±mX Cv % X ±mX Cv % X ±mX Cv % 0 - 1 5,78 ± 0,22 5,36 5,25 ± 0,35 9,43 5,17 ± 0,27 7,54 1 - 2 11,78 ± 1,05 12,63 10,37 ± 0,14 1,91 11,50 ± 0,35 4,30 2 - 3 13,50 ± 0,27 2,60 13,03 ± 0,31 3,45 13,09 ± 0,43 4,37 3 - 4 14,97 ± 0,43 4,08 14,87 ± 0,76 7,23 14,87 ± 0,20 1,94 4 - 5 16,13 ± 0,04 0,36 16,93 ± 0,78 6,56 16,13± 0,11 0,95 5 - 6 17,33 ± 0,20 1,66 18,50 ± 1,22 9,34 17,51 ± 0,01 0,03 6 - 7 18,44 ± 0,05 0,43 20,27 ± 1,46 10,24 18,69 ± 0,52 3,98 7 - 8 26,26 ± 0,07 0,51 25,27 ± 1,73 11,20 26,73 ± 0,52 3,71 8 - 9 31,40 ± 0,19 1,24 32,26 ± 1,08 6,35 31,64 ± 0,54 3,49 9 - 10 27,95 ± 0,40 2,39 28,01± 8,36 62,37 27,60 ± 0,67 4,00 10 - 11 19,24 ± 0,39 2,16 19,58± 1,26 6,83 19,49 ± 0,76 4,30 11- 12 13,48 ± 0,41 2,11 14,80 ± 0,45 2,22 11,95 ± 0,81 4,33 0 - 12 18,02ab± 0,11 0,83 18,26b± 0,35 2,74 17,93a± 0,36 2,84
Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tôi minh họa bằng hình 4.2.
Qua hình 4.2 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và đạt cao nhất ở tuần tuổi 8 – 9.
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
•Sinh trưởng tương đối
Đặc điểm sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở các giai đoạn được tôi trình bày ở bảng 4.6
Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giảm dần qua các tuần tuổi và sự giảm dần này tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm.
Sinh trưởng tương đối đều đạt cao nhất ở giai đoạn đầu, sinh trưởng tương
đối của 3 lô thí nghiệm đều đạt cao nhất ở giai đoạn 0-1 tuần tuổi ở lô thí nghiệm 1 là 76,24 %, ở lô thí nghiệm 2 là 71,37 %, ở lô thí nghiệm 3 là 70,61 %. Sau đó giảm dần đến tuần thứ 12 sinh trưởng tương đối lô thí nghiệm 1 là 6,29 %, lô thí nghiệm 2 là 6,82 %, lô thí nghiệm 3 là 5,58 %.
Đặc điểm sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được tôi minh hoạ qua hình 4.3. Qua hình 4.3 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giảm dần theo tuần tuổi. Điều này phù hợp với sinh trưởng tương đối của gia cầm. Do
đó chọn giống hoặc dòng có tốc độ sinh trưởng nhanh thời gian ngắn sẽđạt hiệu quả
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%)
Giai đoạn (tuần tuổi)
LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3
X ±mx X ±mx X ±mx 0 - 1 76,24 ± 1,85 71,37 ± 3,44 70,61 ± 1,77 1 - 2 71,87 ± 4,87 68,39 ± 2,01 73,53 ± 3,05 2 - 3 46,59 ± 1,38 48,49 ± 0,91 49,01 ± 1,23 3 - 4 34,64 ± 1,45 36,39 ± 1,14 34,78 ± 0,12 4 - 5 27,44 ± 0,21 29,83 ± 0,55 27,70 ± 0,38 5 - 6 22,95 ± 0,31 24,81 ± 0,77 23,32 ± 0,18 6 - 7 19,74 ± 0,12 21,57 ± 0,67 20,05 ± 0,38 7 - 8 22,69 ± 0,15 21,78 ± 0,68 23,08 ± 0,32 8 - 9 21,71 ± 0,19 22,19 ± 0,37 21,80 ± 0,22 9 - 10 16,04 ± 0,24 15,95 ± 5,36 15,80 ± 0,21 10 - 11 9,72 ± 0,18 9,81 ± 0,54 9,81 ± 0,19 11 - 12 6,29 ± 0,14 6,82 ± 0,05 5,58 ± 0,17