Những điều chỉnh hệ thống ngân hàng các nước CLM

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh của hệ thống ngân hàng các nước asean nhằm gia nhập cộng đồng kinh tế asean 2015 (Trang 29 - 34)

7. Các nước CLM (cụ thể là Lào, Campuchia, Myanmar)

7.2.2. Những điều chỉnh hệ thống ngân hàng các nước CLM

a. Điều chỉnh của Lào

Lào đang thực hiện chủ trương: “Thu hẹp khoảng cách và phát triển theo hướng hội nhập ASEAN”. Để đẩy nhanh tiến trình chuẩn bị cho AEC của các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân, Chính phủ Lào đã thông qua các hội thảo để nâng cao nhận thức ASEAN và tập trung vào những mục tiêu quan trọng như cải thiện các quy chế, phát triển nguồn nhân lực cùng hệ thống quản lý tài chính, nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng sản xuất hàng hóa. Tổng giám đốc Sở ASEAN thuộc Bộ ngoại giao Lào, ông Khiane Phansourivong cho hay: “Khả năng cạnh tranh của Lào với các nước thuộc khu vực ASEAN vẫn còn thấp. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và dịch vụ chưa phát triển cùng hệ thống ngân hàng còn nhiều thiếu sót có thể đặt Lào vào thế bất lợi.”

Phongsavanh Bank, ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Lào mong muốn được hợp tác với các ngân hàng khác trong khối Asean nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính trước hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015. Gần cuối năm 2015, ngành ngân

hàng nước này đang hy vọng rằng những cải tiến hơn về các khoản cho vay, tiền gửi và các dịch vụ khác sẽ được đi trước cần thiết để kết nối AEC. Phongsavanh Bank cũng mở rộng hợp tác dịch vụ với các ngân hàng khác trong nước ASEAN, đặc biệt là ở Singapore, Myanmar và Campuchia.

Trong năm 2015, các ngân hàng đã có kế hoạch tăng cường năng lực cho nhân viên của mình, liên kết chặt chẽ với các ngân hàng khác trong khối Asean, cải thiện dịch vụ khách hàng, xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc hơn cho các ngân hàng cũng như mở rộng các kênh dịch vụ của mình thông qua hệ thống điện tử trong nước và khách hàng quốc tế. Phongsavanh Bank dự kiến sẽ tạo ra khoảng 15-20% tăng trưởng tiền gửi trong năm tới sau khi đạt được một sự gia tăng lớn trong dư thừa của các kế hoạch đã được trong năm nay.

Các ngân hàng đã đặt ra mục tiêu cụ thể liên quan đến việc cung cấp các khoản vay để giúp đỡ trong sự tăng trưởng của một số ngân hàng khác và các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.

Để chuẩn bị cho AEC, ACLEDA Bank Lào đã có kế hoạch sử dụng một hệ thống quản lý ngân hàng mới và nâng cấp kỹ năng cán bộ trong năm 2014 để chuẩn bị cho sự khởi đầu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Giám đốc điều hành Ngân hàng nói rằng các ngân hàng hiện nay đang tiến hành một nghiên cứu về hệ thống quốc tế - Basel II. Basel II là nhằm tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế cho các ngân hàng điều chỉnh để kiểm soát số tiền vốn mà ngân hàng cần phải dự trữ để chống lại các loại rủi ro tài chính và hoạt động ngân hàng (và toàn bộ nền kinh tế) phải đối mặt. Về lý thuyết, Basel II thực hiện bằng cách thiết lập các yêu cầu quản lý rủi ro và vốn được thiết kế để đảm bảo rằng một ngân hàng có đủ vốn cho các hoạt động của mình thông qua cho vay và đầu tư.

b. Điều chỉnh của Campuchia

Theo Kinh tế trưởng của văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB, Jayant Menon: mặc dù, Campuchia là một trong 4 nước CLMV có sự chuẩn bị hội nhập AEC kém hơn so với Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia, nhưng xét về tổng thế những động thái chuẩn bị cho hội nhập AEC 2015, Campuchia vẫn vượt Lào, Việt Nam và Myanmar. Campuchia tập trung phát triển chính sách thương mại mở cửa để thu hút đầu tư, nới lỏng luật đầu tư và luật sở hữu, đồng thời tăng cường giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Tuy nhiên, ông này khuyến cáo Campuchia cần đẩy nhanh cải cách hải quan và đẩy mạnh quá trình tự động hóa để giảm chi phí thương mại, giảm thiểu tham nhũng và sẵn sàng cho việc trao đổi hải quan một cửa vào năm 2015.

Mặc dù lĩnh vực ngân hàng không mấy phát triển nhưng Campuchia cũng đã có những hoạt động nhất định hướng tới việc gia nhập AEC.

Tính đến ngày 25/10/2010, Ủy ban Chứng khoán Campuchia (SECC) đã cấp phép cho ít nhất 2 ngân hàng đầu tư và 3 ngân hàng Campuchia hoạt động trong các lĩnh vực như môi giới, giao dịch và bảo lãnh phát hành trên sàn chứng khoán sắp khai trương của nước này.

IMF nhận định trong báo cáo công bố hôm 28/02/2012: “Đối với Campuchia, thách thức chính trong thời gian tới là xây dựng một hệ thống tài chính sâu trong khi vẫn đảm bảo được sự ổn định tài chính”. Tổ chức này cho biết thêm: “Trước sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng, việc ngừng cấp phép mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện năng lực giám sát cũng như cải thiện sự cân đối giữa mức độ cạnh tranh và sức mạnh của các ngân hàng”.

Cùng ngày, Tổng giám đốc NBC Nguon Sokha cho biết có thêm nhiều ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn, công nghệ, và lựa chọn mới cho khác hàng. Theo bà, Campuchia vẫn tiếp tục chào đón các ngân hàng nước ngoài có danh tiếng quốc tế và hoạt động tốt. Theo quy định của Campuchia, để mở một ngân hàng thương mại cần phải có vốn điều lệ 37.5 triệu USD

Ngày 09/01/2013 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đưa ra cảnh báo một đợt bùng nổ tín dụng tại Campuchia sẽ đe dọa đến đà tăng trưởng của nền kinh tế. IMF cho biết các ngân hàng Campuchia đã và đang hạ lãi suất để thu hút khách hàng và dư nợ tín dụng của lĩnh vực tư nhân đã tăng gần 30% trong 12 tháng qua. Như vậy, hiện dư nợ tín dụng của nước này tại thời điểm này chiếm tới 37% GDP, cao hơn mức bình quân của hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp khác. Do đó, IMF cảnh báo đà tăng vọt tương tự như năm 2008 đã dẫn đến sự bùng nổ của thị trường bất động sản và tình trạng sụp đổ sau đó.

Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã thực hiện một số biện pháp để thắt chặt và kiềm chế hoạt động cho vay. Trong đó, động thái gần đây nhất của NBC là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng. Tuy nhiên, IMF cho biết việc nâng dự trữ bắt buộc không đồng nghĩa với các điều kiện tín dụng nghiêm ngặt hơn và NBC cần phải áp dụng thêm một số biện pháp khác. IMF giải thích: “Các ngân hàng Campuchia vẫn còn thanh khoản rất lớn và nhiều ngân hàng trong số đó đang hạ thấp mức chênh lệch lãi suất để cạnh tranh thị phần. Trong khi đó, một số ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn rẻ từ các ngân hàng nước ngoài”. Tổ chức này khuyến nghị NBC tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả nhưng không bóp méo thị trường.

Campuchia luôn mở rộng và nới lỏng các quy định ngân hàng tạo một thị trường thông thoáng cho các ngân hàng quốc tế lập các chi nhánh tại nước mình. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng địa phương với quy mô quá nhỏ chưa đủ tầm vươn ra các quốc gia khác trong khu vực. Việc Campuchia gia nhập AEC vào cuối năm 2015 là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng nước này.

c. Điều chỉnh của Myanmar

Thứ nhất, kể từ tháng 1/2012, NHTW giảm lãi suất huy động tối thiểu từ 10% về 8%, đồng thời trần lãi suất cho vay cũng giảm từ 15% xuống còn 13%. Động thái hạ lãi suất của NHTW Myanmar nhằm giảm bớt chênh lệch lãi suất với các nước

Đông Nam Á và khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chi phí vốn thấp hơn.

Thứ 2, tiền gửi gấp 25 lần vốn. Tỷ lệ tiền gửi trên vốn ngân hàng tăng từ 10 lên 25 lần trong tháng 3/2011. Do vậy, hầu hết các ngân hàng không phục vụ khu vực nông thôn, nơi sinh sống của 70% dân số Myanmar nhưng ít có khả năng và nhu cầu gửi tiền.

Thứ 3, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên tới 20%, nhằm đảm bảo tính thanh khoản. Như vậy, chỉ có 80% tiền gửi có thể được cho vay ra. Đối tượng cho vay đầu ra chủ yếu là các công ty có lợi nhuận lớn, chẳng hạn như công ty xây dựng hay công ty thương mại lớn và thường giới hạn hơn đối với các công ty nhỏ.

Thứ 4, cho vay thế chấp của các ngân hàng vô cùng cứng nhắc. Dù cho đã mở rộng danh sách tài sản thế chấp: đất đai, nhà cửa, vàng, tiền gửi ngân hàng,… Tỷ lệ vốn vay trên giá trị (LTV) chỉ 50%, một tiêu chuẩn tự áp đặt, đã phản ánh tính bảo thủ của các ngân hàng Myanmar.

Thứ 5, về tỷ giá, NHTW Myanmar đã cho thả nổi đồng kyat hồi tháng 4/2012 do không kìm chế được tình trạng đô la hóa và chênh lệch tỷ giá. Myanmar hiện vẫn là đất nước có tỷ giá biến động mạnh. Tỷ giá chính thức hiện ở mức 6 kyat/USD trong khi đó tỷ giá trên thị trường chợ đen ở mức 800 kyat/USD. Hơn nữa, thói quen sử dụng tiền mặt càng làm cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.

Thứ 6, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Dịch vụ chủ yếu là nhận tiền gửi cố định và cho vay với lãi suất cố định trong vòng 1 năm. Một số ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước, nhưng cũng chỉ giới hạn trong khu vực đô thị. Gần đây, các ngân hàng tư nhân được cho phép thực hiện chuyển tiền quốc tế và đã có 11 ngân hàng tham gia vào mạng SWIFT (Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới, có trụ sở chính ở Bỉ) và bắt đầu hoạt động chuyển tiền quốc tế.

Myanmar đã từng là một nền kinh tế lớn của khu vực, sau một thòi gian khá dài đóng cửa nay lại trở thành một thị trường mới nổi, hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để nắm bắt những cơ hội mà AEC mang lại thì Chính phủ Myanmar cần tiến hành triệt để hàng loạt chính sách nhằm khắc phục tình trạng cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, môi trường chính trị chưa thực sự ổn định….

Hiện tại, chính phủ dưới thời tổng thống Thein Sein đang khẩn trương tiến hành sửa đổi luật ngân hàng đã trở nên lỗi thời trước thời điểm hàng hóa sẽ được lưu chuyển tự do trong ASEAN theo nội dung của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) kể từ năm 2015. Myanmar cùng Việt Nam, Campuchia, Lào sẽ được gia hạn lộ trình cắt giảm thuế đến 2018.

Dự đoán được xu thế hội nhập và tự do hóa kinh tế cũng diễn ra này, 17 ngân hàng nước ngoài đã thiết lập văn phòng đại diện tại các địa phương trong cả nước.

Đầu năm 2015, AGD Bank - một trong những ngân hàng hàng đầu của Myanmar hợp tác với Kbank – một trong những ngân hàng của Thái Lan để hỗ trợ sự chuyển dịch vốn và tái định cư lao động giữa các nước ASEAN trong AEC sắp tới. Trong giai đoạn đầu, Kbank và AGD Bank sẽ cung cấp dịch vụ "Chuyển tiền cho Myanmar" thông qua các kênh dịch vụ đa dạng của Kbank, bao gồm K-ATM, với mức chuyển tiền tối đa 90.000 Baht hoặc USD3,000 mỗi ngày. Người nhận ở Myanmar có thể nhận được tiền trong vòng một ngày. Việc chuyển nhượng tiền trong một ngày sẽ đảm bảo rằng công nhân Myanmar ở Thái Lan có thể chuyển tiền giữa hai nước lần đầu tiên thông qua các ngân hàng, đảm bảo tiết kiệm thời gian gửi và nhận tiền cho khách hàng.

Một số cải cách quan trọng tác động tích cực tới nền kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ và tài chính cũng đã được đề ra, bao gồm việc thả nổi có giới hạn đồng nội tệ vào tháng 4/2012, thống nhất tỷ giá hối đoái, ban hành Luật quản lý tỉ giá ngoại hối mới, qua đó mọi giới hạn về thanh toán và chuyển khoản trong giao dịch quốc tế được dỡ bỏ, sửa đổi luật ngân hàng, tăng cường hệ thống thanh toán, nâng cao năng lực khu vực tài chính, mở rộng tiếp cận tài chính và tăng cường hệ thống ngân sách và thuế. Trong lĩnh vực bảo hiểm, một số cải cách được thực thi như dỡ bỏ các hạn chế hiện hành, ban hành luật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, thành lập các tổ chức tái bảo hiểm, trường đào tạo….Những cải cách này sẽ góp phần cải thiện lĩnh vực bảo hiểm, qua đó thu hút đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, Myanmar đã tham gia hợp tác tài chính ASEAN và hội nhập thị trường bảo hiểm và ngân hàng trong khu vực. Myanmar cũng tham gia Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN trong khi nỗ lực phát triển thị trường vốn trong nước.

IV. Kết luận

Dấu mốc 2015 đã đến gần đối với các nước ASEAN, các công việc chuẩn bị cho việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đang được tiến hành khẩn trương. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng của các nước là tương đối khác nhau bởi trình độ phát triển, sự chủ động tích cực vào cuộc của doanh nghiệp và chính phủ… Bên cạnh Singapore đã đi trước và tích cực chủ động nhiều mặt thì Thái Lan, Malayxia, Indonixia, Philippine là những quốc gia có những điều chỉnh tốt, phù hợp với hơn cho hội nhập AEC so với các nước còn lại. Một số quốc gia kém hơn như Lào, Campuchia cũng đã có những thay đổi tích cực trong hoạt động quản lý, điều hành hệ thống tài chính ngân hàng của nước mình để theo kịp tiến trình AEC.

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh của hệ thống ngân hàng các nước asean nhằm gia nhập cộng đồng kinh tế asean 2015 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w