Thủ pháp đối lập

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 52 - 56)

Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà đứng trước gương, Quê nội, Câu chuyện tình yêu, Đất làng Cam

3.3.Thủ pháp đối lập

Thủ pháp đối lập là thủ pháp nhằm biếu hiện những thuộc tính trái ngược nhau của sự vật, hiện tượng. Đây là thủ pháp được sử dụng khá phố biến trong dòng văn học Việt Nam đương đại, nhất là sáng tác của các tác giả nữ. Ở thời đại mới, con người được đặt trong những quan niệm, quy chuẩn mới. Lối sống “nhanh” của thời hiện đại nhiều khi làm mờ đi các giá trị truyền thống lâu đời, thậm chí vi phạm nó. Bắt mạch với hơi hướng của cuộc sống hiện đại, Y Ban đã khai thác nhân vật nữ của mình mang sự chủ động, tự tin, thậm chí có sự thay đôi mạnh mẽ trong tư duy, lối sống. Y Ban đê cho nhân vật nữ đạt đến “chữ Người nói chung” bằng việc dỡ bở những lề lối, khuân phép trói buộc người phụ nữ. Nhà văn cởi trói người phụ nữ, giúp họ hướng đến thỏa mãn cuộc sống tự do, hôn nhân hạnh phúc. Hiển nhiên điều này buộc nhà văn phải vi phạm những quan niệm cũ, đè nén người phụ nữ trong thời gian dài. Nhân vật nữ với lối sống hiện đại bao nhiêu, tự do bao nhiêu thì càng đối lập với quy chuân cũ về người phụ nữ bấy nhiêu. Y Ban đã khoét sâu vào sự đối lập giữa quan niệm cũ và quan niệm mới về người phụ nữ trong xã hội ngày nay trong nhiều tác phẩm văn xuôi.

Có thể thấy, văn xuôi Y Ban đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ kháng cự lại thân phận “giới thứ hai”. Họ mang quan niệm sống và thái độ sống phản kháng, chống đối, phá võ' những nguyên tắc, luật lệ nghiệt ngã và vô lý thít chặt nữ giới. Tác phẩm của Y Ban đã xuất hiện những phát ngôn nóng bỏng của phái nữ về lối sống, quan niệm sống mới.

Nếu trong xã hội phong kiến Việt Nam, người phụ nữ luôn bị ràng buộc bởi đạo lý: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” thì nay người phụ nữ mang lối sống phóng khoáng, tự do, bác bỏ đạo lý này, nổi bật là nhân vật nữ trong các sáng tác:

Tự, Nhân tình,... Nhân vật nữ có khi lén lút ngoại tình, có khi công khai ngoại tình, ngoại tình xác thịt hay ngoại tình bằng những giấc mơ. Người đàn bà trong Nhân tình

có phát ngôn đầy thắng thắn, dũng cảm: “Tôi không muốn sống trong cuộc sống gia đình tù túng, thì tôi sống một mình với con. Những tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có bạn tình” [5, Tr.45]. Với triết lý sống đó, cô chấp nhận ngoại tình với một người đàn ông đã có vợ, chấp nhận cả sự thiệt thòi khi không nhận được tình cảm, sự quan tâm của người đàn ông một cách trọn vẹn. Tác phâm Người đàn bà và những giấc mơ lại nói về các cuộc ngoại tình của người phụ nữ không phải ở đời thực, mà qua tưởng tượng trong mơ. Không công khai hay lén lút dành tình cảm cho người đàn ông khác, người phụ nữ trong tác phâm Tự lại chủ động tiến đến hôn nhân với ba người đàn ông đế thỏa mãn nhu cầu tình dục bản năng. Sau khi người chồng thứ nhất trở lên bất lực trong chuyện chăn gối và bỏ đi, người phụ nữ ở với con và tìm đến những người đàn ông khác với những cuộc vui hoan lạc. Hay người phụ nữ trong tác phẩm Cuộc tình Silicon , mặc dù đã 40 tuổi, giàu có và thành đạt, khi con cái đã bước vào đại học thì người đàn bà này bắt tay vào cuộc chơi “chủ động và sành điệu”. Bà ta bắt đầu cuộc sống ngoại tình với những người đàn ông trẻ tuổi...

Nhà văn nữ Y Ban còn tập trung khai thác đối tượng là những người phụ nữ mới lớn, với sự thay đổi trong sinh lý và nhu cầu thỏa mãn tình dục. Đó là người con trong

Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, cô gái cảm thấy hạnh phúc, sung sướng và thỏa mãn với cuộc tình trước hôn nhân. Đây là nhân vật nữ nổi loạn điến hình, nối loạn đến mức gần như

trở thành những kẻ “buông thả” trước những định kiến của xã hội. Cô gái giải phóng cái tôi cá nhân, giải phóng tính dục đến cực điểm và luôn hành động theo khát vọng tự do của thân thể...

Đọc tác phẩm của Y Ban, bạn đọc bị lôi cuốn vào các nhân vật nữ có những suy nghĩ mạnh bạo trong tình yêu, tình dục, ở người phụ nữ còn tồn tại cả ý thức phản kháng cao độ với những quan điểm trói buộc họ.Trong tác phẩm Tự, nếu mẹ chồng là đại diện cho những phép tắc, khuân khổ kìm kẹp người phụ nữ, thì người phụ nữ trong tác phẩm lại là người tuyên chiến với bức tường thành quy tắc đó: “Tôi thì xấu hố ê chề khi một buôi chiều đi làm về trước chồng, mẹ chồng nói với tôi: Này cô, lấy chồng phải biết giữ chồng không có lại cô quả sớm, vừa vừa cái chuyện ấy thôi nhé không có là nó bị lao lực đấy. Tôi nhìn cái mặt nó xanh như đít nhái ấy. Tôi muốn gào lên vào mặt mẹ chồng rằng, nào tôi có đòi gì con bà đâu, con bà thích đấy chứ... Tôi lại muốn gào lên lần nữa rằng là tôi cũng thích chuyện ấy với chồng tôi nếu không có tiếng đằng hắng của mẹ và tiếng cười rúc rích của chị dâu” [6, Tr.90].

Có thế khăng định, hình tượng những người phụ nữ này hiếm khi xuất hiện trong các sáng tác văn học trung đại, hơn thế đây còn là đối tượng bị lên án trong xã hội phong kiến. Đen văn xuôi Y Ban, tác giả đã xây dựng chân thực chân dung những người phụ nữ hiện đại, chủ động trong cuộc sống của mình. Khát vọng của nhân vật cũng chính là khát vọng của nhà văn, là ý thức của nhà văn về giới mình trong cuộc đời, giữa thời cuộc. Sự phản kháng càng quyết liệt thì ý thức về kiếp nữ càng mạnh mẽ và khát vọng vượt thoát khỏi sự mặc định thân phận “giới thứ hai” càng lớn lao.

Sự đối lập giữa quan niệm cũ và quan niệm mới trong văn xuôi Y Ban còn biểu hiện ở phương diện, nhiều người phụ nữ được Y Ban xây dựng luôn là những người phụ nữ thành đạt, có địa vị và là trụ cột trong gia đình. Đó là người phụ nữ 40 tuổi thành đạt và giàu có trong Cuộc tình Silicon, hay người đàn bà có chức vị phó tiến sĩ trong tác phẩm Tự,... Không chỉ có học vị, nhiều người phụ nữ còn là người lo toan mọi công việc trong gia đình, từ giáo dục con cái, đến mua đất xây nhà. Có lè với Y Ban, quan

niệm của dân gian “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” không còn nguyên giá trị, dường như nó bị đảo ngược ghê gớm. Vị trí giữa nam và nữ trong gia đình bị hoán đối.

Với cảm hứng sáng tác chủ đạo hướng về đề tài tình yêu, các nhà văn thường đặt nhân vật người phụ nữ thơ ngây, hồn nhiên trong thế đối sánh với thể giới người nam. Người đàn ông luôn là kẻ gây ra nỗi đau và sự bất hạnh, kẻ phản bội lại lý tưởng về tình yêu, về đời sống, đó là: chàng trai - nhân tình của cô gái trong tác phẩm Nhân tình, người đàn ông trong Anh và tôi; thằng bé và con rắn, hệ thống người đàn ông trong tác phẩm Người đàn bà có ma lực... Họ là những hình tượng bất toàn trong một thế giới bất toàn. Và như vậy, sự bất bình đẳng giới, những xung đột giới không chỉ biểu lộ trên phương diện xã hội mà còn biên hiện cả trên phương diện bản thế.

Như vậy, dưới cái nhìn nam quyền và yếu tố văn hóa xã hội, người phụ nữ chưa hề được cởi trói, những tác phâm văn học chỉ là tiếng nói đê tác giả bày tỏ sự ngậm ngùi, đau đớn, xót xa với người phụ nữ. Nay, khi ý thức nữ quyền trở thành một trào lun trong văn học, các nhà văn nữ đã tự tin đứng lên đấu tranh phá bỏ những quan niệm truyền thống lỗi thời, lạc hậu, khang định sức mạnh của người phụ nữ bằng những quan điêm tiến bộ. Đây là biêu hiện quan trọng cho tư tưởng phủ định quan niệm cũ, cái lạc hậu, bảo thủ tồn tại trong đời sống con người nhiều thế kỉ qua.

Tóm lại, bằng tài năng, sự thông minh, sắc sảo, Y Ban đã xây dựng trong văn xuôi của mình một thế giới nghệ thuật mới mẻ, đầy sức hấp dẫn. Các phương diện nghệ thuật trên đã phát huy hiệu quả cao độ trong việc thể hiện tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ, táo bạo của nhà văn Y Ban.

KÉT LUẬN

1. Sự phát triên của khoa học về giới những năm gần đây đã góp một tiếng nói quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá và xác lập địa vị giữa hai phái nam và nữ trong xã hội. Chủ nghĩa nữ quyền đã bác bỏ những quan niệm coi sự khác biệt về giới có nguyên nhân khách quan từ mặt sinh học và chỉ ra rằng sự khác biệt giữa hai phái tính bắt nguồn từ những điều kiện văn hóa, tâm lý, xã hội. Trong văn học, dưới ảnh

hưởng của chủ nghĩa nữ quyền, văn học nữ quyền đã tự tin lộ diện, đấu tranh, bộc lộ hết những ưu điểm mà phái tính đem lại.

2. Với tư cách là một nhà văn nữ, Y Ban đã dùng ngòi bút của mình bênh vực cho những nhu cầu chính đáng của người phụ nữ. Văn xuôi Y Ban có những đóng góp quan trọng trong cuộc đấu tranh đòi bình đắng giới. Nhiều tác phẩm của Y Ban thực sự là nguồn cồ vũ, động viên tinh thần giúp người phụ nữ vươn lên quyết tâm đòi được giải phóng. Xem xét biểu hiện của ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban, chúng tôi chú ý đến hai đặc điếm sau:

Thứ nhất, ý thức nữ quyền được thể hiện qua việc khẳng định bản thể của người phụ nữ và khát vọng giải phóng. Trong văn xuôi Y Ban, người phụ nữ hiện lên như một chỉnh thể tự ý thức, tự khẳng định về vẻ đẹp và giá trị của bản thân mình mà không còn trông chờ vào sự phán xét, cái nhìn của người khác dành cho bản thân mình. Người phụ nữ luôn bộc lộ cái “tôi” của mình trong cảm xúc về tình yêu, những khát khao tìm kiếm hạnh phúc thật sự.

Thứ hai, ý thức nữ quyền được thể hiện rõ thông qua việc nhà văn xây dựng những người đàn ông bất toàn, khiếm khuyết. Y Ban đã thể hiện cảm nhận, chiêm nghiệm của nhà văn về những người đàn ông từ góc độ nữ giới, thê hiện sự hiêu biết, từng trải, am hiêu về đàn ông sâu sắc. Thay vì việc nhìn nhận đàn ông như một đối tượng miêu tả Y Ban đã nhìn nhận người đàn ông như một khách thể thẩm mĩ để the hiện tinh thần nữ quyền

trong sáng tác của mình.

3. Nhìn từ góc nhìn nghệ thuật có thể thấy, ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban thể hiện rõ thông qua cách thức đặt tiêu đề tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu và thủ pháp đối lập. Như vậy, Y Ban đã xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn, góp phần giúp người đọc hình dung được những biểu hiện của ỷ thức nữ quyền mà nhà văn đã dụng công thể hiện.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 52 - 56)