Đặt nhan đề tác phẩm bằng tên của các nhân vật nữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 40 - 43)

Cách đặt tiêu đề này hết sức phô biến trong sáng tác củ aY Ban Với một số tác phấm tiêu biểu: I am đàn bà, Đàn bà xẩu thì không có quà, Người đàn bà có ma

3.1.2. Đặt nhan đề tác phẩm bằng tên của các nhân vật nữ

Nhà văn Y Ban từng chia sẻ rằng nhân vật trong tác phẩm của chị thường là nữ. Xác định đề tài trong sáng tác của mình như vậy, Y Ban đã tìm cách để bạn đọc tiếp cận với nhân vật nữ của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên, bởi vậy trong nhiều tác phẩm Y Ban đã lấy tên nhân vật nữ chính đặt làm tiêu đề cho tác phâm của chị. Đây là phương thức nghệ thuật độc đáo khăng định ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban, với các sáng tác tiêu biểu: Chị Quy, Xuân Từ Chiều, Cái Tỷ,...

Có thể thấy, kiểu đặt tiêu đề này xuất hiện ít và chiếm số lượng nhỏ bé hơn so với cách đặt tiêu đề là tên phiếm chỉ, chỉ người phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi nhân vật nữ được tác giả gọi tên lại mang đến cho bạn đọc một sự ám ảnh. Chị Quy, hay Xuân, Từ, Chiều, cái Tý như những số phận, kiếp người mà Y Ban từng chứng kiến, họ đã đi qua trong hành trình cuộc sống của Y Ban và để lại cho chị ấn tượng riêng. Mỗi nhân vật như một con người thực từ cuộc sống đi vào trang viết. Lấy tên nhân vật nữ làm tiêu đề tác phẩm, Y Ban vừa hướng điểm nhìn, chiêm nghiệm của độc giả vào những người đàn bà, vừa tạo dựng lòng tin tù’ phía người đọc.

Điểm đặc biệt ở cách đặt tiêu đề này là Y Ban không chọn cho nhân vật của mình những tên gọi mang tính hiện đại, mỹ miều hay một cái tên nửa tây, nửa ta,... mà lại chọn cho nhân vật của mình những cái tên dân dã, quen thuộc, giản dị và mang cả sự mộc mạc.

Nhan đề Cải Tỷ gợi cho bạn đọc về một cô bé nông thôn chất phác, nhân hậu, hiền lành và mang cả sự chịu thương, chịu khó. Đây là tên nhân vật đã từng xuất hiện nhiều trong các tác phâm thuộc văn học hiện thực trước Y Ban như cái Tý trong truyện

Một bữa no của Nam Cao, hay Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Bởi vậy, tiêu đề này còn gợi cho bạn đọc ấn tượng về một cô bé ngây thơ, dễ thương, dễ mến.

Tiêu đề Cải Tỷ thể hiện đúng dụng ý nghệ thuật của nhà văn Y Ban. cốt truyện xoay quanh nhân vật cái Tý, tác giả khắc họa nhân vật trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự thay đổi tâm lý, tính cách, suy nghĩ của một cô bé mới lớn. Với sự hồn nhiên, ngây thơ của bé gái 10 tuổi, nhân vật cái Tý nhìn nhận vấn đề người lớn dưới cái nhìn một cô bé. Tý mong muốn một ngày nào đó sẽ trở thành vợ của một người đàn ông đã 40 tuổi. Càng lớn cô bé càng thấy có trách nhiệm hơn với ngôi nhà của người đàn ông,... Hành động, tính cách hồn nhiên, và kiểu suy nghĩ khá chín chắn của cô bé đã giúp người đàn ông hoàn thành một tác phẩm để đời, đem đến cho anh ta địa vị và danh vọng.

Như vậy, hình ảnh cái Tý là sự kết họp hài hòa giữa nét đẹp tâm hồn thánh thiện và vẻ đẹp đáng yêu của một cô bé mới qua tuổi con nít. Ớ nhân vật nữ này còn toát lên vẻ dịu dàng, giản dị, trong sáng của con gái nông thôn như đúng tên gọi của nhân vật.

Tiểu thuyết Xuân Từ Chiều lại viết về số phận, cuộc đời của ba người phụ nữ. Tên ba nhân vật chính: Xuân, Từ, Chiều được ghép lại và đặt tên cho tiêu đề tác phẩm là sự sáng tạo riêng của nhà văn Y Ban. Quả thực, Y Ban đã thu hút sự quan tâm của độc giả ngay từ nhan đề tác phâm của mình. Tiêu đề gợi cho bạn đọc liên tưởng đến điểm chung cụ thể, giống nhau làm thành sợi dây gắn kết ba nhân vật lại. Nhan đề này đã đem đến cho bạn đọc sự tò mò, nhu cầu muốn giải mã tác phẩm. Khi tiếp cận tác phẩm rồi, người đọc mới thấy hết được dụng ý nghệ thuật, độ sâu sắc ở nhan đề tác phẩm của Y Ban.

Xuân vốn là cô nuôi dạy trẻ, con gái nhà quê, lấy chồng ra phố rồi phấn đấu trở thành trưởng khoa của một trường đại học. Xuân có tình yêu rất đẹp với Tuấn - người đàn ông thông minh, tài năng và yêu cô hết lòng. Nhưng ông trời cay nghiệt không cho tình yêu đó được đơm hoa kết trái. Nguồn gốc bi kịch bị giấu kín cho tới lúc Tuấn chết trong một chuyến công tác ở nước ngoài. Khi đau đớn giã biệt người chồng, nhẹ nhàng mở tùng nút thắt khuy áo, rồi khuy quần để ngắm nhìn cơ thể anh lần cuối, Xuân ngỡ ngàng khi nhận ra, vật linh thiêng của chồng vẫn cương lên như trong những giây phút đam mê giữa hai người. Chị lờ mờ hiểu vì sao, sau bao nhiêu năm chung sống, bao nhiêu lần ái ân, chị chưa từng được thấy, được đụng vào nơi riêng tư quá đồi đó của chồng.

Nhân vật thứ hai - Chiều - là người đàn bà trực bình. Chị giỏi Toán, vẫn thường giải toán giúp chồng, để anh từng bước hoàn thành việc học hành, leo dần lên những nấc thang danh vọng. Nhưng mà chị nói ngọng, chị quê mùa, nên khi hết cảnh bần hàn, chị lạc lõng cô đơn trong chính ngôi nhà sang trọng của mình. Chiều tự tử. Cái chết của một con người cô đơn được rất đông người viếng. Người ta đến viếng vì người sống - những kẻ đã lạnh lòng trước một tâm hồn từng ấm nóng thương chồng yêu con.

Từ tốt nghiệp đại học, có năng lực, nhưng cuộc sống xô đẩy, cô trở thành kẻ ra đường bán xôi chim. Mệt mỏi xoay xở với cơm áo, chật vật giằng co níu giữ tình yêu và gia đình nhỏ bé, Từ va chạm với mọi sóng gió đời thường của người phụ nữ...

Ba số phận khác nhau nhưng ở họ lại có một điểm chung đó là thèm tình, và khát tình. Họ khao khát có một tình yêu đẹp, một mái ấm, ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc. Chỉ với khát vọng chung đó, Y Ban đã đưa họ đến gần bên nhau. Đây có lẽ cũng là lý do Y Ban đê tác phấm của mình mang cái tên

Xuân Từ Chiều.

Có nhiều cách để thể hiện tiếng nói nữ quyền trong tác phẩm văn học, Y Ban đã lựa chọn cho mình phương thức riêng. Cách đặt tiêu đề bằng tên nhân vật nữ chính vừa biểu hiện sắc thái nữ quyền cao độ, vừa kết tinh tài năng, sự thông minh, sắc sảo của nhà văn Y Ban khi thê hiện tư tưởng của mình.

Nhan đề tác phẩm văn học vừa được coi là một tín hiệu nghệ thuật của tác phâm, thê hiện khái quát chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng tác phâm, đồng thời cũng là phương tiện biếu hiện phong cách tác giả. Thông qua tiêu đề tác phẩm, Y Ban đã trực tiếp thề hiện quan điểm viết về phụ nữ, tinh thần nữ quyền độc đáo trong sáng tác của chị.

3.2.Ngôn ngữ và giọng điệu

3.2.1. Ngôn ngũ’

Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thê hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiêu biết sâu sắc ngôn ngữ” [19, Tr.215]. Trở thành nhà văn nữ tiêu biểu của văn học đương đại, Y Ban có nhiều sự đổi mới trong tư duy ngôn ngữ. Ngôn ngữ trở thành phương tiện vừa thế hiện dụng ý nghệ thuật cùa Y Ban, vừa là phương tiện giúp bộc lộ ý thức nữ quyền, phát ngôn nữ quyền trong sáng tác của chị.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w