một mình với con Nhưng tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có bạn tình Tôi yêu một người đàn ông đã có vợ Tôi chap nhận sự sẻ chia đó ” [5, Tr.45] Với suy nghĩ
2.1.3. Tỉnh dục như một phương thức thế hiện bản ngã người phụ nữ
Một trong những biểu hiện cho ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban là tác giả đề cập tới vấn đề tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã người phụ nừ. Đây là cách khai thác về người phụ nữ đầy táo bạo mà không phải đến Y Ban cũng như văn học đương đại mới có.
Trên thực tế, vấn đề tính dục và âm hưởng nữ quyền đã ít nhiều được tìm thấy trong các tác phâm văn học trung đại, ở nhiều cây bút nữ mà điên hình là Hồ Xuân Hương. Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến, khi người quân tử, trang nam nhi được đề cao một cách tuyệt đối thì nữ giới và tình yêu nam nữ trở thành điều cấm kị. Thế nhưng, Hồ Xuân Hương với tài năng thiên bâm lại xuất phát từ cuộc đời nhiều truân chuyên, bà đã dùng văn chương của mình để the hiện khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, cũng như kín đáo bày tỏ những ẩn ức tình dục. vấn đề về nữ quyền và phái tính, cảm quan tính dục được nữ sĩ họ Hồ bộc lộ thông qua hệ thống các hình ảnh thơ mang tính biêu tượng, ngôn ngữ hình thê tinh tế mà cũng thật kín đáo.
Trong thơ Hồ Xuân Hương, người phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm, dù ở trạng thái, hoàn cảnh nào họ cũng hiện lên thật đẹp, vẻ đẹp phơi phới xuân tình, đặc biệt là được nhấn mạnh, tô đậm ở khía cạnh tự nhiên, đậm màu sắc tính dục.
Đó là vẻ đẹp thanh tân như cái giếng thơi vừa trong vừa sâu kia: Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nước trong leo lẻo một dòng thông
(Giếng thơi) Cái quạt lại gợi vẻ đẹp mơn mởn đào tơ của giai nhân khiến đấng vua
chúa phải ngất ngây điên đảo:
Mười bảy hay là mười tám đây, Cho ta yêu dấu chẳng rời tay. Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc, Rộng hẹp dường nào cắm một cay. Càng nóng bao nhiêu thời càng mát, Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. Hồng hồng má phấn duyên vì cậy, Chúa dấu vua yêu một cái này.
Bài Thiếu nữ ngủ ngày lại là một bức tranh khỏa thân truyền thần sinh động về vẻ đẹp cơ thế người phụ nữ:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ ngồi chơi quá giấc nồng. Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yem đào trễ xuống dưới nương long. Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong.
(Thiếu nữ ngủ ngày) Ta nhận thấy trong thơ Hồ Xuân Hương, người phụ nữ không còn là chất liệu trang trí, tô đẹp, tô điểm cho đời mà họ là vẻ đẹp chứa trong mình cả nguồn sống dạt dào, cõi yêu đương cháy bỏng, vẻ đẹp thân thế người phụ nữ luôn là khúc dạo đầu để bản họp xướng ân ái cất lên niềm hoan lạc - điều mà con người luôn muốn tìm kiếm trong hạnh phúc lứa đôi của cuộc đời nơi thiến đường trần thế. Tiếng thơ Hồ Xuân Hương gợi nhớ đến cả một truyền thống văn hóa phồn thực hồn hậu. Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại mình, đã phản ánh được một nhu cầu xã hội lớn mà cuối thể kỷ XX mới được đặt ra cấp bách: nhu cầu giải phóng bản năng tính dục và thái độ nữ quyền về các hệ giá trị và lịch sử.
Đen Y Ban, ta thấy có sự gặp gỡ, kế thừa, tiếp nối tư tưởng nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương. Chỉ có điều, Y Ban cũng như văn học đương đại, vấn đề tính dục của phái nữ được phơi mở trực tiếp, mồn một qua câu chừ mà không cần phải che đậy, né tránh. Bạn đọc có thể nhận thấy, nhân vật nữ trong văn xuôi Y Ban dù trẻ trung, thanh tân hay tuổi đã “xế chiều” thì đều mang trong mình khát khao tình dục thường trực. “Sex” trở lên quen thuộc và là nhu cầu bản năng của người phụ nữ.
Trong truyện ngắn Tự, nhân vật người phụ nữ được xây dựng là một người chủ động trong tình yêu, tình dục và cả trong việc thoa mãn những ân ức dục vọng của mình.
Trước hết, người phụ nữ trong tác phẩm là con người được thỏa mãn ham muốn tình dục cùng với 3 người chồng của mình. Hành trình đó đã giúp người phụ nữ có được cảm giác yêu đương thật sự, chị say sưa, mạnh bạo trong những cuộc “yêu” và đạt đến niềm sung sướng vô bờ trong những lần làm tình. Người chồng đầu tiên cũng là người đầu tiên giúp người phụ nữ biết đến “tình dục”. Họ đã có những cuộc yêu trên chiếc giường cưới, ở công viên... Mỗi lần như vậy, người phụ nữ luôn trong trạng thái như muốn rã ra và nhẹ bẫng, rồi cong người, ghì chặt lấy chồng và rên lên: Chúa ơi... Đây có lẽ là cảm giác mà bất kì người phụ nữ nào cũng có được trong tình dục. Y Ban đã miêu tả hết sức chân thực mọi cảm giác, hành vi, cử chỉ, đến vẻ mặt, hình thể người đàn bà trong cuộc hoan lạc. Nhưng, cuộc hôn nhân với người chồng đầu tiên nhanh chóng tan vờ, hạnh phúc, dục vọng không được thỏa mãn, người phụ nữ tiếp tục tìm đến với người đàn ông thứ 2, thứ 3... Thế nhưng dường như giữa người đàn bà và họ đơn thuần chỉ là tình dục mà không có tình yêu. Do đó, họ không thế đáp ứng được niềm mong mỏi, nhu cầu hạnh phúc đời thường của người phụ nữ và kết cục là các cuộc chia tay. Người đàn bà sống cô đơn một mình và tìm đến một trò chơi khác đê thỏa mãn nhu cầu bản năng.
Ở tác phâm này, người đọc bắt gặp người phụ nữ tìm đến cảm giác của những lần yêu thông qua một vật dụng nhân tạo. Tác phấm mở đầu bằng sự việc người phụ nữ đi tìm kiếm một vật dụng con người sáng tạo ra là “chim” giả để thỏa mãn nhu cầu tình dục dù chị ta đã trải qua 3 cuộc hôn nhân với 3 người chồng. Theo chị đó không phải là điều xấu xa mà là cách chị ta đi tìm một thứ gọi là tình yêu.
Như vậy, nhu cầu tình dục bình thường đã khiến người phụ nữ tìm đến cuộc hoan lạc yêu đương bằng những vật dụng hỗ trợ. Thứ này làm cho người phụ nữ dù đã có tuôi bỗng trở nên thấy mình trẻ trung, xuân sắc hơn. Sau khi trở về nhà, người đàn bà
đã tự thưởng thức hương vị của tình dục bằng chiếc “chim” giả: người phụ nữ lay catalog để đọc hướng dẫn sử dụng. Sau đó, chị nằm ngửa trong tư thế thật thoải mái trên giường. Người nào có đầu óc tưởng tượng thì hãy nghĩ đến một cảnh thật lãng mạn, sau đó dùng hai tay tự kích thích vào các điêm nhạy cảm như 2 núm vú và âm vật... Trong cơn say tình man dại cùng với vật dụng hỗ trợ, người phụ nữ đã tưởng tượng ra một người đàn ông, người đem đến cho chị cảm giác “yêu” mãnh liệt mà không giống 3 người đàn ông đi qua cuộc đời chị. Tác phẩm đã khai thác tính dục ở một khía cạnh khác, đó là vấn đề tự thỏa mãn, tự giải quyết nhu cầu bản năng ở người phụ nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ có quyền được giải phóng những ẩn ức tính dục tự nhiên của mình.
Y Ban thật dũng cảm khi đưa những yếu tố mãnh liệt, chân thật của tình dục vào văn chương. Điểm đặc biệt ở chỗ nó không phải là hiện tượng cá biệt trong một vài tác phẩm mà là một tín hiệu thẩm mỹ, được phản ánh và lặp lại nhiều lần trong tác phâm của chị. Người đàn bà và tình dục trở thành hai vấn đề song hành với nhau, điều này đã góp phần làm nên ý thức nữ quyền mãnh
mẽ, bạo liệt trong văn xuôi Y Ban.
Đen với Nhân tình, bạn đọc tiếp tục đón nhận một người phụ nữ cần tình và khát tình. Người phụ nữ trong tác phẩm chấp nhận cuộc sống ngoại tình với triết lý: “Tôi không muốn sống trong cuộc sống gia đình tù túng thì tôi sống một mình với con. Nhưng tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có bạn tình. Tôi yêu một người đàn ông đã có vợ.” [5, Tr.45]. Đây là một cách để người phụ nữ thỏa mãn những ân ức yêu đương, tình dục của mình. Dầu người đàn ông đó thuộc về người phụ nữ khác và thời gian dành cho nhân vật “tôi” quá ít ỏi, nhưng người đàn bà trong tác phẩm chấp nhận điều đó. Bản thân cô vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc riêng trong những giây phút ít ỏi. Và cô có thai. Đây là sản phâm của cuộc ngoại tình và những lần sơ sếnh. Người phụ nữ quyết định bỏ cái thai và không một lời oán trách người tình của mình. Ngược lại, sau những giây phút đau đớn, cô lại khao khát được anh yêu thương, được anh ôm hôn, vồ về.
Nhân vật Nấm trong tác phâm Đàn bà xấu thì không có quà lại gửi gắm khao khát tính dục của mình qua những tác phẩm văn chương do nàng tự sáng tác, hay qua những giấc mơ. Tác giả Y Ban đã miêu tả tinh tế những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, cũng như thê hiện thắng thắn những ân ức tính dục thường trực của người đàn bà nhiều bất hạnh. Nàng Nấm khao khát những điều một người đàn bà bình thường khao khát: “Một tình yêu. Một tình dục. Một chồng vợ. Một mái ấm gia đình và những đứa con”, hơn thế nữa “Nấm thích một tình yêu mãnh liệt” [4, Tr.53]. Nấm cũng từng ao ước một lần làm chuyện “đó” với một người đàn ông. Y Ban tiếp tục miêu tả tụ' nhiên sự vận động, thay đổi của cơ thể Nấm trong khi nàng say sưa với suy nghĩ đó: “Hai má Nấm nóng bừng. Ngực Nấm co tròn hơn trong lớp áo lót. Và hai đầu vú Nấm săn lại chọc thang vào lớp vải. Lớp áo nịt như làm Nấm nghẹn thở. Nấm cởi bỏ áo sống rồi nhìn xuống ngực mình xem nó đang thay đôi như thế nào. Hai núm vú săn cứng màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa nhẹ nhẹ vào hai núm vú ấy. Một cảm giác đê mê lan khắp cơ thể Nấm. Một cảm giác thật dễ chịu. Nấm xoa mạnh hơn. Cảm giác lan tỏa khắp cơ thể rồi dồn xuống chân Nấm” [4, Tr.55]. Nhân vật nữ của Y Ban cũng không ít lần sống trong trạng thái thèm khát dục vọng, nhất là khi nàng cồn cào nỗi nhó' về người đàn ông chát qua internet: “Nấm nhận thấy mình đang trần trụi giữa đám chăn gối nhàu nát. Và khoảng giữa hai đùi Nấm ẩm ướt” [5, Tr. 105]
Với “ý thức tự ngã”, Y Ban không đề cập đến những vấn đề khái quát, trọng đại, mà đặc biệt quan tâm đến những vấn đề liên quan đến việc tự nhận thức, tự trải nghiệm - những điều nhà văn thấy được và nghe được, đặc biệt là vấn đề tình yêu, tình dục của phái nữ. Những vấn đề đó được Y Ban viết ra thẳng tuột và coi đó là vấn đề mang tính nhân bản. Viết về những người phụ nữ luôn gắn với trạng thái “khát tình”, khao khát yêu đương mãnh liệt, Y Ban đã tấn công mạnh mẽ vào những ứng xử xã hội, đòi hỏi sự bình đẳng giới và có cái nhìn công bằng với những ham muốn bản năng, nhục dục của người phụ nữ. Yeu tố tính dục trong văn xuôi Y Ban đã góp một phần quan trọng vào công cuộc tìm kiếm bình quyền cho người phụ nữ.
Dục tính bản năng của người phụ nữ xuất hiện nhiều trong văn xuôi Y Ban không chỉ là phương tiện để “gắn bạn đọc với con chữ”, nó còn là phương tiện để giáo dục: Tình dục là nhu cầu bản năng, bất kì ai cũng tồn tại và cần thỏa mãn nhu cầu bản năng đó. Với người phụ nữ, khát khao dục tính cũng là một trong những biểu hiện của tình yêu. Con người chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đó một cách nhân văn và đúng đắn.
Như vậy, trong cuộc sống, ai ai cũng có những ước mơ trần tục, người phụ nữ cũng vậy. Thiếu đi khát vọng trần tục con người không tìm được hạnh phúc đời thường. Văn xuôi Y Ban cất lên để khẳng định, bênh vực những khát khao đời thường ở người phụ nữ, kể cả khát vọng thỏa mãn thân xác, nhục dục bản năng. Cũng như nhiều nhà văn nữ đương đại khác “sex” trở thành vấn đề mà Y Ban quan tâm. Từ đó, nhà văn đòi hởi xem xét nó như một hành vi mang tính nhân văn. Đồng thời thể hiện thái độ định hướng việc nhìn nhận vấn đề này một cách lành mạnh. Y Ban thấu hiểu những vấn đề này, chị đã lắng nghe và phản ánh xúc động khát vọng đời thường, trần tục của người phụ nữ trong văn xuôi của mình.