Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Lasota (Navetco) Trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm, gà thí nghiệm được lấy máu để kiểm tra kháng thể thụ động trước khi tiêm phòng bệnh Newcastle.
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm với vaccine Newcastle trên gà Tàu Vàng.
Nghiệm thức Vaccine sử dụng Đường cấp Số lần lập lại Số gà mỗi nghiệm thức Thời gian tiêm chủng (ngày)
NT1 Không Không 3 15 Không
NT2 Lasota Nhỏ mắt 3 15 7 và 21
Mô tả nghiệm thức: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức là 15 con gà) với 3 lần lập lại. Ở nghiệm thức 1 (NT1) không dùng vaccine, nghiệm thức 2 (NT2) dùng vaccine Lasota (Navetco) để chủng ngừa cho gà. Gà được chủng ngừa 2 lần vào lúc 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi.
Gà thí nghiệm được tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo quy trình phòng bệnh chung.
Hình 3.3 Chủng ngừa vaccine cho gà
Phương pháp thu thập mẫu để đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Lasota.
Để theo dõi sự truyền kháng thể thụ động từ đàn gà giống bố mẹ sang gà con, chúng tôi thực hiện lấy máu trên NT1 (không tiêm vaccine), thời điểm lấy máu lúc 3 ngày, 10 ngày, 17 ngày, 24 ngày và sau đó mỗi tháng lấy máu một lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm, lấy 5 mẫu.
Để kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle và để đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Lasota (Navetco) chúng tôi lấy máu thực hiện phản ứng HA và HI. Lấy máu tĩnh mạch cánh lúc gà 35 ngày tuổi (sau 2 tuần khi tiêm vaccine lần 2), lúc 49 ngày và lúc 75 ngày tuổi, mỗi lần lấy 5 mẫu.
Phương pháp lấy máu để kiểm tra kháng thể trong các lô gà thí nghiệm: mỗi con lấy khoảng (0,5ml-2ml) máu cho vào ống nghiệm vô trùng, để nghiêng 1 gốc 45o và giữ yên khoảng 30 phút cho đến khi ra huyết thanh, tiến hành chiết huyết thanh cho vào ependoff, ghi lại ký hiệu của gà thí nghiệm.
Hình 3.4 Lấy máu tim trên gà con
Bảo quản mẫu: máu sau khi lấy sẽ được trữ ở 4oC trong thùng trữ mẫu rồi chuyển đến phòng thí nghiệm. Mẫu huyết thanh phải được bảo quản trong điều kiện lạnh (từ 2-8 o
C) nếu tiến hành xét nghiệm ngay trong vòng 48-72 giờ. Nếu mẫu chưa được xét nghiệm trong vòng 48-72 giờ thì giữ trong tủ âm (-20 oC) đến khi xét nghiệm.
Thí nghiệm 2: Theo dõi sự tăng trọng của gà Tàu Vàng sau khi tiêm phòng vaccine
Từ các nghiệm thức trên chúng tôi theo dõi sự tăng trọng của gà Tàu Vàng qua các nghiệm thức, gà được chúng tôi theo dõi qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn nuôi úm từ 0-3 tuần tuổi (nuôi trên chuồng lòng) và giai đoạn nuôi tăng trưởng từ 3-6 tuần tuổi và giai đoạn thịt từ 6-12 tuần tuổi (dưới nền).
Các lô gà thí nghiệm được cho ăn cùng một loại thức ăn hỗn hợp Proconco, được chăm sóc và nuôi dưỡng như nhau để khảo sát về sự tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn.
Tăng trọng của gà (g/con/ngày) được xác định bằng cách cân khối lượng gà trước khi bố trí thí nghiệm để xác định trọng lượng ban đầu, sau đó cân vào cuối mỗi giai đoạn và lúc kết thúc thí nghiệm. Gà thí nghiệm được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn, gà được cân từng con và cân toàn bộ số gà có trong mỗi đơn vị thí nghiệm. Tăng trọng bình quân của gà được tính theo công thức sau:
Trọng lượng gà mỗi giai đoạn – trọng lượng gà ban đầu Tăng trọng (g/con) =
Số ngày thí nghiệm
Hệ số chuyển hóa thức ăn được xác định dựa vào lượng thức ăn tiêu thụ và tăng trọng của gà và được thể hiện qua công thức dưới đây:
Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn thí nghiệm (g/con) Hệ số chuyển hóa thức ăn =
Tăng trọng trong giai đoạn thí nghiệm (g/con)
Hình 3.5 Cân gà khi kết thúc thí nghiệm
Thí nghiệm 3: Theo dõi sự thay đổi hàm lượng bạch cầu sau khi tiêm phòng vaccine.
Từ hai nghiệm thức trên chúng tôi theo dõi sự thay đổi hàm lượng bạch cầu trước và sau khi tiêm vaccine của gà Tàu Vàng máu được lấy sáng sớm trước khi cho gà ăn và vận động trên lô không tiêm vaccine (NT1) để kiểm tra hàm lượng bạch cầu trước khi tiêm vaccine. Tương tự lô tiêm vaccine (NT2) gà được lấy máu hai lần sau khi tiêm vaccine lần 1 và lần 2 (thời điểm lấy 10
ngày và 24 ngày). Các mẩu máu cho vào ống nghiệm chứa chất chống đông (heperin), ghi ký hiệu và đưa đến phòng thí nghiệm bệnh viện 121 CHC-QK9.