Các yếu tố bên ngoài học viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp 10 ở các trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, tỉnh bình dương (Trang 38 - 41)

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của HV như quản lý thời gian dành cho việc học, điều kiện vật chất, các phương tiện và điều kiện phục vụ cho hoạt động học tập đều có tác động đến việc duy trì và đảm bảo cho hoạt động học tập có kết quả.

Ảnh hưởng của người dạy (giáo viên)

Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vài trò chỉ đạo, tổ chức điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học, nên dậy cũng ảnh hướng và chi phối hoạt động học tập của học viên.

Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy của giáo viên, đặc biệt khả năng điều khiển hoạt động học tập bằng cách thiết kế hệ thống nhiệm vụ học tập, tự học tập một cách hợp lý sẽ đòi hỏi và thôi thúc học viên thực hiện các hoạt động học tập nhằm hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

Tinh thần trách nhiệm với nghề dạy học, cao hơn nữa là tình yêu với nghề và nỗi đam mê chuyên ngành giảng dạy của giáo viên, phong cách giảng dạy năng động và khoa học, điều kiện kinh tế ổn định sẽ là điều kiện tốt để giáo viên dành nhiều thời gian tâm sức cho hoạt động dạy và hoạt động học tập của học viên.

Các yếu tố bên ngoài- ảnh hưởng của môi trường dạy- học

Môi trường dạy- học được hiểu là môi trường rộng và môi trường hẹp, môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Hoạt động học tập của học viên sẽ không thể diễn ra và đạt kết quả cao nếu không có các điều kiện phục vụ cho hoạt động học tập như điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học, đèn, quạt, hệ thống giáo trình, tài liệu, thư viện trường,… thời gian để học tập, ôn tập và đặc biệt là nhiệm vụ học tập được giáo viên và cán bộ quản lý giao… Sự quan tâm, động viên khích lệ của giáo viên dạy bộ môn, những can thiệp giúp đỡ kịp thời, hợp lý của giáo viên trước những khó khăn mà học viên gặp phải khi tiến hành học tập nhất là khi tự học; sự quan tâm hỗ trợ, kiểm tra, đôn đốc của ban giám đốc phòng đào tạo, Đoàn thanh niên, cán bộ quản lý, đại diện cha mẹ…tất cả những điều kiện trên hội tụ lại thành môi trường dạy học được học viên khai thác và sử dụng tối ưu phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho.

Tiểu kết chương 1

Từ những khái niệm cơ bản đã nêu và việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của HV ở các Trung tâm GDTX – KT – HN tác giả có nhận xét sau:

Quản lý là một hoạt động xã hội đặc thù, là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các phương pháp, giải pháp nhằm phát huy tác dụng quản lý thông qua của các phương tiện và chức năng quản lý, nhằm đạt tới mục tiêu quản lý.

Quản lý hoạt động học tập là một bộ phận hợp thành của quá trình QLGD. Một trong những tiền đề cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục là phải làm tốt công tác quản lý giáo dục đặc biệt là vai trò quản lý của người Giám đốc trong Trung tâm.

Giám đốc các Trung tâm GDTX – KT – HN là người có vai trò quan trọng trong việc điều hành, duy trì các hoạt động của Trung tâm. Để quản lý tốt hoạt động học tập của HV ở Trung tâm thì người Giám đốc phải nắm vững mục tiêu, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý hoạt động giảng dạy. Từ đó vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt sáng tạo và phù hợp với đặc điểm Trung tâm qua đó tổ chức các hoạt động của Trung tâm một cách khoa học, sử dụng các biện pháp phương pháp khoa học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Trung tâm.

Những cơ sở lý luận trên của đề tài là căn cứ khoa học để chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của HV lớp 10 tại các Trung tâm GDTX – KT – HN trên địa bàn tỉnh Bình Dương và từ đó có đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Giám đốc các Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các Trung tâm GDTX – KT – HN ở tỉnh Bình Dương.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN LỚP 10 Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THƯỜNG XUYÊN – KỸ THUẬT – HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp 10 ở các trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, tỉnh bình dương (Trang 38 - 41)