Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp 10 ở các trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, tỉnh bình dương (Trang 37 - 38)

Hoạt động học tập là một bộ phận của hoạt động dạy học, xuất hiện và tồn tại song song cùng với hoạt động dạy học nên nó cũng chịu ảnh hưởng chi phối bởi các

yếu tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học như mục tiêu, nội dung, phương pháp phương tiện, người dạy, người học và môi trường diễn ra hoạt động học tập.

Ảnh hưởng của mục tiêu học tập

Chất lượng được bảo đảm bởi quá trình và quản lý chất lượng là quản lý quá trình theo mục tiêu đã định sẵn. Mục đích quản lý hoạt động học tập cũng là nhằm bảo đảm kiểm soát và nâng cao chất lượng học tập. Vì thế, nhà quản lý phải xác định rõ ràng mục tiêu học tập. Mục tiêu học tập là cơ sở và là đích hướng tới của các hoạt động quản lý. Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng cũng như con thuyền bước ra biển mà mình không có la bàn hoặc không biết đi vào hướng nào và phải làm gì…

Ảnh hưởng của nội dung môn học

Nội dung môn học là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ mà người học cần lĩnh hội trong quy trình đào tạo. Nội dung môn học phải mới lạ, gắn với thực tế cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp trong tương lai, nội dung môn học không quá khô khan, trừu tượng mà được thiết dưới dạng các tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng thu hút hứng thú, kích thích tính tìm tòi khám phá ở người học. Nội dung môn học là cơ sở để nhà quản lý kiểm tra duy trì kỷ cương nề nếp học tập, khi mà nội dung học được quy định cụ thể cho từng tiết, từng giờ ôn tập thì đây là cơ sở để các cấp quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động học tập.

Ảnh hưởng từ phía người học (học viên)

Học viên- chủ thể của hoạt động học, người chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động học tập. Vì thế, các yếu tố bên trong như động cơ, hứng thú học tập trình độ phát triển trí tuệ, tri thức, kĩ năng được hình thành trước đó, cả phong cách cá tính đều ảnh hưởng đến hoạt động học và kết quả học tập.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên lớp 10 ở các trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, tỉnh bình dương (Trang 37 - 38)