THƯƠNG VIÊT NAM-HOÀNG QUỐC VIỆT
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam
* Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các Ngân hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
* Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đặc biệt là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các ngân hàng là nơi trực tiếp cho vay và trực tiếp quản lý nợ, trực tiếp quan hệ với khách hàng, hạch toán và báo cáo các khoản nợ xấu không
đúng với thực chất. Nguyên nhân do sợ mất thành tích, sợ bị phê bình, lo sợ phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro lớn làm ảnh hưởng tới năng lực tài chính, tới quỹ thu nhập và tiền lương. Do đó việc tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại là việc làm mang tính chất quyết định đến giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
* Việc phân loại nợ tại các ngân hàng thương mại hiện nay được thực hiện theo tinh thần Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN(Quyết định 493), được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN (Quyết định 18). Theo đó, các khoản vay được phân thành 5 nhóm, tiêu chí chủ yếu để phân loại các nhóm này đó là thời gian quá hạn của món vay. Việc phân loại theo tiêu chí này hết sức đơn giản, chưa phản ánh rõ rủi ro tiềm tàng trong mỗi khoản vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải bổ sung thêm các tiêu chí khác để phân loại nợ một cách chính xác hơn, tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn phân loại nợ của quốc tế.
* Hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính, tạo một môi trường pháp lý ổn định, hoàn chỉnh đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động của các tổ chức tín dụng
KẾT LUẬN
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các Ngân Hàng không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính sự nỗ lực của trong thời gian qua Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã vượt qua bao khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn phấn đấu tăng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng an toàn, đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư và sản xuất của các thành phần kinh tế, đồng thời phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cấu tiêu dùng của người dân góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng do thực hiện đúng quy trình tín dụng… từng bước mở rộng thêm đối tượng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc kỹ khách hàng, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong cho vay nhất là hoạt động tín dụng cá nhân. Có được thành quả như vậy là do có đội ngũ cán bộ nhiêt tình, sáng tạo và ham học hỏi trong công việc, đặc biệt có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống nhất trong ban giám đốc chi nhánh .
Qua quá trình phân tích trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng nói chung và tầm quan trọng của việc quản lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân. Vì vậy mà ngân hàng cần có những phương pháp và áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.
Bài viết trên đây trình bày những hiểu biết của em về “hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng Kỹ thương nói riêng”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy, em rất mong muốn được sự góp ý của cô giáo và cán bộ Ngân hàng Kỹ thương-Mỹ Đình, Hoàng Quốc Việt để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn.