Quy trình thiết kế BGĐT

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao (Trang 28)

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế BGĐT

Quy trình thiết kế BGĐT

Bước 1: xác định mục tiêu bài học Bước 2: xác định trọng tâm bài học

Bước 3: multimedia hóa kiến thức Bước 4: xây dựng thư viện tư liệu Bước 5: thiết kế bài trình chiếu Bước 6: lập kế hoạch bài dạy chi tiết

21 Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:

1.4.4.1. Xác định mục tiêu [2]

Nội dung đầu tiên của mỗi giáo án là xác định mục tiêu của bài giảng. Đây là định hướng cho mọi hoạt động của thầy và trò, là cái đích cần đạt được của tiết học. Phần này có thể nêu những ý sau đây:

- Những nội dung kiến thức của bài HS cần nắm theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng.

- Những kiến thức cũ cần củng cố. - Những kỹ năng cần rèn luyện.

- Giáo dục đạo đức, tư tưởng (nếu có).

1.4.4.2. Xác định trọng tâm bài học [2]

Căn cứ để xác định kiến thức trọng tâm:

- Những kiến thức cốt lõi, bản chất của sự vật, hiện tượng hay vấn đề nghiên cứu. - Có ý nghĩa nền tảng, liên quan đến nhiều kiến thức khác.

- Giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn. - Sử dụng thường xuyên.

- Ngoài ra, có thể dựa vào hướng dẫn chương trình của Bộ, các câu hỏi cuối mỗi bài.

1.4.4.3. Multimedia hóa kiến thức

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:

- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức.

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, hình ảnh,… - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn mới dữ liệu sẽ sử dụng trong bài học. - Chọn lựa các PMDH có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.

- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh.

22

Sau khi có được đầy đủ các tư liệu cần dùng cho BGĐT, phải tiến hành sắp xếp, tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cần phải xác lập sự liên kết giữa các bài giảng trong hệ thống các bài giảng đã được tổ chức lưu trữ.

Hình 1.3. Sơ đồ thư viện tư liệu trong BGĐT 1.4.4.5. Thiết kế bài trình chiếu

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng BGĐT. Hiện nay để xây dựng BGĐT ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản như: Microsoft PowerPoint, Macromedia Flash, Frontpage, LectureMaker.

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các trang (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các trang). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/trang có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, đoạn phim...

1.4.4.6. Lập kế hoạch bài dạy chi tiết

Trong kế hoạch bài dạy chi tiết phải ghi rõ các hoạt động của GV và HS đối với mỗi đơn vị kiến thức trên trang của bài trình chiếu.

1.4.5. Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT Hóa học PT có tích hợp các PMDH [26]

Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT được chúng tôi xây dựng dựa trên:

- Các tiêu chí đánh giá bài lên lớp của bộ GD & ĐT (công văn số 10227/THPT ngày 11 tháng 9 năm 2001) [2].

- Các tiêu chí đánh giá BGĐT của Sở GD & ĐT Lâm đồng thẩm định các bài dự thi “Thiết kế giáo án và BGĐT E-learning” của GV ở các bộ môn [11].

- Ưu và nhược điểm của BGĐT như đã phân tích ở phần cơ sở lí luận. Thư viện tư liệu

Phim Hình ảnh

23

Sau đây là hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT gồm 5 tiêu chuẩn chính:

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn BGĐT

1.4.5.1. Tiêu chuẩn 1: Về nội dung của BGĐT

Để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về nội dung BGĐT, chúng tôi đưa ra 5 tiêu chí sau:

a. Tiêu chí 1: Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng

BGĐT hỗ trợ dạy học phải đảm bảo đúng với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của sách giáo khoa của lớp học, bậc học. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, PPDH, chính xác về chính tả, từ ngữ…

Đây là tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, khả năng thấu hiểu kiến thức cũng như sự thấu hiểu nội dung bài dạy của GV một cách sâu sắc để tổ chức cách học cho HS có hiệu quả. Trong kết quả điều tra thực trạng sử dụng BGĐT ở trường THPT hiện nay của chúng tôi cho thấy tiêu chí này được hầu hết thầy (cô) chú trọng nhất ở mức độ “rất cần thiết” chiếm đến 80%.

b. Tiêu chí 2: Nội dung của BGĐT ngắn gọn và chuyển tải đầy đủ nội dung tiết học

Trình bày cô đọng không đưa quá nhiều nội dung lý thuyết từ sách giáo khoa mà phải lựa chọn những ý chính, trọng tâm đưa vào BGĐT, hạn chế sử dụng chữ để diễn giải chỉ nên đưa một ý tưởng lớn trên mỗi trang và đảm bảo các trang không quá nhiều (bình

Hệ thống các tiêu chuẩn Tiêu chuẩn về hiệu quả BGĐT Tiêu chuẩn về khả năng ứng dụng công nghệ Tiêu chuẩn về cách thức tổ chức và trình bày Tiêu chuẩn về hình thức Tiêu chuẩn về nội dung

24

thường ≤ 30 trang/1tiết). Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một trang để dễ quan sát, theo dõi.

Hàm lượng lý thuyết, kỹ năng vận dụng, câu hỏi gợi mở, kiến thức trọng tâm và bài tập củng cố cần thiết kế hợp lý và được chuyển tải đầy đủ trong BGĐT.

c. Tiêu chí 3: Kiến thức tổ chức có hệ thống làm nổi bật trọng tâm bài dạy và BGĐT phải thể hiện được tính kết nối

Khi thiết kế BGĐT cần có mục lục của bài dạy, phần tóm tắt nội dung chính của cả bài để đảm bảo kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặt chẽ, logic nhưng phải làm nổi bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho HS về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho HS tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài giảng.

Bên cạnh đó, các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các trang, menu cần thiết để tạo tính kết nối cho toàn BGĐT giúp HS tập trung chú ý một cách liên tục, không gây phân tán chú ý của HS và giúp cho HS dễ tiếp thu bài mới hay ôn lại bài cũ.

d. Tiêu chí 4: Tận dụng được các ưu thế của BGĐT

Khi thiết kế BGĐT cần chú ý đến đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn...) cụ thể như BGĐT có các đoạn phim, hình ảnh thực tế, biểu đồ, sơ đồ phù hợp liên quan đến kiến thức bài học, những thí nghiệm nguy hiểm, độc hại không thể trực tiếp thực hiện cũng được đưa vào bài giảng một cách dễ dàng thông qua các mô phỏng... đây là thế mạnh của CNTT.

e. Tiêu chí 5: Qua nội dung bài soạn, khai thác được tính ứng dụng thực tế và tính giáo dục cho HS

Môn Hóa học là môn học thực nghiệm, gắn liền với đời sống nên trong nội dung BGĐT phải liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho BGĐT (phương tiện multimedia: văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng sẽ giúp HS hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của bài học, vận dụng những kiến thức bài học vào cuộc sống xung quanh, phát huy được óc sáng tạo của HS.

25

Đồng thời nội dung bài giảng còn phải mang tính giáo dục cho HS về đạo đức, phẩm chất và về giáo dục môi trường..., từ đó HS sẽ yêu thích môn Hóa học hơn. Bài giảng phải được viết dưới dạng mở để GV có thể chủ động bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với tiết dạy thực tế và dễ dàng cập nhật những thông tin mới về Hóa học.

1.4.5.2. Tiêu chuẩn 2: Về hình thức của BGĐT

a. Tiêu chí 1: Thiết kế kênh chữ, kênh hình, âm thanh, đoạn phim, mô

phỏng... trong BGĐT

Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất, không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà, cỡ chữ đủ lớn để xem, không có lỗi chính tả, dùng embedded font để dễ di chuyển sang máy khác và gọn lời không nên quá nhiều chữ trong 1 trang sẽ gây rối mắt. Đối với màu chữ, nên chọn một màu chủ đạo xuyên suốt một trang, một màu cho các đề mục và một màu cho những ý cần làm nổi bật.

Hình phải rõ nét, các công thức Hóa học phải cân đối với kích cỡ của chữ và số trong công thức; âm thanh không ồn ào, chói tai khi chuyển trang hoặc đánh dấu trắc nghiệm; hình ảnh thực tế hay hình ảnh động sát hợp với nội dung bài giảng, tạo sự phấn khích và ấn tượng với HS, mô phỏng hay trò chơi cần thiết cho nội dung bài học nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tiết học.

b. Tiêu chí 2: Giao diện của BGĐT

Cần có sự phối hợp hài hòa giữa các màu trong cùng một trang, nếu màu sắc phông nền sặc sỡ, lòe loẹt hay phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn, khó thấy chữ, …, không nên dùng những phông nền động ngộ nghĩnh, lạ mắt sẽ làm phân tán sự chú ý của HS vào nội dung của bài học.

c. Tiêu chí 3: Các hiệu ứng sử dụng trong BGĐT

Hệ thống hiệu ứng phù hợp với từng loại nội dung, màu sắc, font chữ... phù hợp và hài hoà với yêu cầu, đặc trưng bộ môn. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ.

1.4.5.3. Tiêu chuẩn 3: Về tổ chức và trình bày của BGĐT

26

Trong BGĐT cần thực hiện đầy đủ các bước lên lớp gồm: Đặt vấn đề, hình thành tri thức mới, luyện tập, hệ thống hoá, củng cố, kiểm tra.

b. Tiêu chí 2: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần, các khâu.

Phân phối thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, các nội dung (chính, phụ), các khâu (ôn, giảng, luyện), tổ chức và điều khiển HS học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác GV - HS, HS - GV, HS - HS.

c. Tiêu chí 3: Trình bày BGĐT

Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các trang với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học HS.

Khi trình bày BGĐT cần xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn; chú ý đến việc tận dụng các thế mạnh của BGDT và phối hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại khác.

14.5.4. Tiêu chuẩn 4: Về công nghệ của BGĐT

a. Tiêu chí 1: Về phần mềm

Lựa chọn các PMDH của bộ môn và sử dụng nó thích hợp với từng nội dung bài học được nhúng vào các trang hoặc liên kết động với các đối tượng (hình ảnh, đoạn phim...) trên các trang hoặc file khác.

b. Tiêu chí 2: Về tính phổ dụng

Khi thiết kế BGĐT cần đảm bảo tính phổ biến, dễ sử dụng, phù hợp với hệ thống máy tính, cấu hình phổ biến và sử dụng được trên các hệ điều hành khác nhau.

c. Tiêu chí 3: Về kĩ thuật thiết kế

Có thể có các siêu liên kết (hyperlinks) ghép nối giữa các trang, các PMDH, các đoạn phim,… khéo léo, dễ dàng trở về trang trước, các phần đã học khi cần thiết, có thể liên kết với các bài học cũ có liên quan hay với hệ thống bài tập, ví dụ minh hoạ... phù hợp trình tự bố cục bài dạy, làm cho bài dạy dễ hiểu, logic và không mất thời gian tìm kiếm.

1.4.5.5. Tiêu chuẩn 5: Về hiệu quả của BGĐT

27

- Thực hiện được mục tiêu bài học - HS hiểu bài và hứng thú học tập. - HS được thực hành - luyện tập (rèn luyện kỹ năng).

- Tổ chức các hoạt động học tập, HS tích cực, chủ động tìm ra bài học.

b. Tiêu chí 2: Đối với GV

- Truyền tải được đầy đủ nội dung kiến thức bài học cho HS. - Tổ chức được các hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- GV làm chủ được kỹ thuật, trình chiếu không bị trục trặc.

1.4.6. Yêu cầu khi soạn BGĐT [1]

1.4.6.1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài giảng truyền thống

- Về nội dung: chính xác, khoa học, đầy đủ nội dung cơ bản, làm rõ trọng tâm bài giảng, có tính hệ thống, liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục.

- Về hình thức: trình bày nội dung hợp lí, không sai chính tả, trực quan sinh động.

1.4.6.2. Đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc khi xây dựng một BGĐT

- Đảm bảo tính khoa học sư phạm:

+ Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học, đủ nội dung, rõ trọng tâm. + Nội dung thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng đa phương tiện (multimedia) để cho quá trình nhận thức của HS theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.

+ Các trang trình chiếu, các công cụ và phương tiện phải phù hợp với mục đích dạy và học.

- Đảm bảo việc lựa chọn các phương pháp và PTDH: + Phối hợp tốt các PPDH.

+ Khai thác triệt để PPDH tích cực. + Tăng cường liên hệ thực tiễn. + Đảm bảo tính liên môn.

+ Tăng cường sử dụng phiếu học tập, tổ chức hoạt động nhóm. + Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm.

28

+ phương pháp dạy học kết hợp tốt với các PTDH phù hợp nội dung, kiểu bài lên lớp.

- Đảm bảo tính hiệu quả: xây dựng BGĐT cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. Cần đáp ứng được:

+ Mục tiêu bài học.

+ HS ghi chép bài được, hiểu bài và hứng thú học tập. + HS tích cực, chủ động tìm ra bài học.

+ HS được thực hành, luyện tập.

+ Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được.

- Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng: xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các trang cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ.

- Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu:

+ Dữ liệu phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu multimedia), dễ dàng chia sẻ.

+ Cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu GV,…

- Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng. - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về hình thức:

+ Về màu sắc của hình nền: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm,…) trên nền trắng hay nền màu sáng và ngược lại.

+ Về font chữ: nên dùng font chữ đậm, rõ và gọn, phổ biến như Arial, Time New Roman,…

29

+ Về trình bày nội dung: cần chừa ra khoảng trống đều ở hai bên và trên dưới

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)