Cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao (Trang 47 - 61)

Sau đây chúng tôi trình bày cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH với bài cụ

thể là bài Kim loại kiềm.

2.2.1. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức

Học sinh hiểu:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hóa, số oxi hóa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm.

- Tính chất Hóa học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).

- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm.

b. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất Hóa học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hóa học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân.

40

c. Thái độ

Tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ giảng, có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học.

2.2.2. Trọng tâm bài học

- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm.

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm.

2.2.3. Multimedia hóa kiến thức

- Vị trí và cấu tạo của kim loại kiềm, chúng tôi sử dụng phần mềm Periodic Table để khai thác kiến thức.

- Sử dụng đoạn phim thí nghiệm cắt kim loại natri để minh họa cho kiến thức các kim loại kiềm đều mềm.

- Thiết kế mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim và axit bằng phần mềm Crocodile Chemistry 6.5.

- Sử dụng đoạn phim thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với nước.

- Các hình ảnh ứng dụng của kim loại kiềm như: thiết bị báo cháy, tế bào quang điện, lò phản ứng hạt nhân, thí nghiệm hữu cơ.

2.2.4. Xây dựng thƣ viện tƣ liệu

Sau khi có các tư liệu cần thiết chúng tôi tiến hành tổ chức lại thành thư viện tư liệu như hình sau:

Hình 2.2. Thư viện tư liệu trong BGĐT bài kim loại kiềm

41

Trước tiên, cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể, dựa vào các hoạt động đó để định ra các trang:

- Trang giới thiệu bài: đặt vấn đề vào bài học.

Hình 2.3. Trang đặt vấn đề vào bài kim loại kiềm

Ở trang này chúng tôi đặt vấn đề vào bài bằng cách cho HS xem đoạn phim natri phản ứng với nước có cho thuốc thử phenolphtalein. Để liên kết đoạn phim với bài trình chiếu chúng tôi làm những bước như sau:

Hình 2.4. Hướng dẫn liên kết hyperlink bước 1

42

+ Sau đó xuất hiện hộp thoại Insert hyperlink.

Hình 2.5. Hướng dẫn liên kết hyperlink bước 2

+ Khi trình chiếu để xem video

Hình 2.6. Hướng dẫn mở phim từ liên kết hyperlink

Tại ô Look in tìm đến video cần chèn 

nhấp chuột trái vào video  nhấp OK

Nhấp chuột trái vào chữ “Hãy xem video sau”

 xuất hiện hộp thoại Microsoft Office 

43 - Trang nêu tên bài học:

Hình 2.7. Trang tên bài học

- Trang nội dung: thể hiện cô đọng nội dung chính cần truyền đạt. Ở phần nội dung này, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể cách thiết kế các trang có tích hợp phần mềm.

+ Phần nội dung vị trí và cấu tạo chúng tôi sử dụng phần mềm Periodic Table

 Bước 1: chép file phần mềm Periodic Table vào thư mục cùng với file

PowerPoint.

 Bước 2. Tạo Hyperlink tới file ADPT.exe

 Đây là giao diện khi trình chiếu

44

+ Chúng tôi thiết kế mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim.

 Khởi động phần mềm Crocodile Chemistry 6.5

Hình 2.9. Giao diện của phần mềm Periodic Table Crocodile Chemistry 6.5

 Tiếp theo là chọn Background như sau: nhấp chuột phải vào màn hình

soạn thảo chọn Scene Properties… rồi vào màn hình công cụ chọn Properties/Background

45

 Vào Part Library chọn Glassware/ Standard/Test tube, nhấp chuột trái và

kéo Test tube ra màn hình soạn thảo. Tiếp theo nhấp đôi vào ống nghiệm và vào màn hình công cụ Properties để chỉnh màu sắc của ống nghiệm.

 Sau đó, chúng tôi lấy các hóa chất cần thiết natri, kali, liti, bình khí oxi

và bình khí clo trong màn hình công cụ Part Library chọn Chemiscals và kéo ra ngoài màn hình soạn thảo.

Hình 2.11. Hóa chất thí nghiệm

 Để gọn màn hình, chúng tôi để tất cả hóa chất vào khay bằng cách vào

Part Library/ Presentation/Part Tray và nhấp chuột trái vào các lọ hóa chất cho vào từng ô của khay.

 Để đặt tiêu đề nhấp chuột trái vào Part Library chọn Presentation/ Text

và kéo ra màn hình soạn thảo, ghi nội dung.

 Hoàn tất chúng tôi “save” lại và được mô phỏng như sau:

Hình 2.12. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim

 Tương tự trong trang kim loại kiềm tác dụng với axit, chúng tôi thực

46

Hình 2.13. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với axit

 Cuối cùng, mở Powerpoint chọn phần cần liên kết với mô phỏng và

“hyperlink” tới file chứa mô phỏng.

+ Phần tóm tắt kiến thức sử dụng phần mềm MindManager 9.1 vẽ bản đồ tư duy.

 Khởi động phần mềm: File New  New Blank Map.

Hình 2.14. Giao diện phần mềm MindManager 9.1

47

Hình 2.15. Hướng dẫn tạo Main Topic

Hình 2.16. Hướng dẫn điền nội dung vào Topic

Tƣơng tự tạo Subopic (con của Subopic) Tạo Main Topic (con của Central

Topic) bằng cách : Chọn chuột trái vào Central Topic insert

Topic

Tạo Subopic (con của Main Topic) bằng cách : Chọn chuột trái vào SubTopic insert Subtopic

Chọn vào : (+) : đóng lại (thu gọn)

(-) : mở ra (mở rộng)

Chọn chuột trái vào đối tƣợng cần đặt tên hoặc đổi tên điền tên vào đối tƣợng đó.

48

Hình 2.17. Hướng dẫn chèn, xóa icon cho Topic và Subtopic

Hình 2.18. Hướng dẫn tạo ghi chú

Tháo bỏ icon : chọn chuột phải đối tượng  chọn Remove

Chọn chuột trái vào đối tượng cần chèn Notes  Insert  Notes.

Ghi nội dung cần ghi chú vào Topic Notes.

( Nội dung ghi chú được thể hiện khi chọn chuột trái và )

Chọn chuột trái vào đối tượng  chọn mục Library  chọn icon.

49

Hình 2.19. Hướng dẫn hiệu chỉnh hình dạng, màu sắc cho Topic hay Subtopic

 Sau khi thực hiện các bước trên chúng tôi có được bảng tóm tắt kiến

thức như sau:

Hình 2.20. Sơ đồ tư duy bài kim loại kiềm

Cuối cùng, chúng tôi mở Powerpoint chọn phần cần liên kết với sơ đồ tư duy và “hyperlink” tới file chứa sơ đồ.

+ Bài tập củng cố chúng tôi thiết kế 4 câu hỏi trắc nghiệm và trò chơi ô chữ, sử dụng phần mềm Violet 1.7

 Khởi động phần mềm Violet 1.7

Chọn chuột trái vào đối tượng  Home  chọn:

Topic Shape: hình dạng. Fill Color: màu nền. Line Color: màu viền.

50

Hình 2.21. Giao diện phần mềm Violet 1.7

 Vào menu Nội dung Thêm đề mục, màn hình nhập liệu đầu tiên sẽ xuất

hiện, nhập tên Chủ đề: “Củng cố” và tên Mục:”Trắc nghiệm”, chọn loại

màn hình hiển thị là Bài tập trắc nghiệm, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, màn hình

nhập liệu cho loại bài tập trắc nghiệm sẽ hiện ra.

51

 Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương

án thì nhấn vào nút “-”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút “Đồng ý” sẽ được

màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:

Hình 2.23. Câu hỏi trắc nghiệm

 Chúng tôi làm các bước tương tự đối với 3 câu hỏi trắc nghiệm kế tiếp.

+ Thiết kế trò chơi ô chữ: khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô

chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang.

Câu hỏi hàng dọc: Năm 1807, nhà vật lý kiêm Hóa học người Anh điều chế được K và Na ở dạng tinh khiết khi điện phân NaOH nóng chảy và KOH nóng chảy. Ông là ai ?

Các câu hỏi hàng ngang:

1. Điện phân muối NaCl nóng chảy, giữa hai điện cực có ...bằng thép.

2. Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong...

3. Cho 10,6 gam cacbonat của kim loại R hóa trị I tác dụng với một lượng dư

dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 22,35 gam muối. Kim loại R là :

4. Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp điện phân nào ?

Các câu trả lời hàng ngang lần lƣợt là:

52

Chữ ở cột dọc là: Davy

 Ta lần lượt nhập bốn câu hỏi và bốn câu trả lời trong đề bài vào các hộp

nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên.

Hình 2.24. Giao diện tạo trò chơi ô chữ

 Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi

giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:

53

 Tiếp theo chọn biểu tượng để đóng gói và lưu bài tập ở dạng

.exe.

 Sau đó, chúng tôi mở Powerpoint chọn trang củng cố cần liên kết phần mềm

và “hyperlink” tới file chứa.

2.2.6. Lập kế hoạch bài dạy chi tiết: kế hoạch bài dạy chúng tôi đưa vào đĩa CD

kèm theo đề tài.

Chúng tôi vừa trình bày về cách thiết kế bài “Kim loại kiềm” là một trong những BGĐT của hệ thống BGĐT có tích hợp phần mềm mà chúng tôi đã thiết kế.

Nội dung chi tiết của các BGĐT trong hệ thống BGĐT có tích hợp phần mềm tích cực, hiện đại này được chúng tôi đưa vào đĩa CD kèm theo đề tài.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)