3.5.1. Điều tra cơ bản
Trước khi dạy các tiết học bằng hệ thống BGĐT đã thiết kế, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số vấn đề cơ bản để đảm bảo sự thành công của các tiết học.
a. Điều tra về cơ sở vật chất
Trên thực tế về điều kiện cơ sở vật chất trường thực nghiệm: trường có 3 phòng dùng riêng cho tiết học có sử dụng BGĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy.
Sau khi điều tra vấn đề phòng học có máy chiếu, cần tìm hiểu xem các thiết bị như máy tính, máy chiếu, micro trong phòng có bị hư hỏng hay thiếu sót gì không nhằm khắc phục trước.
b. Điều tra về HS
Trong quá trình dạy học, HS là trung tâm quyết định sự thành công của tiết dạy, cho nên việc điều tra để nắm rõ những thông tin về vấn đề học tập của HS là vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần điều tra một số vấn đề sau:
+ Về chương trình học (cơ bản hay nâng cao), tiến độ bài học tại thời điểm thực nghiệm.
58
+ Về học lực của HS: điều tra về học lực của HS trong cả học kì I nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng, từ đó xác định phần trăm HS yếu - kém, trung bình, khá - giỏi đưa ra mặt bằng chung về kiến thức của các lớp thực nghiệm và đối chứng để thiết kế các hoạt động, hệ thống câu hỏi, các kiến thức cần truyền đạt sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
+ Về nguồn tài liệu học tập của HS: Trường hợp HS đã có sẵn tài liệu trước của GV bộ môn thì cần soạn nội dung bài giảng bám sát vào tài liệu đó để HS dễ theo kịp tiến độ bài giảng, mà không phải lúng túng với cách học mới đồng thời đảm bảo cho HS ghi bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
c. Điều tra GV: để học hỏi các kinh nghiệm khi dạy học bằng BGĐT, cũng
như bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn…
3.5.2. Chuẩn bị cho tiết lên lớp
- Soạn 5 BGĐT có tích hợp các PMDH, gồm các bài đã nêu ở trên. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Chuẩn bị các thiết bị như máy chiếu, máy vi tính…
3.5.3. Tiến hành giảng dạy và thu thập kết quả
Chúng tôi giảng dạy 5 bài nêu trên bằng BGĐT trong hệ thống BGĐT có sử dụng các PMDH đã thiết kế.
Trong quá trình giảng dạy, tiến hành quan sát lớp học về thái độ, tình cảm và tinh thần học tập của HS khi tiếp thu bài mới ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, sau đó ghi cụ thể vào nhật kí giảng dạy của mỗi tiết.
Sau mỗi tiết thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút để khảo sát hiệu quả của mỗi bài dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương ứng, sau đó tiến hành chấm điểm và xử lý số liệu bằng thống kê toán học để đánh giá hiệu quả về mặt định lượng.