Trong công tác quản lý mạng ngoại vi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ” (Trang 34 - 37)

III. Đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố:

5. Trong công tác quản lý mạng ngoại vi

a) Quy định chung.

Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động liên quan đến mạng ngoại vi trên địa bàn các tỉnh, thành phố đều chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của thanh tra chuyên ngành về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đều bị xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Đối với các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập mạng ngoại vi.

- Các tổ chức và doanh nghiệp phát triển, kinh doanh, khai thác mạng ngoại vi phải thực hiện nghiêm túc các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành của nhà nước và của địa phương; mỗi tổ chức, doanh nghiệp có thể có quy định riêng để áp dụng trong nội bộ, nhưng không được trái với các quy định chung của nhà nước và địa phương.

- Các tổ chức, doanh nghiệp phát triển, kinh doanh mạng ngoại vi viễn thông trên địa bàn bắt buộc phải có bộ phân chuyên trách về quản lý mạng ngoại vi. Đơn vị quản lý

mạng ngoại vi viễn thông phải phải có hồ sơ theo dõi cặp nhật sửa chữa phát triển mở rộng mạng, tổ chức thực hiện tuần tra, đo thử hàng ngày và định kỳ để xử lý kịp thời các sự cố trên mạng.

- Phải thường xuyên kiểm tra công tác lập kế hoạch về vật tư, nhân lực thực hiện công tác bảo dưỡng, sữa chữa mạng thường xuyên. Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tu bảo dưỡng, sữa chữa mạng thường xuyên.

- Các công trình, thành phần trong mạng ngoại vi viễn thông phải được đánh số, đặt tên hoặc mã theo quy định; các bản đồ, sơ đồ, tài liệu, lý lịch phải được lưu trữ và cập nhật kịp thời; khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng các chương trình phần mềm quản lý mạng ngoại vi để thực hiện công tác quản lý, vận hành, lưu trữ và kiểm tu sửa chữa mạng ngoại vi.

- An toàn lao động trong quản lý mạng ngoại vi: Nhân viên của các doanh nghiệp khi tham gia làm việc trên mạng ngoại vi phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và phương tiện bảo hộ lao động; được huấn luyện hàng năm về các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên mạng ngoại vi; các nhân viên làm việc trên mạng ngoại vi phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của nhà nước và của địa phương, tuân thủ các quy trình về an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng, quản lý và bảo dưỡng mạng ngoại vi của đơn vị chủ quản.

- Phải thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của nhà nước và địa phương.

b) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành các Quy định chung áp dụng đối với thiết lập và khai thác mạng ngoại vi đối với các tổ chức, doanh nghiệp; các quy định về cấu trúc mạng ngoại vi; quy cách, tiêu chuẩn chất lượng vật tư trên mạng ngoại vi; bổ sung và hiệu chỉnh các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn ngành theo từng thời kỳ phù hợp với chính sách, yêu cầu quản lý và thực tế phát triển mạng ngoại vi trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo từng giai đoạn.

- UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các Quy định cụ thể về quy trình cấp phép, xây dựng và một số nội dung có liên quan đến xây dựng và khai thác mạng ngoại vi cụ thể theo từng thời kỳ phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương theo từng khu vực và từng giai đoạn.

+ Có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước trong các hoạt động xây dựng khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định. Triển khai và theo dõi thực hiện các tiêu chuẩn ngành, các quy trình, quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông và của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Là đầu mối tại địa phương phối hợp với các đơn vị thực hiện xây dựng, thống nhất các nội dung liên quan đến mạng ngoại vi trong Quy hoạch kinh tế - xã hội, Quy hoạch giao thông, Quy hoạch khu dân cư mới, khu công nghiệp…; là đầu mối triển khai đến các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển và khai thác mạng ngoại vi trong Quy hoạch.

+ Là đầu mối thẩm định các dự án hạ tầng và mạng cáp ngoại vi đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước; thẩm định và cho ý kiến về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường đối với thiết kế cơ sở của các dự án sử dụng nguồn vốn khác.

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý về thực hiện các quy định về xây dựng và phát triển, vận hành bảo dưỡng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp hàng năm ít nhất một lần. Đối với công tác kiểm tra thường xuyên, các đơn vị kiểm tra phải thông báo bằng văn bản trước 7 ngày trước khi tiến hành kiểm tra cho tổ chức, doanh nghiệp về thời gian bắt đầu kiểm tra và nội dung, kế hoạch kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, các đơn vị kiểm tra đúng chức năng theo quy định có quyền thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, doanh nghiệp.

+ Là cơ quan đầu mối tiếp nhận các báo cáo, phản ánh của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân các tổng hợp, báo cáo và tham mưu đối với Bộ Bưu chính, Viễn thông và UBND tỉnh bổ sung, hiệu chỉnh các Chính sách, Quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tình hình phát triển theo từng thời kỳ.

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chức năng theo quy định; công khai các quy định, thủ tục liên quan đến việc xây dựng, phát triển, kinh doanh và khai thác mạng ngoại vi.

Chương IV

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ” (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w