Trong công tác phát triển, khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ” (Trang 28 - 34)

III. Đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố:

4.Trong công tác phát triển, khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi:

4.1. Các quy định về quản lý công tác phát triển, khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi theo khu vực.

a) Khu vực đô thị, thành phố, thị xã và các khu dân cư mới, khu công nghiệp.

*) Quy định chung:

- Phát triển, vận hành và bảo dưỡng mạng ngoại vi trong khu vực đô thị, thành phố, thị xã và các khu dân cư mới, khu công nghiệp (Sau đây gọi tắt là khu đô thị) phải tuân thủ quy hoạch hạ tầng đô thị cho các công trình viễn thông, cấp thoát nước, cấp điện và dịch vụ khác do các cấp có thẩm quyền và địa phương ban hành.

- Xây dựng và phát triển mạng ngoại vi trong khu vực đô thị phải thực hiện từng bước ngầm hoá tới tận nhà thuê bao.

- Việc xây dựng mới cơ sở hạ tầng hầm, cống, bể phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo năng lực đáp ứng được với sự phát triển trong khoảng 10 đến 15 năm.

- Trên mỗi tuyến cáp cống phải có ít nhất 01 ống cống dành riêng cho các doanh nghiệp khác thuê và 01 ống cống dành riêng cho việc lắp đặt cáp quang.

- Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các tuyến hầm, bể, cống cáp cần thực hiện theo hướng ngầm hoá tới tận nhà thuê bao. Tại các khu vực trung tâm Tỉnh, Thành phố, những nơi đường phố đã được nâng cấp mở rộng, xây dựng mới có cảnh quan đô thị hiện đại phải thay nắp bể cáp bằng kim loại; các nắp bể cáp bằng kim loại đưa vào sử dụng trên mạng phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật.

- Đối với các khu vực có xây dựng đường hầm, đường cống kỹ thuật phải có vị trí lắp đặt cho các đường ống, cáp thông tin; việc lắp đặt cáp thông tin của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong đường hầm, đường cống kỹ thuật phải có sự thống nhất về vị trí, không gian và mức độ ưu tiên …. Các đường ống, cáp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải được nhận biết được bằng các nhãn mác, ký hiệu hoặc màu sắc quy định.

- Trong khu đô thị, trong hành lang mỗi tuyến đường giao thông khuyến nghị chỉ một đơn vị có đủ tiềm lực và điều kiện xây dựng hệ thống hầm, cống, bể cáp đảm bảo năng lực phục vụ của đơn vị và cho các doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc thuê lại từng phần; các tổ chức, doanh nghiệp phát triển và khai thác mạng ngoại vi trên nguyên tắc sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi để phát triển và kinh doanh; tránh trường hợp xây dựng chồng chéo gây lãng phí tài nguyên và mất mĩ quan đô thị.

*) Hệ thống cột, cáp treo:

- Trong khu đô thị không xây dựng mới hệ thống cáp treo, trừ những nơi không có khả năng xây dựng hệ thống hầm, cống cáp do các điều kiện về địa hình, kỹ thuật; hoặc những công trình thi công tạm phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng, PCBL và theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

- Hệ thống cáp đồng thuê bao treo trên các tuyến cột từ trung tâm chuyển mạch đến các hộp cáp kết cuối trong khu đô thị không được quá 3 km; được căng chỉnh định kỳ đúng quy định đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, khoảng cách an toàn điện, an toàn mạng lưới và đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Hệ thống cột treo cáp, cáp treo của các đơn vị phải có ký hiệu hoặc các ký hiệu riêng về chủ thể quản lý, để thuận lợi cho công tác bảo dưỡng khai thác và quản lý.

*) Hệ thống tủ cáp, hộp cáp:

- Đối với các tủ cáp được lắp đặt trên bệ (Tủ cáp cống, cáp chôn trực tiếp) không được lắp đặt tại các vị trí làm ảnh hưởng đến giao thông; phải nằm trong hành lang an toàn của các tuyến giao thông; khoảng cách từ mép vỉa hè phía đường đến điểm gần nhất của bệ tủ và tủ cáp không nhỏ hơn 30 cm. Không được lắp đặt các tủ cáp cạnh cột điện lực có treo trạm biến áp; không được lắp đặt các tủ cáp trong các khu vực dễ xảy ra cháy nổ như các điểm kinh doanh xăng, dầu ..., những nơi tập trung người đi lại như đường rẽ vào công sở cơ quan, điểm chờ xe buýt...

- Đối với các tủ, hộp cáp treo trên cột, không được treo tủ, hộp cáp trên các cột điện có treo trạm biến áp; đối với các tủ cáp, hộp cáp lắp đặt bên dưới các đường dây điện lực phải sử dụng tủ có vỏ bằng vật liệu cách điện.

- Các tủ cáp, hộp cáp của các doanh nghiệp phải có ký kiệu hoặc báo hiệu riêng quy định về chủ thể quản lý để thuận tiện cho công tác khai thác, bảo dưỡng của các doanh nghiệp và công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

*) Hệ thống dây thuê bao đầu cuối:

- Hệ thống dây thuê bao đầu cuối trong khu đô thị phải được lắp đặt đảm bảo các yêu cầu về cự ly không dài quá 300m; được căng chỉnh định kỳ đúng quy định đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, khoảng cách an toàn điện, an toàn mạng lưới và đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Không có quá 10 đôi dây thuê bao đầu cuối đi trên cùng một đoạn tuyến cột treo cáp; trong công tác phát triển thuê bao; nếu có quá 10 đôi dây thuê bao đi trên cùng một đoạn tuyến cột treo, các đơn vị quản lý phải có kế hoạch thay thế bằng cáp đồng hoặc các phương thức khác đảm bảo theo quy định.

- Đối với các tuyến cống, bể có kế hoạch sửa chữa phải kết hợp thực hiện ngầm hoá đường dây thuê bao đầu cuối đến tận nhà thuê bao.

b) Khu vực nông thôn, miền núi.

*) Quy định chung:

- Phát triển, vận hành và bảo dưỡng mạng ngoại vi trong khu vực nông thôn, miền núi phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và điều kiện địa hình, tự nhiên của từng vùng, từng khu vực.

- Xây dựng và phát triển mạng ngoại vi trong khu vực nông thôn, miền núi phải thuận tiện trong công tác bảo dưỡng, khai thác, quản lý và đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới.

*) Đối với hệ thống hầm, cống, bể cáp:

- Việc xây dựng mới cơ sở hạ tầng hầm, cống, bể phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo năng lực đáp ứng được với sự phát triển trong khoảng 5 đến 10 năm.

- Trên mỗi tuyến cáp cống phải có ít nhất 01 ống cống dành riêng cho các doanh nghiệp khác thuê và 01 ống cống dành riêng cho việc lắp đặt cáp quang.

- Trong hành lang mỗi tuyến đường giao thông khuyến nghị chỉ một đơn vị có đủ tiềm lực và điều kiện xây dựng hệ thống hầm, cống, bể cáp đảm bảo năng lực phục vụ; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi trên cơ sở thuê lại để phát triển và kinh doanh.

*) Hệ thống cột, cáp treo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc xây dựng mạng ngoại vi trước hết phải xem xét về địa hình, tình hình khí tượng thuỷ văn trong vùng. Nếu có điều kiện thì nên ngầm hoá mạng ngoại vi nếu không chưa có điều kiện ngầm hoá thì phải xây dựng hệ thống cột treo cáp và dây thuê bao (khoảng cách các cột, chiều dài cột, chiều dài tuyến cáp, đường ống.... phải đảm bảo đúng theo TCN 68-153-1995, TCN 68-254-2006 và các TCN khác có liên quan) đảm bảo chịu được lở đất, bão, lốc lớn tuỳ theo điều kiện tự nhiên của từng vùng và từng khu vực.

- Hệ thống cáp đồng thuê bao treo trên các tuyến cột từ trung tâm chuyển mạch đến các hộp cáp kết cuối tại khu vực nông thôn có thể lớn hơn 3 km, nhưng phải được căng chỉnh đúng quy định và điện trở vòng đường dây thuê bao không được lớn hơn 1000 Ω.

- Khuyến khích các đơn vị sử dụng chung hệ thống cột treo cáp để phát triển mạng mạng ngoại vi; trên một tuyến đường khuyến nghị chỉ có một tuyến cột treo cáp, trường hợp đặc biệt có thể có nhiều hơn một tuyến cột treo cáp, nhưng khoảng cách các tuyến cột phải đảm bảo theo đúng Tiêu chuẩn ngành.

- Không được xây dựng hệ thống cột, cáp treo trong các khu Văn hoá đã được xếp hạng.

- Hệ thống cột treo cáp, cáp treo của các đơn vị phải có ký hiệu hoặc các ký hiệu riêng về chủ thể quản lý, để thuận lợi cho công tác bảo dưỡng khai thác và quản lý.

*) Hệ thống tủ cáp, hộp cáp:

- Đối với các tủ cáp được lắp đặt trên bệ (Tủ cáp cống, cáp chôn trực tiếp) không được lắp đặt tại các vị trí làm ảnh hưởng đến giao thông, những nơi không có dân cư, các vị trí thường xuyên có lũ, lụt và lở đất; trường hợp đặc biệt cần phải lắp đặt thì tại điểm lắp đặt tủ, hộp cáp phải có phương án dự phòng và khả năng di chuyển nâng cao tránh bị ngập lụt. Không được lắp đặt các tủ cáp cạnh cột điện lực có treo trạm biến áp; không được lắp đặt các tủ cáp trong các khu vực dễ xảy ra cháy nổ như các điểm kinh doanh xăng, dầu ..., những nơi tập trung người đi lại như đường rẽ vào công sở cơ quan, điểm chờ xe buýt...

- Đối với các tủ, hộp cáp treo trên cột, không được treo tủ, hộp cáp trên các cột điện có treo trạm biến áp; đối với các tủ cáp, hộp cáp lắp đặt bên dưới các đường dây điện lực phải sử dụng tủ có vỏ bằng vật liệu cách điện.

- Các tủ cáp, hộp cáp của các doanh nghiệp phải có ký kiệu hoặc báo hiệu riêng quy định về chủ thể quản lý để thuận tiện cho công tác khai thác, bảo dưỡng của các doanh nghiệp và công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

*) Hệ thống dây thuê bao đầu cuối:

- Hệ thống dây thuê bao đầu cuối lắp đặt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Về cự ly được khuyến khích không dài quá 300m, trong trường hợp đặc biệt có thể lớn hơn 300m nhưng phải được căng chỉnh định kỳ đúng quy định đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, khoảng cách an toàn điện, an toàn mạng lưới.

4.2. Các quy định về quản lý theo loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: a) Quy định chung.

Các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển và khai thác mạng ngoại vi đảm bảo các quy định về kỹ thuật, an toàn mạng lưới và thực hiện quản lý theo đúng các quy định của nhà nước, của địa phương

Cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi phải được phát triển đồng bộ với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và các ngành liên quan; mạng ngoại vi phải được sử dụng hiệu quả; đồng thời quy định rõ về trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, doanh nghiệp trong công tác thiết lập và khai thác, bảo dưỡng mạng ngoại vi.

Các tổ chức và doanh nghiệp tham gia thiết lập, khai thác mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố thực hiện theo nguyên tắc sử dụng chung cơ sở hạ tầng ở tất cả những nơi thực tế cho phép nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng, giảm

chi phí và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kết nối. Việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở thoả thuận giữa các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp cần thiết đối với việc kết nối và thiết lập mạng viễn thông, để bảo đảm lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, Sở Bưu chính, Viễn thông sẽ quyết định việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông nếu các doanh nghiệp không thoả thuận được.

b) Đối với các mạng của các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet:

- Đối với các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên các đại bàn tỉnh, thành phố phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của nhà nước, của địa phương và các Tiêu chuẩn ngành hiện hành.

- Trên cơ sở năng lực hạ tầng ngoại vi hiện có, ngoài việc phục vụ cho các mục đích của đơn vị, chủ quản mạng ngoại vi phải có trách nhiệm cho các tổ chức và doanh nghiệp khác thuê lại hạ tầng mạng ngoại vi để xây dựng các mạng riêng hoặc phục phát triển và kinh doanh dịch vụ.

c) Đối với các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập và cung cấp dịch vụ truyền thông (Truyền thanh, truyền hình cáp…):

Mạng ngoại vi của các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập và cung cấp dịch vụ truyền thông cần được quy định để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý công trình hạ tầng, bảo đảm an toàn cho các mạng khác và an toàn cho xã hội; cụ thể: - Khi xây dựng mạng phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, địa phương và thoả thuận của doanh nghiệp, đơn vị chủ sở hữu các hạ tầng mạng có vị trí cho thuê.

- Đối với hệ thống cống, bể, cột treo cáp, các hộp kết cuối đường dây thuê bao phải thực hiện theo quy định đối với các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông và internet.

- Đối với các đường dây truyền thanh, các đường dây thuê bao đầu cuối phục vụ cho truyền hình cáp khi xây dựng mới phải được sử dụng bằng các dây bọc, không được sử dụng các đường dây trần (đồng, lưỡng kim, dây sắt) trong khu vực nội thành, nội thị.

- Khi thiết kế hoặc sửa chữa mạng ngoại vi, đối với các tuyến dây trần đang sử dụng cần có kế hoạch thay thế các dây đó bằng dây cáp có vỏ cách điện đảm bảo tiêu chuẩn.

- Đề xuất có quy định về mức độ ảnh hưởng điện, độ an toàn cơ học, an toàn điện với các mạng của chủ sở hữu cho thuê, các mạng khác và của xã hội.

d) Đối với các mạng chuyên dùng:

- Mạng chuyên dụng của các tổ chức đảng, chính quyền không mạng tính lợi nhuận, mà phục vụ cho nhiệm vụ của nội bộ cơ quan, vì vậy cần quy định cho đối tượng này một các phù hợp; đối với việc xây dựng mạng cần khuyến khích các tổ chức, cơ quan sử dụng hạ tầng mạng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng để tổ chức mạng chuyên dùng dưới hình thức thuê lại (mạng cáp quang nội thành, nội thị, nội tỉnh ). Chỉ xây dựng mạng riêng tại các điểm không có đường cáp của các doanh nghiệp và trong nội bộ của trụ sở cơ quan (cả cáp quang và cáp đồng).

- Đối với mạng của lực lượng vũ trang Công an, Quân đội do yêu cầu nhiệm vụ đặc thù, có thể vẫn phải đi đường cáp, đường dây thuê bao riêng trong nội thành, nội thị, nội tỉnh. Nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của nhà nước về xây dựng, phát triển,quản lý công trình ngoại vi và có thoả thuận với các doanh nghiệp, đơn vị có hạ tầng mạng khi đi nhờ cống bể hoặc cột treo cáp.

- Việc quản lý mạng chuyên dùng: Các đơn vị chủ quản mạng chuyên dùng tự tổ chức lực lượng để vận hành khai thác. Cần có quy định về việc phối hợp thi công, xử lý, vận hành trong phạm vi sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ” (Trang 28 - 34)