Quản lý trong đầu tư, xây dựng mạng lưới ngoại vi viễn thông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ” (Trang 27 - 28)

III. Đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố:

3. Quản lý trong đầu tư, xây dựng mạng lưới ngoại vi viễn thông

a) Quan điểm:

Trong đầu tư, xây dựng ngoại vi viễn thông phải tuân thủ theo Luật xây dựng, Pháp lệnh về Bưu chính, Viễn thông và các quy định, Tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước và của địa phương.

Việc lập, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình ngoại vi được thực hiện theo Luật xây dựng; các Nghị định và các văn bản hiện hành của nhà nước và của địa phương.

b) Các quy định trong thẩm định các dự án xây dựng công trình hạ tầng và cáp ngoại vi:

- Đối với các dự hạ tầng và mạng cáp ngoại vi sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định; Cơ quan chuyên môn chuyên ngành giúp UBND các tỉnh, thành phố là đầu mối thẩm định dự án hạ tầng và mạng cáp ngoại vi là Sở Bưu chính, Viễn thông.

- Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và có ý kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn các tỉnh, thành phố đơn vị chuyên môn giúp UBND các tỉnh, thành phố là đầu mối thẩm định thiết kế cơ sở hạ tầng và mạng cáp ngoại vi là Sở Bưu chính, Viễn thông.

c) Các quy định trong cấp giấy phép triển khai xây dựng công trình cáp ngoại vi:

Các công trình ngoại vi xây dựng trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hiện hành của nhà nước và của địa phương:

- Sở Xây dựng là đầu mối cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng mới về cống, bể cáp thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị.

- UBND cấp huyện là đầu mối cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại; nếu công trình xây dựng hạ tầng mạng ngoại vi, cáp quang, cáp đồng liên quan đến

nhiều địa phận hành chính của các huyện, thị không thuộc trách nhiệm cấp giấy phép của Sở Xây dựng; thì đơn vị là đầu mối cấp giấy phép là các huyện, thị xã có khối lượng công trình thi công lớn nhất hoặc các công trình ngoại vi phục vụ cho trạm chuyển mạch tại địa phương đó, đơn vị là đầu mối cấp giấy phép phải có trách nhiệm xin ý kiến các địa phương có liên quan trước khi cấp giấy phép.

- Các cơ quan là đầu mối cấp giấy phép xây dựng kiểm tra các hồ sơ thủ tục, thoả thuận của các công trình có liên quan đến các ngành như giao thông, đê điều, thuỷ nông …, nếu chưa đủ phải có trách nhiệm xin ý kiến các ngành, các đơn vị có liên quan trước khi cấp giấy phép.

d) Giám sát chất lượng:

- Quản lý chất lượng công trình, các công trình phải được đảm bảo và thực hiện theo Nghị định 209/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình, bao gồm các tiêu chuẩn về khảo sát, chất lượng thiết kế, chất lượng thi công xây dựng công trình; các quy chuẩn áp dụng về chất lượng sản phẩm dịch vụ, hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị chuyên ngành do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

- Các công trình mạng cáp ngoại vi là danh mục các công trình cần kiểm tra, giám sát chất lượng. Các cơ quan thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn về thủ tục và nghiệp vụ; các Sở BCVT có trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình mạng ngoại vi trên địa bàn quản lý.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ” (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w