I/.YÊU CẦU:
Giúp học sinh biết nối các vế câu bằng quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả, hoặc một cặp quan hệ từ.
Biết xác định các vế câu chỉ nguyên nhân, kết quả và các quan hệ từ trong câu.
II/.LÊN LỚP
-GV đặt câu hỏi để học sinh rút ra bài học 1/. Giáo viên dán lên bảng phần bài học và mời học sinh nhắc lại
2/.Bài tập
Bài 1: Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong các ví dụ như sau: -Giáo viên mời học sinh lên bảng gạch chân
Bài học
Để thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả giữa hai vế câu ghép ta có thể nối chúng:
+Bằng một quan hệ từ: vì, bởi vì, nên, cho nên.
+Hoặc bằng một cặp quan hệ từ vì .. nên …; bởi vì … cho nên …, tại vì … cho nên …., do … mà…. , nhờ ….mà ….
1/.
a/.Sau này vì nghèo quá, anh ấy phải nghỉ học.
b/.Ngày xửa, ngày xưa, có vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì dân cư ở đó không ai biết cười.
Bài 2: Thêm một vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân, kết quả
-Giáo viên cho cả lớp làm vào vở -Một học sinh lên bảng làm
làm ra được. Vậy cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
2/.
a/.Vì bạn Diễm không thuộc bài nên bạn ấy luôn bị điểm thấp.
b/.Do nó chủ quan mà nó thường xuyên bị thất bại.
C/.Vì bản thân có sự nỗ lực cao nênThuý Hoa đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
-Học sinh làm bài
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu, tả ngoại hình một thầy cô, giáo đã dạy em mà em rất kính mến.
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập. -Gọi từng em đọc đoạn văn của mình
-GV nhận xét, sửa chữa, tuyên dương III/.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Về nhà viết lại đoạn văn hay hơn
CẢM THỤ VĂN HỌC I/.YÊU CẦU
-Giúp học sinh nhận biết được cảnh đẹp được diễn tả bằng những màu sắc, âm thanh và hình ảnh trong bài thơ.
II/.LÊN LỚP
-Giáo viên đọc và dán đề bài lên bảng
-Giáo viên hướng dẫn gợi ý sau đó yêu cầu các em nháp -Giáo viên gọi từng em đọc bài của mình
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa rồi yêu cầu các em viết vào vở Đề bài:
“Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thơm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút lên trời xanh Chiền chiện cao tiếng hát Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng”
Cảnh đẹp trên được diễn tả bằng màu sắc, âm thanh và hình ảnh nào? Gợi ý trả lời:
Cảnh đẹp ở đây được diễn tả bằng nhiều màu sắc:Màu đỏ của mặt trời, màu vàng của những bông lúa chín, màu trắng của những hạt sương, màu xanh của ngọn cỏ và bầu trời, màu nâu của đất. Cảnh đẹp này còn có âm thanh (tiếng hót thánh thót của chim chiền chiện có nhiều hình ảnh đẹp; bông lúa vàng dưới ánh nắng mặt trời, hạt sương treo đầu ngọn cỏ, chim chiền chiện bay vút cao
Nhờ màu sắc, âm thanh, hình ảnh, từ ngữ chọn lọc mà cảnh được miêu tả lấp lánh sắc màu và sinh động hẳn lên. Đoạn văn gợi cho ta niềm tự hào yêu quê hương đất nước.
DUYỆT CỦA BGH
Thứ ba Ngày soạn : 11.03.2007
Ngày dạy : 13.03.2007