Trang 4/5 - Mã đề thi 357
Câu 38: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,65. B. 0,70. C. 0,50. D. 0,55.
Câu 39: Cho m gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Các phản ứng hoàn toàn, giá trị m là
A. 9,43. B. 9,2. C. 11,5. D. 10,35.
Câu 40: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là
A. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, NaOH, Na2CO3.
Câu 41: Cho 17,6 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Mg tác dụng với 500 ml dung dịch CuSO4 aM. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y có chứa hai muối và 25,2 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí tới khối lượng không đổithu được 22,0 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 1,5. B. 1,0. C. 0,75. D. 0,7.
Câu 42:Cho 672 ml khí Clo (đktc) đi qua 200 ml dung dịch KOH ở 1000C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có pH = 13. Thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng, lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 4,95 gam.--- B. 3,09 gam.
C. 1,97 gam. D. 6,07 gam.
Câu 43: Cho Isopren phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (kể cả đồng phân hình học) thu được là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác thích hợp nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng m gam so với ban đầu và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Để đốt cháy hoàn toàn Y cần 33,6 lít O2 (đktc). Giá trị m là
A. 13,4. B. 9,8. C. 10,8. D. 14,0.
Câu 45: Số công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C8H10O, có chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6. B. 9. C. 7. D. 8.
Câu 46: Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin (2). Khác với axit axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl (3). Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước (4). Axit axetic và axit α-amino glutaric không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2 đipeptit (6). Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm Số nhận xét không đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 47:Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được 2x mol CO2. Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2x mol CO2. Tên của E là
A. axit fomic. B. axit axetic. C. axit ađipic. D. axit oxalic.
Câu 48: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tácNi thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dungdịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 8,0. B. 32,0. C. 16,0. D. 3,2.
Câu 49: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là
A. 37,9 gam. B. 12,4 gam. C. 18,6 gam. D. 29,25 gam.
Câu 50: Hoà tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 5.
---